"Bữa giờ, trong giới nghệ sĩ chúng tôi bắt đầu cảm thấy cần phải né tránh những đơn vị bù lu, bù loa và kém chuyên nghiệp để khỏi phiền toái", Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ.

Các tin liên quan

BNHV: Ngô Kiến Huy, Ngọc Quyên bất ngờ "lột xác"

Robert Pattinson tặng quà 1 tỉ cho Kristen Stewart

Tiếng đàn giúp tôi không gục ngã

“Đọc sách phải trở thành một niềm hạnh phúc ích kỷ”

Trong buổi trò chuyện với phóng viên , xoay quanh vấn đề cátsê của ca sĩ hiện nay, Mr Đàm thẳng thắn bày tỏ quan điểm cùa mình trước scandal chính quyền thành phố Đà Nẵng từ chối Mỹ Tâm, Kasim, Bùi Anh Tuấn hát tại lễ hội Trình diễn pháo hoa Quốc tế 2013 vừa qua, vì có mức cátsê quá cao:


"Nếu như Ban tổ chức thấy con số đó không chấp nhận được thì có thể điện thoại để thương lượng với ca sĩ thôi, thậm chí nếu cần phục vụ đúng nghĩa thì họ cũng sẵn sàng miễn phí. Đằng này sự việc chưa ngã ngũ theo đúng luật chơi "thuận mua, vừa bán" thì đùng đùng phô trương sức mạnh của quyền lực ra rồi".

{keywords}

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Là một ca sĩ có mức cátsê cao ngất ngưởng hiện nay, Mr Đàm cũng không ngần ngại chia sẻ chuyện liên quan đến mình: "Với tôi thì đó không thuộc về bề nổi đẳng cấp của một ca sĩ. Thứ quan trọng nhất chính là giọng hát và cách sống đúng nghĩa của nghệ sĩ của bạn mới là điều khiến đồng nghiệp phải nghiêng mình".

Nếu kêu than kinh tế khó khăn thì có nên tổ chức cuộc chơi này không?

Anh suy nghĩ gì về việc Mỹ Tâm, Kasim, Bùi Anh Tuấn bị chính quyền Đà Nẵng "từ chối" hát tại lễ hội trình diễn pháo hoa quốc tế DIFC 2013, vì có giá cátsê quá cao, với ý muốn giảm chi phí trong tình hình kinh tế khó khăn? Anh có đồng tình với quyết định này?

Tôi thấy chuyện sai nằm ở chỗ những người lớn trước tiên. Mọi người có quyền cá nhân riêng của mình, giống y như việc Ban tổ chức có quyền muốn mời người này hoặc người kia biểu diễn và họ cũng có quyền đưa ra quyền lợi của họ sau khi nhiệm vụ kết thúc.

Theo tôi, những chương trình to lớn như thế, bao giờ cũng có các nhà tài trợ "kim cương", "vàng", "bạc"... với những con số không bao giờ nhỏ. Thú thật, danh sách về những nhân vật và đơn vị tài trợ đó, chúng tôi có xa lạ gì đâu. Chương trình bán vé, có tài trợ, lại muốn có những gương mặt nổi tiếng tham gia thì phải có giá của nó chứ?

Nếu như Ban tổ chức thấy con số đó không chấp nhận được thì có thể điện thoại để thương lượng với ca sĩ thôi, thậm chí nếu cần phục vụ đúng nghĩa thì họ cũng sẵn sàng miễn phí. Đằng này sự việc chưa ngã ngũ theo đúng luật chơi "thuận mua, vừa bán" thì đùng đùng phô trương sức mạnh của quyền lực ra rồi, trong khi mức tài trợ họ đưa ra giá là phải tuân theo, ai đủ sức thì theo, "yếu thì khỏi ra gió". Đây là cách xử sự chưa hoàn hảo lắm của những người có liên quan đến vụ việc thôi.

Còn nếu kêu than kinh tế khó khăn, đời sống chật vật thì có nên tổ chức cuộc chơi này không? Sao không kệu gọi mọi người chung tay, dùng toàn bộ số tiền đó để đến các bệnh viện giúp bệnh nhân nghèo, những mảnh đời bất hạnh, các sinh viên nghèo ngay tại địa phương?

Bữa giờ, trong giới nghệ sĩ chúng tôi bắt đầu cảm thấy cần phải né tránh những đơn vị bù lu, bù loa và kém chuyên nghiệp để khỏi phiền toái.

{keywords}

Thông thường, một chương trình lễ hội, sự kiện, sẽ có một nhà tổ chức đứng ra làm. Anh có nghĩ vì nhà tổ chức tham lời, đã "chào" giá quá của Mỹ Tâm, Kasim, Bùi Anh Tuấn quá cao, so với thực tế?

Hiện nay có nhiều cách làm lắm, một là giao cho một đơn vị một gói tổng kinh phí để họ tự lo liệu về các khâu tổ chức, gọi ca sĩ. Tùy theo quan hệ và uy tín của đơn vị đó mà họ "book" ca sĩ được giá thế nào để họ còn hưởng lợi nhuận sau khi trừ mọi chi phí.

Có khi họ chỉ nhận phần tổ chức âm thanh, ánh sáng, sân khấu và kêu MC, múa...còn phần ngôi sao thì họ hỏi giá cátsê và báo lại cho Ban tổ chức để Ban tổ chức cân nhắc và quyết định. Cũng có trường hợp một nhà tài trợ nào đó sẽ "lãnh" phần chi phí cho một ngôi sao nào họ thích, họ muốn gửi tặng đến chương trình.

Trong trường hợp của Mỹ Tâm, Kasim, Bùi Anh Tuấn...tôi không thể đưa ra ý kiến gì, khi mà chưa biết rõ phương hướng mời ca sĩ giữa Ban tổ chức và đơn vị sản xuất chương trình.

Nếu là anh, anh sẽ xử sự thế nào trong tình huống này?

Tôi và công ty Tiếng hát Việt là những đơn vị "uốn dẻo" chuyên nghiệp nên khi thương thảo, chúng tôi đều có những ý kiến và đề xuất hợp lý và luôn luôn có đường "mở" để cả hai bên đều thấy vui, thoải mái khi làm việc, vì không phải làm việc một ngày, một bữa rồi thôi mà còn đi đường dài với nhau nữa. Cuộc sống này là công sinh mà, ai cũng cần nhau cả.

Bị chú ý và bị ganh tỵ nhiều nhất vì cátsê cao

Anh có nghĩ, mình đang có giá catsê cao, nếu bớt, giảm xuống cho nhà tổ chức A, thì nhà tổ chức B, C...khác sẽ tỵ nạnh. Chưa kể, được một lần giảm giá, nhà tổ chức A sẽ "nhờn mặt", đòi giảm tiếp lần 2, lần 3...?

Cũng tùy vào chương trình và kết quả tài trợ mà tôi nhận thấy và biết đo lường để mà có những động thái cần thiết để hỗ trợ, vì không có các nhà tài trợ thì ca sĩ muốn hát cũng khó và ngược lai. Ai cũng có giá riêng của mình để "chốt, hạ", được thì làm, không được thì thôi, đâu thể nào để tình trạng "được voi, đòi tiên".

Là một ca sĩ có cátsê cao, anh có "nhìn" vào khả năng tài chính của nhà tổ chức mà "tùy cơ ứng biến" cátsê?

Điều đó là đương nhiên. Với một chương trình có tầm cỡ, danh tiếng như thế và được tổ chức nhiều năm qua, dĩ nhiên là chúng tôi phải biết ngó trước, ngó sau chứ?

Đã có vô số các chương trình phục vụ nhân dân tại các nơi trên cả nước, chúng tôi vẫn vui vẻ nhận tiền xăng vài triệu đấy thôi, thậm chí khi tham gia chương trình mang tính chất kêu gọi, chúng tôi lại còn tự móc tiền túi ra để tặng thêm cho chương trình. Những chuyện này bình thường thôi mà, mọi thứ đều có thể giải quyết được bằng một lời nói thôi.

{keywords}

Anh có giống một số "sao" khác, quan niệm: Không tăng giá cátsê lên thì giữ giá cũ, không bao giờ giảm?

Mỗi người có sự lựa chọn riêng của mình và phải biết rõ là mình sẽ mang lại lợi ích gì cho nhà tổ chức và chất lượng công việc của mình cũng là câu trả lời để họ thấy con số đó là xứng đáng.

Tôi hay nói đùa, nghề của chúng tôi là nghề không vốn nên kiểu nào cũng có thể "xử" được. Vấn đề là chúng tôi phải được trân trọng trọng lời mời và được nhận biết rõ ràng tính chất của từng chương trình để có những khung giá hợp lý nhất.

Anh nghĩ mình còn ngồi ở vị trí "top" trong nghệ thuật bao lâu nữa? Nếu có một ca sĩ trẻ, nói với anh thế này: "Anh Hưng ơi, anh xuống đi, nhường cho tụi em lên". Anh trả lời thế nào?

Tôi chưa bao giờ có ý định làm vua hay ông hoàng nào cả. Có nhiều phóng viên hoặc cộng tác viên không tìm hiểu kỹ lưỡng mà cứ đi giật tít là tôi tự phong cho mình là ông hoàng này, ông hoàng kia rồi tự viết những kiểu bình luận mang tính cách cá nhân, xấu tính khủng khiếp!

Với tôi, ông hoàng nào rồi cũng sẽ thoái triều, vì thế tôi chưa bao giờ muốn trở thành những nhân vật như thế bao giờ. Các bạn phòng viên viết về tôi không đúng trong thời gian qua, cần xem xét lại. Những người chỉ biết ngồi chờ hoặc phải lên tiếng nhờ người khác nhường lại cho mình vị trí và vinh quang, theo tôi không nên trao cho những kẻ bất tài như thế!

Nếu anh có khả năng, có tài thì phải chứng tò được và phải bước tới đoạt được vị trí đó mới đáng tự hào và cảm thấy hãnh diện hơn là phải kêu than, khóc lóc.
{keywords}

Mr Đàm trong một lần mang tiền giúp các nghệ sĩ già yếu đón tết tại viện Dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM.
Bề nổi đẳng cấp của một ca sĩ có phải là cátsê cao và họ tìm mọi cách để tăng giá lên để thành...sao, phải không anh?

Điều này cũng hơi khó lý giải vì đã có rất nhiều trường hợp kỳ lạ mà tôi đã chứng kiến và dân trong nghề ai cũng biết.

Có những ngôi sao đòi lương cao lắm nhưng khi ra sân khấu thì hiệu quả không có, hoặc có khi được mời vào vũ trường hát, tiền thì đòi cao mà hát nhạc chán phèo, khách khứa chẳng buồn rót rượu vào ly, hết cả chương trình mà chai rượu mới được một phần ba. Chỉ cần hai lần như thế là sự xuất hiện của ngôi sao đó bị giảm ngay.

Hoặc cũng có vài ca sĩ vụt sáng bất ngờ, hay hỏi rón, hỏi lén lương của ca sĩ này thế nào, lương ca sĩ kia ra sao để mà đưa giá cátsê cao hơn tý xíu để chứng minh là mình đang "hot".

Tôi là người bị chú ý nhiều nhất và cũng bị ganh tỵ nhiều nhất khi mà một vài đồng nghiệp biết được lương hát của tôi. Họ đâu biết rằng, tôi phải thỏa thuận với Ban tổ chức về phần biểu diễn của mình như thế nào, yêu cầu họ quảng cáo ra sao để khán giả hào hứng chịu bỏ tiền ra mua vé.

Với tôi thì đó không thuộc về bề nổi đẳng cấp của một ca sĩ. Thứ quan trọng nhất chính là giọng hát và cách sống đúng nghĩa của nghệ sĩ của bạn mới là điều khiến đồng nghiệp phải nghiêng mình.

Thực tế là có khá nhiều giọng hát hiện nay lương cao hơn hẳn các "diva" đấy chứ? Nhưng để nói đến đẳng cấp trong nghề nghiệp thì còn rất lâu những giọng hát kia mới chạy theo kịp, cộng luôn cả những con số mà họ đang sỡ hữu.

Xin cám ơn anh!

Theo Giaoduc.net.vn