“Khi trở về Washington, tôi cũng có báo cáo riêng. Bản báo cáo của tôi được gửi kèm những bức ảnh người dân Campuchia di tản. Tôi đã nói với Tổng thống là Sài Gòn sẽ thất thủ sau hai tuần nữa, và thực tế quả đúng như vậy” -  David Hume Kennerly, người đoạt giải Pulitzer về chiến tranh Việt Nam nhớ lại.

Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội chế độ cũ
Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương la
i
Bí thư cũng phải lặn lội chạy ăn từng bữa

LTS: Đầu năm  2018, có một cựu phóng viên chiến trường trở lại Hà Nội, nơi 45 năm trước ông từng có mặt để chụp ảnh về đợt trao trả những tù binh Mỹ cuối cùng, theo tinh thần Hiệp định Hòa bình Paris. Ông là David Hume Kennerly, lúc đó là phóng viên ảnh của tạp chí Time nổi tiếng.

Năm 1972, Kennerly giành được giải Pulitzer cho loạt phóng sự ảnh về chiến tranh Việt Nam và Campuchia; người di tản ở Đông Pakistan, và trận quyền Anh nổi tiếng giữa Mohamed Ali và Joe Frazier (8/3/1971).

Trong chuyến trở lại Hà Nội lần này, Kennerly có cả vợ và hai người con trai ông. Ông đã kể cho họ nghe về những gì đã làm và cảm xúc của ông trong giai đoạn lịch sử đó.

Nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4 năm nay, nhà báo Kennerly đã dành cho Tuần Việt Nam một cuộc trò chuyện thắng thắn.

Nhà báo Huỳnh Phan: Tháng 3/1973, ông đã vào Việt Nam bằng con đường nào?

Nhà báo Kennerly: Chính phủ Việt Nam đã mời chúng tôi đến đưa tin và chụp ảnh sự kiện trao trả tự do cho những tù binh Mỹ cuối cùng tại Hà Nội.

Tôi đến Việt Nam cùng một nhóm phóng viên Mỹ, gồm phóng viên AP, Walter Cronkite từ CBS, và tôi - phóng viên ảnh của Tạp chí Time, bay từ Vientiane (Lào), tất nhiên trước đó chúng tôi khởi hành từ Sài Gòn, trên chuyến chuyên cơ, vào đúng ngày 31/3/1973.

{keywords}
Nhà báo Kennerly

Ông có biết, bao nhiêu tù binh Mỹ đã được trả tự do trong đợt cuối cùng đó?

Tôi không nắm được con số cụ thể. Nhưng khoảng chừng 50-60 người.

Ông đã ở lại Hà Nội bao nhiêu ngày?

Chỉ đúng một ngày.

Những thước phim do Cronkite quay dịp đó đã làm nên bộ phim “Đằng sau tấm song sắt nhà tù”, còn tôi chụp ảnh, chụp những bức ảnh bên ngoài trại giam. 

Sự có mặt của chúng tôi khiến trại giam trở nên sôi động khác thường.

Các ông có nói chuyện với tù binh không?

Có. Chúng tôi được phép nói chuyện với vài tù binh.

Một số tù binh cảm thấy kinh ngạc trước sự xuất hiện của người Mỹ tại trại giam. Họ từng không bao giờ nghĩ sẽ được trả tự do. Điều này đã được thể hiện trong những thước phim nổi tiếng của Cronkite.

Khi biết mình được trả tự do, một tù binh xin tôi thuốc lá. Tôi cho anh ta loại mà tôi đang dùng. Người tù binh rất hạnh phúc khi được tôi tặng hẳn cho một bao Malboro của Mỹ, trong khi lính gác vẫn đảo mắt theo dõi. 

Còn tôi chỉ quan tâm đến việc liệu người lính gác có cho phép chụp ảnh hay không. Và, Ơn Chúa, tôi đã được phép.

{keywords}
Các tù binh Mỹ. Ảnh tác giả cung cấp

Xin phép được ngắt lời. Tôi có câu hỏi nhỏ này: Tại sao tù binh Mỹ ông gặp lại không tin rằng họ sẽ được trả tự do, khi mà thông tin về những đợt trả trước đó có thể đến tai họ?

Họ thực sự không tin rằng sẽ được thả. Bởi vì, anh biết đấy, tù binh thường có cái nhìn bi quan về tương lai. Vả lại, tôi không tin là họ có nhiều thông tin về những đợt thả trước đó.

Khi chúng tôi quay phim, chụp ảnh, một số tỏ ra rất ngại ngùng, thậm chí có người còn phản ứng. 

Tôi nói với họ tôi là người Mỹ, làm việc cho tạp chí Time, tôi xin lỗi đã chụp ảnh họ, nhưng đó là công việc của tôi, thông tin về Hiệp định Hoà bình Paris.

Có tù binh gặng hỏi tôi có đảm bảo rằng họ sẽ được thả không, tôi nói rằng tôi không chắc.

Đến khi nào thì ông chắc chắn họ được thả?

Khi đến sân bay Gia Lâm, chúng tôi đã thấy họ đưa các tù binh đến bằng xe buýt. Họ gọi tên từng người, lần lượt trao trả cho phía Mỹ.

{keywords}
Ảnh: Tác giả cung cấp

Khi những tù binh lần lượt lên máy bay, người cuối cùng quay lại phía chúng tôi, đó là Agnew.

Máy bay của Agnew đã bị bắn hạ khi tham gia chiến dịch Linebacker  II (Mười hai ngày đêm Điện Biên Phủ trên không). Vì ông ta có tên giống Phó Tổng thống Mỹ, nên chúng tôi đã đưa ông ta lên trang bìa. (Tôi cũng vừa nói chuyện điện thoại với ông ấy mấy ngày trước để nói rằng tôi sẽ trở lại Hà Nội).

Sau lễ trao trả tù binh, chúng tôi lập tức bay trở về Vientiane. Đó là một trong những ngày thú vị nhất của cuộc đời làm phóng viên ảnh của tôi. John McCain đã được trả tự do trước đó 2 tuần, rất tiếc tôi đã không có mặt để chụp ảnh ông ta.

Ông có nhớ đã đến Sài Gòn lần đầu tiên vào năm nào?

Tháng 3 năm 1971. Tôi chụp cho UPI. Tôi đã dành rất nhiều thời gian ở Quảng trị, rồi lên trên vùng núi. Tôi đã chứng kiến nhiều trận đánh chống lại quân du kích Việt Nam, tôi nghĩ rằng nhiều người đã nhằm bắn tôi.

Ông làm cho UPI chứ không phải Time?

Sau UPI, tôi làm cho tạp chí Life. Đến cuối 1972 tạp chí Life đóng cửa, tôi chuyển sang tạp chí Time.

Từng làm phóng viên ảnh riêng cho Tổng thống Mỹ Gerald Ford, nên tôi có dịp được ở cùng phòng với Tổng thống Ford khi ông quyết định rút đội quân Mỹ cuối cùng ra khỏi Việt Nam. Một nhóm nhỏ những người đã có mặt tại thời khắc lúc đó.

Ông nghĩ gì khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký cuối tháng 1/1973?

Tôi không nghĩ rằng đó là sự kết thúc của chiến tranh. Tôi không tin, vì nghĩ đó chỉ là nguyên tắc.

Khi ông Lê Đức Thọ từ chối nhận Giải thưởng Nobel Hòa Bình với Kissinger, tôi hoàn toàn hiểu rằng ông ấy sẽ quyết tâm chiến đấu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

Khi xảy ra ngừng bắn giữa hai bên sau Hiệp định Paris, tôi đã đến vùng những người cộng sản Việt Nam nắm giữ, gần Mỹ Tho. Chính phủ Sài Gòn không muốn chúng tôi sang vùng đình chiến nhưng điều đó càng làm tôi thích thú trong chuyến đi.

Khi vào làng, tôi thực sự kinh ngạc, tận mắt chứng kiến cuộc sống thường ngày diễn ra ở đây, mặc dù đó chỉ là khoảng nghỉ giữa cuộc chiến. Tôi được những người dân đón chào, và thết đãi. Tôi không nghĩ họ là những người đã chiến đấu chống lại quân đội Sài Gòn. Tôi còn được gặp người chỉ huy của quân đội miền Bắc Việt Nam.

Nhưng sau đợt ngừng bắn ngắn ngủi, cuộc chiến lại tiếp tục.

Còn tôi trở về Mỹ và thỉnh thoảng có quay trở lại. Lần cuối cùng tôi quay lại Sài Gòn là vào tháng Ba năm 1975, một tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, đi cùng đoàn của một viên tướng Mỹ. Ông ta đã nói chuyện với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và các quan chức cao cấp dưới quyền. Dịp đó tôi có qua Phnôm Penh 2 tuần trước khi Khmer Rouge (Khmer đỏ) chiến thắng.

{keywords}
Ảnh: Tác giả cung cấp

Khi cùng vị tướng Mỹ trở về Washington, viên tướng đã báo cáo Tổng thống Ford, tôi cũng có báo cáo riêng. Bản báo cáo của tôi được gửi kèm những bức ảnh người dân Campuchia di tản. Tôi đã nói với Tổng thống là Sài Gòn sẽ thất thủ sau hai tuần nữa, và thực tế quả đúng như vậy.

Tổng thống Ford có tin lời ông nói không?

Có. Tôi cũng được ở cùng Tổng thống Ford, khi ông ra quyết định gửi máy bay di tản những người Mỹ ở Sài Gòn.

Đến Hà Nội mùa xuân năm 1973, ông có cảm nhận thấy hòa bình đã được vãn hồi?

Không, lần đầu tiên có mặt ở Hà Nội, tôi không nhận thấy điều đó, vì tôi quá bận rộn trong việc chụp ảnh lễ trao trả tự do cho tù bình.

Nhưng ở miền Nam, anh đã nhận thấy hòa bình đang trở lại?

Câu hỏi lớn và khó đấy!

Tôi gặp một số người tỏ ra lạc quan, một số khác thì không. Những người tin có hòa bình, khi họ biết tới vụ bê bối Water Gate (Tổng thống Nixon phải từ chức).

{keywords}
Nhà báo Kennerly với bức ảnh chụp bờ tường trại giam năm xưa. Ảnh: Huỳnh Phan

Ông trở lại Việt Nam lần đầu sau chiến tranh là khi nào?

10 năm sau, Khoảng năm 1985. Cùng một nhóm phóng viên của tạp chí Time, tôi được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Khi đó, ông nghĩ gì về Việt Nam?

Người dân sống ở Sài Gòn khí đó có vẻ vẫn e dè.

Năm 1995, tôi quay lại lần nữa khi Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Lúc đó, người Sài Gòn đã hòa nhập hơn, họ đã nhận thấy cuộc sống mới của một Việt Nam thống nhất.

Xin hỏi ông câu cuối cùng. Cảm nhận của ông sau khi thăm lại nơi từng là trại giam tù binh Mỹ như thế nào?

Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, nơi ấy bây giờ là trụ sở của Fafilm Việt Nam.

Tôi có nói chuyện với bà nấu bếp cho tù binh ngày ấy. Thật kỳ lạ là người đàn bà đó vẫn có thể nấu những món ăn ngon lành cho những người vừa mới ném bom tàn phá thành phố Hà Nội trong chiến dịch Linebacker II.

Tôi cũng ngạc nhiên khi nghe bà ấy kể có người tù binh, chắc do cải tạo tốt, được đi tự do trong khu vực trại giam đã giúp đỡ bà các việc vặt, như đốn củi, hay xách nước. Chính người cựu binh đã cứu sống bà khi đẩy bà xuống hố tránh bom trong Chiến dịch Linebacker II, ông ấy đã lấy thân mình che cho bà.

Xin cám ơn nhà báo David Hume Kennerly đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam.

Huỳnh Phan (thực hiện)

Bí thư cũng phải lặn lội chạy ăn từng bữa

Bí thư cũng phải lặn lội chạy ăn từng bữa

Lãnh đạo chạy lo từng bữa cho dân, tin vào dân, huy động sức dân... đã giúp TP. Hồ Chí Minh vượt qua giai đoạn khó khăn ngặt nghèo.

Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội chế độ cũ

Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội chế độ cũ

Ba mươi lăm năm nhìn lại. Thời gian đã đủ lâu để những người đang sống thấy thấm thía nỗi đau ngăn cách. 

45 năm Hội đàm Paris: Từ tầm nhìn De Gaulle tới các kênh ngầm

45 năm Hội đàm Paris: Từ tầm nhìn De Gaulle tới các kênh ngầm

Các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thuộc nằm lòng những nguyên tắc vàng trong việc lựa chọn địa điểm đàm phán.

“Paris là địa điểm đàm phán tốt nhất có thể có với phía Việt Nam”

“Paris là địa điểm đàm phán tốt nhất có thể có với phía Việt Nam”

Nhìn lại cuộc đàm phán lịch sử 45 năm trước có thể thấy “Paris là địa điểm đàm phán tốt nhất có thể có với phía Việt Nam”.  

Sau ngày 27/1/1973 và chính sách 4 không của ông Thiệu

Sau ngày 27/1/1973 và chính sách 4 không của ông Thiệu

Được khuyến khích bởi cả Kissinger và Nixon, Tổng thống Thiệu đã tái khẳng định chính sách “4 không” ngay khi Hiệp định Paris được ký.

Dùng người Đông Dương diệt người Đông Dương và sự giả dối có hệ thống

Dùng người Đông Dương diệt người Đông Dương và sự giả dối có hệ thống

Ông Thiệu tuyên bố, người nào ủng hộ một chính phủ liên minh là “người trung lập hóa thân Cộng” và không thể được phép sống thêm 5 phút.  

Sự đầu hàng vô điều kiện đã đặt dấu chấm hết

Sự đầu hàng vô điều kiện đã đặt dấu chấm hết

Bằng một cú duy nhất, sự đầu hàng vô điều kiện của chính quyền Sài Gòn vừa cứu tính mạng của nhiều người, vừa đặt dấu chấm hết cho ý tưởng về một “thành phần thứ ba”.