- Đô đốc Philip Davidson cảnh báo: “Hiện chỉ thiếu việc triển khai các lực lượng. Một khi chiếm đóng xong, Trung Quốc sẽ có khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng ra hàng ngàn hải lý xuống phía Nam và phô trương lực lượng đến tận sâu trong Đại Tây Dương.

Kỳ 1: Trung Quốc và lời nói dối thập kỷ xung quanh chuyện Biển Đông

Các quốc gia yêu chuộng hòa bình luôn tìm cách ổn định các quan hệ quân sự với Trung Quốc, nhưng hoạt động quân sự hóa các đảo xây dựng trái phép mà họ đang làm đã trở thành điểm xung đột dai dẳng.

Theo chuyên gia Richard Javad Heydarian, giáo sư về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học De La Salle, việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom có khả năng tấn công hạt nhân, cùng nhiều tên lửa và các thiết bị phá sóng radar đã làm thay đổi căn bản các toan tính chiến lược trong khu vực đang tranh chấp này.

Thực vậy, việc quân sự hóa cao độ của Trung Quốc tại các đảo được xây dựng trái phép trên Biển Đông đã làm dấy lên phản ứng mạnh trên toàn khu vực và xa hơn thế, đồng thời đặt ra nguy cơ xảy ra xung đột dữ dội, đặt toàn bộ các nước có tranh chấp khác trong đường ngắm của Trung Quốc.

Những tháng gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng thấy, huy động các thiết bị điện tử chặn sóng radar và tên lửa hạm đối không (SAMs) HQ-9B và tên lửa chống hạm (ACBM) YJ-12B đến các đảo đang tranh chấp trong khu vực. Với việc làm này, Trung Quốc bất chấp công ước quốc tế nhằm đạt tới việc áp đặt một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại một trong những vùng biển quan trọng bậc nhất và tấp nập nhất thế giới.

Lầu Năm Góc đã lên tiếng chỉ trích “hoạt động quân sự hóa liên tiếp của Trung Quốc tại các thực thể đang tranh chấp” ở Biển Đông. Trong các cuộc tranh luận mới đây, họ nhấn mạnh cam kết “một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở cửa”. Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc trả lời phỏng vấn CNBC cho biết việc Trung Quốc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tới Biển Đông cho thấy “quá trình quân sự hóa tăng cường tại các tiền đồn tôn tạo trái phép” của Trung Quốc sẽ “chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây ra sự mất lòng tin giữa các nước có tranh chấp”.

Tại Washington, thư ký báo chí của Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết chính quyền Tổng thống Trump đã “bày tỏ lo ngại” với Trung Quốc, cảnh báo nước này về “các hậu quả nhãn tiền và trong dài hạn” nếu không thay đổi cách hành xử của mình.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết Mỹ sẽ tiếp tục đối đầu với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời khẳng định Bắc Kinh đã không giữ lời khi cam kết không đưa vũ khí ra quần đảo Trường Sa. Phát biểu với báo giới trên đường đến dự hội nghị an ninh tại Singapore, ông Mattis nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ đối đầu với cái mà chúng tôi tin là vi phạm luật pháp quốc tế, không tôn trọng các phán quyết của tòa án quốc tế về vấn đề này”.

Trong một cuộc họp báo, Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim lớn tiếng bày tỏ lo ngại về “mọi hành động xác quyết nào hướng tới quân sự hóa”, đồng thời nhận định rằng Trung Quốc “đang hướng tới quân sự hóa các tranh chấp”.

Tháng trước, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, trả lời điều trận Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ cho biết việc Trung Quốc quân sự hóa các tranh chấp “đặt ra thách thức không nhỏ cho các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực”. Đô đốc cảnh báo: “Hiện chỉ thiếu việc triển khai các lực lượng. Một khi chiếm đóng xong, Trung Quốc sẽ có khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng ra hàng ngàn hải lý xuống phía Nam và phô trương lực lượng đến tận sâu trong Đại Tây Dương. Nói ngắn gọn là Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi kịch bản chiến tranh với Mỹ”.

Các quốc gia yêu chuộng hòa bình luôn tìm cách ổn định các quan hệ quân sự với Trung Quốc, nhưng hoạt động quân sự hóa các đảo xây dựng trái phép mà họ đang làm đã trở thành điểm xung đột dai dẳng.

Ví dụ, Lầu Năm Góc đã quyết định hủy lời mời Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đa phương quy mô lớn mang tên Vành đai Thái Bình Dương mùa Hè năm nay. Trung Quốc từng tham gia cuộc tập trận này vào các năm 2014 và 2016. Lý do Lầu Năm Góc đưa ra là có các bằng chứng thuyết phục cho thấy Trung Quốc triển khai tên lửa chống hạm, tên lửa hạm chống không và các hệ thống chặn sóng radar tới các thực thể đang tranh chấp ở Trường Sa. Lầu Năm Góc kêu gọi Trung Quốc đưa các hệ thống này ra khỏi khu vực tranh chấp. Mới đây nhất, Mỹ đã đổi tên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. Đây vốn là cơ quan chỉ huy các chiến dịch quân sự của Mỹ tại châu Á, nay sẽ bao gồm khu vực có 36 quốc gia trải dọc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng trong bối cảnh thế giới đang chuyển sự chú ý vào việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên và không khí hòa hoãn giữa Washington và Bình Nhưỡng. Căng thẳng này cần được hóa giải trước khi biến thành một cuộc khủng hoảng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương./.

Ngọc Châu

Trung Quốc và lời nói dối thập kỷ xung quanh chuyện Biển Đông

Trung Quốc và lời nói dối thập kỷ xung quanh chuyện Biển Đông

Trung Quốc lại có chiêu trò mới về “bản đồ mới của nước CHND Trung Hoa”, đồng thời quốc gia này liên tục có những hành động trái với luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

Biển Đông: Cảnh giác với chiến lược “Tam chiến” của Trung Quốc

Biển Đông: Cảnh giác với chiến lược “Tam chiến” của Trung Quốc

Cụm từ “Tam chiến” được Trung Quốc dùng để gây sức ép tâm lý nhằm tạo ra mối đe dọa để răn đe kẻ thù.

Đường chữ U liền nét ở Biển Đông: Chiêu trò mới cho mục đích phi lý

Đường chữ U liền nét ở Biển Đông: Chiêu trò mới cho mục đích phi lý

“Bản đồ mới của nước CHND Trung Hoa” đang được đặt dấu hỏi, liệu đây là một “phát hiện” thực sự hay là sự bịa đặt phục vụ cho mục đích phi lý.

Vẽ "đường lưỡi bò liền nét", TQ gia tăng tham vọng độc chiếm Biển Đông

Vẽ "đường lưỡi bò liền nét", TQ gia tăng tham vọng độc chiếm Biển Đông

Trung Quốc âm mưu vẽ "đường lưỡi bò liền nét" cho thấy họ đang tìm cách đẩy mạnh tham vọng kiểm soát cả vùng Biển Đông.

Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông

Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông

Những hành động hung hăng của TQ gần đây cho thấy tình trạng tương đối yên tĩnh trên Biển Đông trong vòng gần hai năm qua dường như đã kết thúc. 

Biển Đông, an ninh khu vực sau ‘kịch tính TPP’

Biển Đông, an ninh khu vực sau ‘kịch tính TPP’

CPTPP sẽ có tác động lớn đối với hồ sơ Biển Đông vì khi lợi ích chung của 11 nước thành viên và các đồng minh bị đe doạ thì họ sẽ có những quyết định...

Trung Quốc ‘ngăn sông cấm chợ’ ở Biển Đông

Trung Quốc ‘ngăn sông cấm chợ’ ở Biển Đông

Trung Quốc lại tính áp đặt quy định trái với luật pháp quốc tế và xâm phạm quyền tự do hàng hải, chủ quyền các quốc gia khác ở Biển Đông.

Biển Đông: Trung Quốc hung hăng, các nước lớn 'nhắc nhở'

Biển Đông: Trung Quốc hung hăng, các nước lớn 'nhắc nhở'

Có thể thấy G7 không chỉ “hoài nghi” mà thật sự quan ngại về tham vọng đi kèm hành động ẩn chứa những rủi ro bạo lực vô pháp của TQ.