- Còn gì mơ ước hơn khi nước ta xây dựng một nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ nhưng đi kèm với một nhà hát phải là những chính sách nghệ thuật có đường dài, có tầm nhìn phát triển. Không chỉ là câu chuyện nhà hát, mà đây là câu chuyện của một nền nghệ thuật nước nhà, của dân trí một thành phố lớn.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống văn hóa nghệ thuật, mẹ tôi chơi Violoncelle suốt 30 năm trong dàn nhạc giao hưởng nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. Người chị họ của tôi cũng theo gương mẹ học Violoncelle, cũng đều kinh qua Nhạc viện.
Khi mẹ theo đoàn quân vào Sài Gòn thống nhất đất nước, chị gái mẹ cũng theo gia đình chồng vào Nam năm 1954, chị em gặp nhau sau 21 năm xa cách. Ngày 19.5.1975, nhà hát giao hưởng Việt Nam chào nửa đất nước thương yêu bằng buổi biểu diễn nhạc giao hưởng tại nhà hát thành phố.
Sài Gòn khi ấy chỉ có các ca sĩ như Chế Linh, Thanh Tuyền, Lam Phương, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khánh Ly...hát nhạc tình chứ chưa có nhạc giao hưởng.
Giờ đây nhìn lại mới thấy vô cùng biết ơn những năm tháng theo chân mẹ đi xem tập đàn, nhất là xem tập Ballet ấy. Hồi đó, còn có những dịp nhà hát Bolshoi, nhà hát Ukraina sang phối hợp biểu diễn, mình lết từ cánh gà này sang cánh gà khác xem các chị Lê Vân, Kiều Ngân, anh Hàn Thế Dũng, anh Hải, anh Thông...múa cùng các ngôi sao của Nga. Tôi cũng được may mắn thưởng thức các vở kịch Hồ Thiên Nga, Spartacus hay Giselle thuở ấy.
Hiện tại, bãi đất dự định xây dựng nhà hát giao hưởng vẫn đang trống trải với nhiều cỏ dại. Ảnh: VietNamNet |
Tuổi thiếu nữ vì thế trở nên lung linh hơn. Sau này có dịp thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật ở các nước lớn trên thế giới như Đức, Pháp, hay Mỹ vẫn nhớ hình ảnh vở Ballet đầu tiên được xem nhưng vẫn khó tìm được cảm xúc cuống quít như ngày ấy.
Tuy thế, ngày hôm nay, khi báo chí truyền thông đang đưa tin về dự án xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm thì phải cất lên lời rằng mình vẫn chưa muốn xây dựng nhà hát giao hưởng này.
Vì sao?
Chúng ta không bàn chuyện chính trị trong câu chuyện này vì nói về chính trị mà đưa ra quyết sách này trong lúc chuyện đất cát Thủ Thiêm còn đang làm cả nước đau đáu, chắc là không khôn ngoan.
Hơn nữa, với số tiền ấy, để xây dựng một nhà hát đủ tiêu chuẩn thế giới để công diễn các tác phẩm giao hưởng, ballet là không đủ. Bởi nếu muốn xây, thế nào cũng đội giá, dân không hiểu lại trào xáo. Lòng tin vốn đã mệt, chẳng cần thử thách thêm làm gì.
Thêm nữa, nói xây nhà hát giao hưởng mà không có một chính sách tổng thể để nhà hát ấy sáng đèn, thực sự hoạt động đúng nghĩa, không phải bia kèm lạc cho thuê tổng kết cơ quan, cho hội nghị ban ngành mà chỉ để dân thưởng thức nghệ thuật, góp phần nâng cao dân trí, thì có lẽ là không nên xây dựng nữa. Đất ấy, nên chẳng để làm công viên cho các em thiếu nhi, cho người già tập thể dục, cho tình nhân dắt nhau đi dạo mỗi chiều.
Nghe thì đau lòng, nhưng sự thật là thế. Vì khi xây dựng rồi, mà không biết đầu vào từ đâu, xây dựng kịch mục thế nào, đầu ra ra sao, thì muôn đời chỉ là những bài tính dở dang, không khác gì nhà hát chèo, nhà hát Âu Cơ, nhà hát Trần Hữu Trang ngày nay. Tiếng là có mà có như không. Lèo tèo thoi thóp.
Nhìn lại lịch sử phát triển của ngành âm nhạc thính phòng giao hưởng Việt Nam qua mấy chục năm, cần thiết trả lời cho được những câu hỏi giai đoạn hoàng kim nhất là từ khi nào? Vì sao? Hiện tại đang như thế nào và nhu cầu xã hội ngày nay ra sao? Bài toán nào để nhà nước điều tiết được hoạt động? Vai trò của tư nhân tham gia đến đâu?
Lâu nay ta vẫn hô hào xã hội hoá để các đoàn nghệ thuật tự bơi tự sống bao lâu với đủ mô hình nọ kia mà rồi vẫn èo uột. Phải chăng với dân trí như Việt Nam hiện tại thì phải có một cách ứng xử khác với ngành nghệ thuật mà cụ thể là âm nhạc cổ điển đặc biệt này nếu thực sự muốn nó phát triển.
Cũng đừng nhìn vào một năm hay một ngày những buổi biểu diễn nhạc giao hưởng của Toyota, Henessy, Giao hưởng London mà bảo nhu cầu xã hội rất cao. Đừng nhìn vào việc nhà hát lớn sáng đèn quanh năm mà bảo giao cho nhà hát giao hưởng, thì nhà hát ấy rồi cũng sẽ thế thôi.
Còn gì mơ ước hơn khi nước ta xây dựng một nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ nhưng đi kèm với một nhà hát phải là những chính sách nghệ thuật có đường dài, có tầm nhìn phát triển. Không chỉ là câu chuyện nhà hát, mà đây là câu chuyện của một nền nghệ thuật nước nhà, của dân trí một thành phố lớn.
Khi chúng ta giải quyết được những bài toán ấy thì lúc đấy xây dựng cũng chưa muộn.
Nguyễn Mỹ Linh
Đã có nhà nước lo, cứ yên tâm mà… nghèo?
Trên bình diện rộng hơn, tâm lý yên vị với cái nghèo vì đã có nhà nước hỗ trợ không chỉ dừng lại ở cấp độ cộng đồng.
Sự khiêm nhường dẫn dắt dân tộc
Từ họ toát lên thông điệp: Muốn dẫn dắt một đất nước, một dân tộc, cao hơn nữa, cả thế giới, hãy nêu gương liêm chính, trung thực, khiêm nhường, hành động đi liền với lời nói.
Quyền biết của người dân
Tôi choáng váng khi biết, rất nhiều người khẳng định, họ không biết tát vào mặt người khác là một hình thức bạo lực và đánh đấm người khác là vi phạm pháp luật.
Người giàu phải biết khóc
Người giàu không thể không nhớ ba chữ: Giàu trách nhiệm. Người giàu phải biết khóc, mà phải biết khóc nhiều hơn.
Đặt ga ngầm gần Hồ Gươm: "Lúc đầu nghe tôi cũng sốc"
Bao năm qua, bài toán bảo tồn – phát triển vẫn luôn được đặt ra bức thiết. Việc xây dựng ĐSĐT với ga ngầm C9 lần này cũng vậy thôi.
Ăn thịt chó là văn hoá?
Tôi đâm hoài nghi, ai ăn cứ ăn, nước mình nó thế, nhưng có thật ăn thịt chó là văn hoá, là phong tục tập quán của người Việt không?
Rình rang lễ kỷ niệm và những đứa trẻ chui túi nilon
Tiền ngân sách chi cho khoản này mỗi năm của cả nước là bao nhiêu? Ngoài nguồn kinh phí trên, người ta còn đi vận động cơ sở bên dưới, nơi có quan hệ này nọ…
Như thế làm sao dân giàu, nước mạnh
Với ngần ấy công chức, viên chức và những người hưởng phụ cấp từ ngân sách, chỉ cần họ làm việc đúng chức phận, tương xứng với đồng tiền bát gạo dân gom góp nuôi họ, đã là phúc cho nước, lợi cho dân.