- "Giữa lúc lương và bồi dưỡng theo biểu diễn của nghệ sĩ sân khấu còn quá thấp và không hợp lý; biểu diễn thì khó khăn, thiếu vắng người xem trong các “nhà – rạp” chưa đủ tiêu chuẩn như hiện nay và nhiều năm nữa – thì đề án mới này có thể coi là một thông tin có thể tin được!".
Lại một dự án 11.000 tỷ xây rạp gây tranh cãi
Chuyện xây nhà hát ngược đời chỉ có ở VN
Sống lại mô hình "ngắc ngoải" của rạp quốc doanh?
Nhà hát Lớn có từ năm 2011 giờ thành địa điểm cho thuê của mọi loại hình biểu diễn. |
***************
Cho đến ngày 09 tháng 1 năm 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 88/QĐ – TTg: Về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (Nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học - nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020.
Vậy là sau nhiều năm - tháng - ngày được lấy ý kiến, được bàn bạc, soạn thảo thì Đề án… đã được Chính phủ phê duyệt.
Mười năm trước đã được bàn thảo về các nội dung này trong một Quy hoạch về Văn hóa – nghệ thuật (biểu diễn sân khấu) với tầm nhìn đến năm 2010, sau đó là tới 2015… và bây giờ là đến 2020.
Mong sao giấc mơ được có các diều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất đặng để cống hiến trong sáng tác và phục vụ của các Văn nghệ sĩ Việt Nam (giới sân khấu) được trở thành hiện thực.
Đạo diễn, NSƯT Lê Chức |
Không có “nhà” để “hát” từ nhiều năm nay
100 năm nay đứng đầu bảng tốt cho biểu diễn vẫn là 3 Nhà hát lớn tại: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Tiếp đó là Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, thứ nữa là Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Nhật, gần đây là Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình; Nhà hát Âu Cơ, Nhà hát Đại Nam, Nhà hát Công nhân, Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng), Nhà hát Hòa Bình (Tp. HCM)…
Nhưng địa điểm và phương tiện kỹ thuật của một Nhà hát Nghệ thuật chuyên nghiệp để có thể sáng tạo tác phẩm bình thường, và nhất là có chất lượng cao – lại rất khác một Cung hay Nhà văn hóa, một Hội trường họp (dù nhỏ - to cỡ nào). Tác phẩm sân khấu của ngành chúng tôi dựa vào điều kiện có thật (hoặc chỉ có thế thôi!) để kết cấu ý tưởng dàn dựng. Và hiệu quả cũng chỉ ở trong điều kiện của không gian hiện hữu với các Rạp hát của chúng ta hiện nay đang có thì khó mà có vở diễn sân khấu nào đó “biến không thành có” được, do đó nhiều vở diễn của các thể loại sân khấu khác nhau thì lại rất giống nhau về hình thức, tạo nên sự đơn điệu của tầm trung bình – khá.
Tổng số lượng là 71 (xây mới: 51, nâng cấp: 20) lại được trải ra theo địa danh. Có quan tâm đến cả vùng sâu vùng xa, và cả “thiết chế tổng hợp” (rạp hát đa chức năng sử dụng theo đặc điểm dân cư và thể loại) là những quan điểm có tính thực tế. Nhưng với lĩnh vực chuyên ngành thì rất cần chú ý đến yếu tố thiết kế xây dựng và trang bị kỹ thuật có tính chuyên nghiệp cao.
Cần phải có sự tham khảo ý kiến của các Hội VHNT chuyên ngành và các chuyên gia cấp cao của thể loại ngay từ khâu thiết kế, điều tra xã hội học về thị hiếu cư dân theo vùng miền, khu vực trước khi xây mới.
Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 45/2008/QĐ – TTg ngày 28 tháng 3 năm 2008. Vậy là - hy vọng và tin tưởng chắc chắn là: Sắp có một số “nhà” được nâng cấp và xây mới để “hát” rồi!
Giữa lúc lương và bồi dưỡng theo biểu diễn của nghệ sĩ sân khấu còn quá thấp và không hợp lý; biểu diễn thì khó khăn, thiếu vắng người xem trong các “nhà – rạp” chưa đủ tiêu chuẩn như hiện nay và nhiều năm nữa – thì đề án mới này có thể coi là một thông tin có thể tin được!
“Thà muộn còn hơn là chẳng bao giờ!” – có thành ngữ như vậy!
Mong sao cho năm 2020 đến nhanh hơn!
Chính phủ đã phê duyệt. Đó là Niềm tin.
Chỉ có điều là: xin mong các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc khởi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình có tính văn hóa ưu việt này để các thanh âm, lời nói, vũ đạo của giới nghề biểu diễn được cất vang lên thanh tao và đẹp đẽ, chân thực – truyền cảm cùng cộng hưởng với rung ngân trong tâm hồn và cảm nhận của người xem, làm cho bộ mặt Văn hóa Nghệ thuật (sân khấu) sáng lên.
Mong sao cho sớm được nhìn thấy và được bước vào “nhà mới” để làm nghề trong đó (khi đó - “nếu còn” - tôi “mới” 74 tuổi ta!). Mong sao cho năm 2020 đến nhanh hơn!
Đạo diễn, NSƯT Lê Chức