- Đặng Thân viết "Dị nghị luận - Đồng chân dung" với sự thông minh, giễu nhại và cả nỗi buồn ẩn kín.
TIN BÀI KHÁC
"Những người khốn khổ" giành 9 đề cử Oscar Anh
Doãn Dũng - người xẻ gỗ "Cây đời"
Những ca khúc đi cùng năm tháng của nhạc sĩ Hoàng Hiệp
Những người khốn khổ: Sự táo bạo trên kinh điển
“Bài hát tiền tỷ” và văn hóa chấp nhận
Doãn Dũng - người xẻ gỗ "Cây đời"
Những ca khúc đi cùng năm tháng của nhạc sĩ Hoàng Hiệp
Những người khốn khổ: Sự táo bạo trên kinh điển
“Bài hát tiền tỷ” và văn hóa chấp nhận
Cuộc tọa đàm về tác phẩm mới của nhà văn Đặng Thân tối 09/01 tại TTVH Pháp có sự góp mặt của những nhà phê bình tiếng tăm nhất Việt Nam: PGS.TS La Khắc Hòa (Lã Nguyên), PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên.Với sự đa diện và đa tầng trong ngôn ngữ của Đặng Thân, mỗi người lại nhìn nhận nhà văn của "Những mảnh hồn trần" với những góc nhìn khác biệt.
Từ trái sang: nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đặng Thân, nhà phê bình Lã Nguyên, nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp |
Dưới góc nhìn đầy tính học thuật là PGS. TS La Khắc Hòa (Lã Nguyên). Phân tích lối viết của Đặng Thân, ông đặt nhà văn vào bối cảnh văn học hậu hiện đại ở Việt Nam (sau năm 1975) và chia làm 3 loại chủ thể diễn ngôn: chủ thể chiến thắng, chủ thể chấn thương và chủ thể giễu nhại, nghiêm trang cười cợt (Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên sử dụng từ "nghiêm cợt" - xem như một đối nghịch với phạm trù "nghiêm túc"). Văn của Đặng Thân được đặt trong phân đoạn cuối cùng - giễu nhại.
Và quả thực Đặng Thân đã thách thức những ý thức hệ kiên cố nhất khi ông ca ngợi cả Đặng Mậu Lân (em trai Đặng Thị Huệ tuyên phi) như một kẻ hiện sinh điển hình: "Trong một xã hội hủ lậu, trì trệ, thối nát và duy tâm khi người ta chỉ biết có mỗi một chủ nghĩ duy nhất giáo điều khủng khiếp thì Lân là người phản kháng quyết liệt bằng hành động. Các nhà phân tâm học hiện đại nhìn thấy ở Lân một con người đa nguyên cấp tiến".
Ông viết như muốn phá bỏ hình tượng của Einstein, của Gabriel Máquez, của Cao Hành Kiện..., nhưng biết đâu lại cố tình đặt những nhân vật ấy vào vũng lầy của nhân sinh hiện thực.
Những nhân vật của Đặng Thân trong "Dị nghị luận - Đồng chân dung" (Những lời khác về những chân dung giống nhau) |
Không chỉ diễn giải mọi chân dung bằng mỹ học của cái thanh, tác giả còn khai thác mỹ học của cái tục, mổ xẻ ngôn từ như một nhà phẫu thuật tinh vi và kiên nhẫn. Dường như có 2 con người trong Đặng Thân: một người rất thị dục và một người có tâm đạo. Con người này muốn chế ngự con người kia, liên tục mâu thuẫn, nổi loạn, đấu tranh và muốn giành ưu thế.
Thế nhưng khía cạnh buồn lại là mặt trái của sự hài hước. "Sau những giễu nhại, cười cợt, tôi nhìn thấy một nỗi buồn vô tận. Tôi hình dung Đặng Thân là một chiến binh dũng cảm, cao ngạo và hoang dã." - nhà thơ Bảo Trân nói.
Nhưng bất chấp những bênh vực về mặt nghệ thuật, học thuật và cả con người mà những học giả có thể nhìn thấy ở Đặng Thân, độc giả vẫn có quyền được đưa ra một tiếng nói khác. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp kết luận về "Dị nghị luận - Đồng chân dung" : "Tác giả đã chết rồi. Bây giờ chỉ còn tiếng nói của người đọc".
Nghe nhà văn Đặng Thân đối thoại cùng độc giả
Hồ Hương Giang
Ảnh: Angellittlefire