- “Buổi làm việc hôm nay và thực tế cho thấy chúng ta đang có khí thế, đang có quyết tâm mới, có ý chí mới, xốc lại đội ngũ, tiếp tục tiến lên. Đây là việc vô cùng quan trọng”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại cuộc làm việc với Bộ Công Thương.

Buổi làm việc của Tổng bí thư Nguyên Phú Trọng sáng nay (11/7) tại Bộ Công Thương là cuộc làm việc đầu tiên của người đứng đầu hệ thống chính trị với một bộ đảm trách vai trò xương sống của nền kinh tế và vừa thoát khỏi thời gian dài khó khăn.

{keywords}
Buổi làm việc của Tổng bí thư Nguyên Phú Trọng sáng nay (11/7) tại Bộ Công Thương là cuộc làm việc đầu tiên của người đứng đầu hệ thống chính trị với một bộ đảm trách vai trò xương sống của nền kinh tế và vừa thoát khỏi thời gian dài khó khăn.

Đầu giờ sáng, Tổng bí thư đã có mặt. Khác với thông lệ, phòng họp không có băng rôn, khẩu hiệu chào mừng nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng. Không khí trước giờ họp và giờ giải lao có vẻ trang nghiêm, không nghe thấy tiếng chào hỏi ồn ào.

Sau bài diễn văn của Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, Tổng bí thư đề nghị các cán bộ thảo luận về báo cáo, nêu những ấn tượng sâu sắc nhất, những điều tâm đắc nhất, những băn khoăn trăn trở nhất và những kỳ vọng nhất vào công việc của Bộ.

Ngay sau đó, cán bộ của Bộ Công Thương lần lượt báo cáo trực tiếp, mắt không nhìn vào văn bản soạn sẵn.

Lo vốn cho ngành điện

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, người được phân công phụ trách ngành điện nêu vấn đề: “Đảng và nhà nước cần quan tâm đến ngành điện hơn với các ngành khác vì nếu thiếu điện thì sẽ rất khó phát triển”.

Ông kiến nghị cần có nghị quyết của Đảng về phát triển ngành điện đến năm 2030. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thành lập ban chỉ đạo về năng lượng do Thủ tướng làm trưởng ban để giải quyết những vấn đề thực tiễn, cấp bách vì cứ làm theo luật thì “rất khó”.

“Chính phủ cần có cơ chế đặc biệt về giá năng lượng, đất đai, vốn và các thủ tục đầu tư. Nếu ta áp dụng Luật xây dựng chung cho các dự án vài trăm triệu đồng cho đến các dự án điện vài tỷ đô la thì không thể triển khai các dự án điện đó được.” ông Vượng phân tích.

Còn “về giá phải có chính sách giá theo cơ chế thỉ trường cho nhà đầu tư”, ông Vượng bổ xung.

Đề nghị thẳng thắn này của ông Vượng đưa ra sau khi ông vẽ lên bức tranh của ngành điện, theo đó nhu cầu vốn cho phát triển ngành điện là rất lớn.

Theo đó, đến 2025 phải có công suất 96 ngàn MW, năm 2035 là 130 ngàn MW từ mức khi 45 MW hiện nay, tương ứng với mỗi năm cần có thêm 6-7 ngàn MW, hay 10 tỷ đô la Mỹ.

Nhu cầu phát triển này khá thách thức trong bối cảnh các tập đoàn năng lượng như than, dầu khí, điện có năng lực tài chính hạn chế và chính sách thu hút vốn FDI cũng chưa hấp dẫn.

Hiện nay mới chỉ có 4 dự án BOT được đưa vào sản xuất, 14 dự án BOT khác đang trong quá trình đàm phán, không đúng trong kế hoạch ngành điện, khéo theo nguy cơ có thể khó khăn trong cung ứng điện từ năm 2021-25.

Theo ông giãi bày: Trước đây chúng ta nói đất nước nước nhiều tài nguyên, nhưng giờ ta phải nhập khẩu than, điện từ Lào, Trung Quốc; Yêu cầu của xã hội về ngành năng lượng xanh, môi trường trong lành, trong khi năng lực chi trả rất hạn chế, gây sức ép rất lớn cho ngành điện. Đi đâu cũng nói ko được làm điện than, thủy điện thì nói ngập lụt. Trong khi đó, năng lượng tái tạo không phát triển nhanh được nên thách thức rất lớn.

“Hiện nay xây dựng nhiệt điện than là rất khó vì các địa phương nói không với điện than”, ông Vượng nói, và bổ sung thêm kể cả nước Mỹ và Nhật vẫn đang xây dựng thêm các nhà máy điện than.

Cũng có mặt tại cuộc làm việc này, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, bài toán vốn cho ngành điện là rất “nan giải".

Theo quan sát của ông, mỗi năm cần có 10 tỷ đô la Mỹ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành điện 11-12%. Đến năm 2035 ít nhất cần có 60 tỷ đô la Mỹ.

Qua đó, ông Bình cho rằng, với tỷ lệ nợ công đã cao hiện nay, ngân sách không thể có thêm tiền cho ngành điện. “Vậy lấy đâu ra vốn cho phát triển các dự án điện?" Nên rất cần khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân.

Xây dựng con người, thể chế là then chốt

{keywords}
Tổng bí thư: “Buổi làm việc hôm nay và thực tế cho thấy chúng ta đang có khí thế, đang có quyết tâm mới, có ý chí mới, xốc lại đội ngũ, tiếp tục tiến lên. Đây là việc vô cùng quan trọng”.

Lắng nghe các báo cáo của lãnh đạo Bộ Công Thương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Bộ Công Thương là bộ quản lý kinh tế lớn của đất nước nhưng lại vừa trải qua "nhiều chuyện nội bộ đau đầu". Những vi phạm nghiêm trọng của cán bộ ngành trong nhiệm kỳ trước được đánh giá là "chưa có tiền lệ".

“Đây là những việc đau lòng, không ai muốn, nhưng đây là sự thật, sự thật khó khăn. Trong bối cảnh đó, nếu không có bản lĩnh, không vững vàng chắc chắn sẽ rất khó có thể ổn định và phát triển đi lên”, ông nói.

Tổng bí thư ghi nhận, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành công thương đã thực hiện đạt hầu hết các chỉ tiêu được giao, qua đó đóng góp tích cực trong sự phát triển chung của kinh tế-xã hội của đất nước. Đặc biệt, Bộ đã tổ chức lại bộ máy, cắt giảm nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh dịch vụ công, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân mở rộng sản xuất, kinh doanh.

“Đây là điểm nhấn và Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cải cách hành chính”; “Buổi làm việc hôm nay và thực tế cho thấy chúng ta đang có khí thế, đang có quyết tâm mới, có ý chí mới, xốc lại đội ngũ, tiếp tục tiến lên. Đây là việc vô cùng quan trọng”, Tổng bí thư chia sẻ.

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, để cải cách tổ chức bộ máy, Bộ đã thu gọn đầu mối từ 35 xuống còn 30 đơn vị, số lượng phòng giảm từ 197 xuống còn 125, giảm 72 phòng.

Đồng thời đã cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp, chiếm tới 55,3% tổng số điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, xóa bỏ tới 420 mã hàng trong tổng số 720 mã hàng phải kiểm tra trước thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, đạt tỷ lệ xóa bỏ tới 58,3%.

Liên quan đến 12 dự án kém hiệu quả, ông Tuấn Anh cho biết, đến nay đã có 2 dự án có lãi, 4 dự án từng bước giảm lỗ và đi dần vào ổn định, 1 dự án vận hành sản xuất trở lại được một phần.

Với 03 dự án trước đây đầu tư xây dựng dở dang, ngoài Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản, 02 dự án còn lại đều đang tích cực hoàn thành để đưa vào sử dụng.

Tại buổi làm việc này, ông Tuấn Anh cam kết, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xử lý 12 dự án kém hiệu quả trên.

Tư Giang

'Khai trừ ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đảng: Việc phải làm'

'Khai trừ ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đảng: Việc phải làm'

TS Nguyễn Quốc Dũng: Vấn đề ông Trịnh Xuân Thanh là sự sai phạm mang tính điển hình và việc xử lý đó là công minh.

Vụ xe Lexus gắn biển xanh: “Một mình ông Thanh không làm được”

Vụ xe Lexus gắn biển xanh: “Một mình ông Thanh không làm được”

"Sai phạm này không chỉ một mình ông Trịnh Xuân Thanh, mà còn nhiều cơ quan chức năng khác liên đới" - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa lên tiếng. 

Vụ nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: 'Kỷ luật Đảng là còn nhẹ'

Vụ nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: 'Kỷ luật Đảng là còn nhẹ'

"Đảng viên dù ở cấp nào thì cũng phải chịu sự chi phối của kỷ luật Đảng và cả pháp luật nhà nước, chứ không có vùng cấm và không có chuyện “hạ cánh an toàn”.