-
Nhạc mừng giáng sinh đang vang khắp nẻo đường như những âm thanh cần
thiết cho một mùa lễ hội làm lòng người rộn vui trong niềm thân ái và
bình yên.
Ca sĩ Duy Quang qua đời
Ngòi bút phải mạnh hơn lưỡi gươm
Jennifer Phạm nổi bật trong ngày cưới
Thanh Hằng catwalk với 3kg sắt trên đầu
Diễn Ca trù ở Văn Miếu
Có một điểm khác biệt dễ thấy giữa VN và các nước phương Tây, cội nguồn văn hóa của lễ hội giáng sinh. Nếu ở Tây, nhạc giáng sinh không ngừng phát triển mở rộng sang tất cả những thể loại âm nhạc đương đại jazz, rock, pop, hiphop cho đến R&B, từ cái nôi xa xưa là những bài tụng ca trong thánh lễ, được hát bằng tiếng La Tinh.
Nghe “Jingle Bells” đầy biến tấu ngẫu hứng của Jazz qua danh ca huyền thoại Ella Fitzgerald”
Hầu
hết các danh ca từ Nat King Cole, Ella Fitzgerald, Elvis Presley,
Barbra Streisand…cho đến Celine Dion, Mariah Carey, Andrea Bocelli, Bing
Crosby, Josh Groban…đều ghi dấu sự nghiệp của mình bằng một đĩa nhạc
giáng sinh với dòng nhạc sở trường của họ.
Ở VN, trước
đây đã có nhiều nhạc sĩ như Bảo Chấn, Dương Thụ, Quốc Bảo… nỗ lực khơi
thông và phát triển nhạc giáng sinh trên cả hai khía cạnh: sáng tác mới
và phổ biến thêm những bài giáng sinh kinh điển trên thế giới bằng cách
viết lời Việt. Nhưng thể loại này dường như vẫn cố định ở một vài bài
hát, giai điệu đã bám rễ vào đời sống.
Những âm thanh
quen thuộc của chúng đã in sâu vào trong tiềm thức người nghe, đến mức
chỉ cần chợt nghe loáng thoáng, đã đủ nhắc họ chợt nhớ rằng “dương trần
đã vang lên bài thánh ca” (ca từ “Lời con xin chúa” của nhạc sĩ Lê Kim
Khánh).
Một trong những bài giáng sinh phổ biến như vậy
là “Jingle Bells” (Tiếng chuông ngân), sáng tác của James S. Pierpont,
một người đàn ông có khiếu về âm nhạc sống ở Medford, Masschusetts (Mỹ).
Dù ca từ của bài hát vốn ban đầu được viết cho lễ tạ ơn không hẳn phù
hợp lắm với tinh thần giáng sinh bởi nó mô tả hình ảnh một cuộc đua trên
tuyết, một cuộc hẹn hò, nhưng có lẽ nhịp điệu vui tươi và giai điệu dễ
nhớ đã khiến ai nấy đều dễ thuộc, cảm thấy vui vẻ, thậm chí có chút
nghịch ngợm “chế lời” cho cuộc vui thêm sảng khoái.
Nghe “Silent Night” qua dàn đồng ca “Pershing’s Own” gồm những
người lính Mỹ
Trường
hợp của ca khúc “Silent Night”, với tựa Việt “Đêm thánh vô cùng”, do
nhạc sĩ Hùng Lân đặt lời, có phần đặt biệt hơn khi nó được chấp nhận
trong nhà thờ như một bản nhạc lễ, lẫn trong những sinh hoạt hội hè thế
tục như một ca khúc biểu tượng cho tinh thần giáng sinh. Thậm chí, người
ta còn kể nhiều câu chuyện bài hát khi vang lên đâu đó đã khiến những
người lính ở hai chiến tuyến buông súng trong đêm đông lạnh giá.
Câu
chuyện ra đời của “Silent Night” đến nay dường như đã nhuốm màu huyền
thoại. Nó kể rằng vào đêm trước giáng sinh lạnh giá ở một ngôi làng
thuộc vùng Obendorf của nước Áo, năm 1918, cha xứ Josef Mohr của nhà thờ
thánh Nicolas vì cần có bản thánh ca mới hát trong đêm lễ nhưng cây đàn
phong cầm đã bị gãy, đã lặn lội trên tuyết tìm đến nhà ca trưởng Franz
Xaver Gruber, nhờ ông phổ nhạc bài thơ “Silent Night”, mà ông vừa sực
nhớ đã viết cách đó hai năm.
Trên dòng chảy trăm năm tỏa
đi hơn 300 ngôn ngữ, trở thành bài hát có nhiều bản ghi âm nhất lịch
sử, chắc chắn “Silent Night” đã phong phú hơn với nhiều biến thể. Nhưng
ngay từ đầu, sức mạnh của nó đã nằm ngay trong giai điệu du dương và ca
từ thật thanh khiết. Ngôi nhà thờ năm xưa đã bị lũ cuốn trôi từ trăm năm
trước, mọc lên trên vị trí ấy hôm nay là một nhà nguyện tưởng nhớ nơi
ra đời ca khúc. Năm ngoái, UNESCO đã công nhận bài hát là kiệt tác
truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Nghe thần tượng tuổi teen Justin Bieber hát “Santa Claus is Coming to
Town”
Một
vài bản giáng sinh kinh điển khác của thế giới cũng bắt đầu trở nên phổ
biến tại VN gần đây qua giọng hát của các ca sĩ trong nước, như: “Joy to
the World”, “Santa Claus is Coming to Town”, “White Christmas”, "O Come
All Ye Faithful”, “O Holy Night”, “What Child is This”, “Hark! The
Herald Angels Sing”, "The Little Drummer Boy”, “Jingle Bell Rock”…
Rõ
ràng, không chỉ đến vào lúc mùa chuyển nhịp, âm nhạc lễ hội giáng sinh –
dù vui tai hay thiêng liêng, linh thánh – còn mở ra trong lòng người
một niềm vui bình an, thân ái và ước vọng hòa bình sau một năm dài bộn
bề. Phải chăng đây là điều mà những ca khúc Việt viết cho giáng sinh gần
đây còn thiếu, khiến chúng không thể đi được vào trong đời sống?
Khải Trí