- “Doanh nghiệp Việt Nam có lên kịp đoàn tàu 4.0 hay lại lỡ tàu là do chất lượng thể chế, mà đây lại do Chính phủ quyết định” – Ông Đặng Quang Vinh – Phó ban Môi trường Kinh doanh, Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương nhận định.

Bài 1: Vé để lên ngay con tàu 4.0

Bài 2: Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

Rào cản thể chế

Người ta vẫn nói từ nhận thức sẽ đi đến hành động. Ông đã phân tích rất nhiều rào cản là trở ngại hiện nay để chúng ta đuổi kịp cuộc cách mạng 4.0. Còn một rào cản nữa mà lâu nay chúng ta vẫn thường hay nói đến là rào cản ngay trong chính tư duy, thưa ông?

Đúng vậy. Một rào cản nữa là tư duy quản lí.

Chẳng hạn, vấn đề quản lí phương tiện giao thông Uber và Grab. Tư duy quản lí của chúng ta rất lạc hậu, dùng giác quan chứ không phải dùng công nghệ để quản lí, trong khi ở nước ngoài, họ dùng công nghệ để quản lí công nghệ.

Ở Mỹ, họ để hãng Uber và Grab hoạt động thoải mái. Có tình huống là khi các hãng taxi ra vào sân bay, họ phải trả phí nhưng xe uber lại không đăng kí là taxi nên trốn được phí đó. Từ đó, chính  quyền nhìn thấy sự bất bình đẳng và yêu cầu hãng xe Uber làm việc với chính quyền để xây dựng phần mềm mỗi khi xe Uber ra vào sân bay thì hệ thống sẽ tự động thông báo và trừ tiền.

Một điểm nữa còn vướng mắc trong tư duy quản lí của ta là không hướng đến những rủi ro thực tế. Chẳng hạn khi quản lí hãng taxi thì điều quan trọng nhất là hướng đến việc đảm bảo quyền lợi và an toàn cho khách hàng, bảo vệ đúng cái họ cần thôi chứ bắt taxi đo đếm đồng hồ điện tử, rồi phải có mào hay không, rồi phải sơn màu gì…để làm gì?!

{keywords}
Doanh nghiệp Việt Nam có lên kịp đoàn tàu 4.0 hay lại lỡ tàu là do chất lượng thể chế, mà đây lại do Chính phủ quyết định.

Một ví dụ nữa. Mô hình Airbnb là mô hình chủ nhà cho thuê sẽ thu luôn tiền thuế và nộp cho nhà nước. Về mặt công nghệ của mô hình này không có gì khó khăn cả, chỉ cần tạo ra nền tảng công nghệ tốt bao gồm việc kết nối không dây hoặc có dây, tối ưu hoá cơ sở dữ liệu từ đó giúp công việc kinh doanh hiệu quả và phía nhà nước quản lí cũng dễ dàng hơn nhiều.

Hiện nay, rất nhiều số liệu trong doanh nghiệp lẫn cơ quan nhà nước chưa số hoá. Bây giờ cần kết nối lại và tạo ra một nền tảng pháp lý để bảo vệ lợi ích cá nhân, cho phép thương mại hoá, đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu cá nhân để không bị đánh cắp, không bị tấn công.

Đi liền với hạ tầng công nghệ là thúc đẩy việc xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Chính phủ điện tử chỉ đơn thuần là không dùng giấy tờ nữa nhưng quan trọng là chính phủ số nhằm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây mục đích tự động hoá, tối ưu hoá các dịch vụ hành chính công.

Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần có nhiều trung tâm hướng tới phát triển công nghệ thậm chí là chế tạo công nghệ cao cấp, ứng dụng rorbot trong chế tạo, công nghệ sinh học và ứng dụng trong các ngành nghề khác.

Tựu chung, cần thay đổi cách tổ chức hệ thống khoa học quốc gia. Nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ sở nghiên cứu của nhà nước, đẩy mạnh kết nối giữa các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu để nghiên cứu nhanh chóng được đưa vào sản xuất.

Tất cả những cuộc cách mạng ở các nước phát triển lẫn đang phát triển thành công hay không phụ thuộc vào chính sách và thể chế, nỗ lực của chính phủ. Bài học phát triển của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan là giải quyết được bài toán thể chế.

Như ông vừa phân tích có rất nhiều những rào cản mà chúng ta đang gặp phải trong quá trình bước lên con tàu cách mạng công nghiệp 4.0. Tôi thấy ông đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề thể chế, luật pháp?

Chính xác. Thể chế chính là rào cản lớn nhất.

Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới là do doanh nghiệp quyết định chứ không phải do Chính phủ quyết định. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhảy lên bắt kịp đoàn tàu 4.0 hay vẫn đứng đó thì lại do Chính phủ quyết định hay nói cách khác là thể chế, luật pháp quyết định.

Tư duy về thể chế của chúng ta hiện nay rất lạc hậu. Chúng ta vẫn theo nền kinh tế kế hoạch, xem nhà nước làm được mọi việc. Nhà nước chỉ làm những việc thực sự cần làm, rủi ro đến đâu thì quản lí đến đó. Trong bất kì môi trường kinh tế hay môi trường số đều như nhau, nhà nước chỉ can thiệp và xử lí khi có rủi ro, còn không thì hãy để cho xã hội làm.

Chẳng hạn, bây giờ chúng ta không cho dùng đồng Bitcoin nhưng trong một phạm vi nào đó không gây thiệt hại cho người dân thì tại sao lại phải cấm? Cần đặt ra những câu hỏi, đối tượng nào tham gia bitcoin, tác động đến xã hội thế nào. Nếu toàn dân tham gia và người nghèo tham gia, có thể tác động rộng đến toàn bộ xã hội thì lúc đó ta cần phải cẩn trọng và khống chế tác động sớm.

Như tôi đã nói ở trên, nhà nước cần thay đổi tư duy đó là: đánh giá dựa trên rủi ro, dùng công nghệ để quản lý công nghệ chứ không thể dùng mắt quản lý công nghệ.

Xây dựng trung tâm sáng tạo

Chúng ta đã từng bỏ lỡ thời cơ hai cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai và thư ba, vậy chúng ta nên chớp lấy cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thế nào để không bị bỏ lại phía sau thêm lần nữa?

Cách tiếp cận là Việt Nam cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ đã có và có thể phát triển một số công nghệ mới. Việc ứng dụng những công nghệ đã có là tương đối rõ ràng nhưng câu chuyện khó khăn và gây tranh cãi nhiều hơn là tạo ra những công nghệ mới.

Khi tôi sang Singapore tham quan Trung tâm Đổi mới Sản xuất, họ lắp những máy cảm biến vào từng bộ phận là máy phát điện, dây chuyền sản xuất hay bất cứ công đoạn nào, từ đó thu thập số liệu để có thể điều chỉnh quá trình sản xuất đáp ứng hiệu quả cao.

Thực ra ta gọi là mới nhưng không hẳn là mới với thế giới. Một số công nghệ mới Việt Nam có thể hướng tới là công nghệ sử dụng blockchain, công nghệ chuỗi khối để tạo nền tảng cho những dịch vụ như thanh toán điện tử, tín dụng online, các sàn giao dịch logistic…thì Việt Nam có thể làm được.

Hiện nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang rất tâm huyết và sẽ triển khai việc xây dựng trung tâm sáng tạo ở Hoà Lạc. Trung tâm này sẽ hoạt động như một doanh nghiệp độc lập bao gồm việc đầu tư, tư vấn công nghệ, tư vấn giải pháp và hỗ trợ khởi nghiệp. Các chuyên gia hay CEO sẽ là người nước ngoài để tạo hệ sinh thái mới ngang tầm như các trung tâm ở thung lũng Silicone, Hoa Kì.

Ngoài ra, trung tâm này sẽ tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các giải pháp công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Quan trọng nhất, trung tâm này sẽ xây dựng hệ thống thể chế mới mục đích ứng dụng được công nghệ phát triển nhất, phá bỏ được những rào cản cũ.

Đây là cơ hội cho Việt Nam vươn lên và ứng dụng những cái đã có để nhanh chóng tạo ra những sản phẩm đột phá.

Lan Anh - Tư Giang

Vé để lên ngay con tàu 4.0

Vé để lên ngay con tàu 4.0

Khi Giáo sư Jason Furman, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đến Việt Nam hồi cuối tháng Bảy vừa rồi, ông nhận được câu hỏi từ một phóng viên: Liệu robot thông minh có cướp đi việc làm của con người?

Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

“Điều quan trọng nhất là cần tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Khung pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa tốt nên nhiều doanh nghiệp đã sang Singapore khởi nghiệp”

Làm nhà nước gặp ‘con ông cháu bà’, ra khởi nghiệp thì…

Làm nhà nước gặp ‘con ông cháu bà’, ra khởi nghiệp thì…

Không phải chuyện xa xôi, ngay những người xung quanh tôi cũng rơi vào cái vòng luẩn quẩn của khởi nghiệp.    

"Hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng"

"Hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng"

Cần phải có những sức ép đến doanh nghiệp và nhà nước để nâng cao ý thức trong việc bảo mật an toàn thông tin cá nhân.

Bài học từ Estonia: Khống chế tham nhũng bằng tin học hóa

Bài học từ Estonia: Khống chế tham nhũng bằng tin học hóa

“Estonia khống chế được mức độ tham nhũng thấp như vậy phần lớn là do hiệu quả của việc nâng cao tính minh bạch thông qua tin học hóa” - Nguyên Tổng thống Estonia, ông Toomas Hendrik IIves cho biết.