- Có người đã ví "Quê nhà" vào buổi tối ngày 12/7 tại Hà Nội như một đêm nhạc ấn tượng nhất mà họ được thưởng thức trong vòng 10 năm trở lại đây. Đó là một đêm nhạc hoàn hảo và đầy cảm xúc, hội tụ những tinh hoa của âm nhạc Việt đương đại dưới sự chứng kiến và phát "cuồng" vì sung sướng của các nhạc sĩ hàng đầu như Anh Quân, Quốc Trung, Huy Tuấn...
"Ngỡ ngàng", "bàng hoàng", "bị thuyết phục" hay "rúng động" .... những từ ngữ này chỉ có thể miêu tả về trạng thái của con người mà không thể lột tả hết được vẻ đẹp của âm thanh. Trong tiếng Anh còn có một từ là "outstanding" - chỉ sự nổi bật, vượt trội và khác thường về đẳng cấp. Đêm nhạc "Quê nhà" của Nguyên Lê xứng đáng với tất cả những mỹ từ đó. Nó đã cho người ta thấy âm nhạc có thể vượt xa những giới hạn của sự tưởng tượng đến mức nào.
Chương trình có một chút trục trặc về âm thanh khi sử dụng micro cho cây đàn tranh của Vân Ánh bị gây hiệu ứng chói tai. Tuy nhiên sự cố này chỉ là một hạt cát trước những con sóng dồn dập và hùng vĩ của "Quê nhà". Đêm nhạc mở đầu bằng một khúc hòa tấu đậm chất jazz/rock.
Mới chỉ nghe bản nhạc này, khán giả sẽ ngạc nhiên và tự hỏi phải chăng người ta nói về Nguyên Lê như một bậc thầy của worldmusic có phần quá lời, bởi chất jazz rock mạnh mẽ và thấm đẫm trong tác phẩm? Tuy nhiên đến bản hòa tấu thứ 2 mang âm hưởng Nhật Bản, thì âm nhạc worldmusic của ông mới bộc lộ rõ nét. Những dòng chảy âm thanh bắt đầu lôi kéo tâm trí người nghe ra khỏi những giới hạn về địa lý, lãnh thổ hay ý niệm bằng những câu nhạc mênh mang, trong suốt, sử dụng nhiều synthesis, âm thanh bồi, các hợp âm rải...
Nghệ sĩ đàn tranh Vân Ánh, violinist Khắc Quân từ Mỹ trở về
Qua những bản nhạc ông hòa tấu như Daisy Flower (Hoa cúc thu), Ting Ning, Qua cầu gió bay... người ta thấy một khả năng biên soạn đáng nể, nếu không nói là tuyệt vời khủng khiếp. Sự thay đổi kì diệu về lối chơi, tốc độ và các câu nhạc phức tạp đã hoàn toàn ăn khớp với nhau trong một tổng phổ chặt chẽ. Với toàn bộ 6 nghệ sĩ, tài năng riêng lẻ của họ đã làm thành một tổng thể hoàn hảo dưới sự dẫn dắt âm nhạc của Nguyên Lê.
Là một người tự học nhạc, nhưng Nguyên Lê chơi đàn như một guitar lead bậc thầy khiến cho bất kì rocker kì cựu nào cũng phải kinh ngạc. Chiêm ngưỡng buổi biểu diễn của Nguyên Lê và ekip, từ hàng ghế đẹp nhất, nhạc sĩ Anh Quân vỗ tay không ngớt. Anh liên tục trao đổi với nhạc sĩ Quốc Trung với sự hào hứng mà chưa bao giờ người ta được chứng kiến.
Những tưởng sự thăng hoa của Nguyên Lê đã dâng đến tột bực sau tác phẩm Coco Panista với nhịp 19/8 (trong khi nhịp thông thường là 4/4 và 3/4) - ấn tượng đến mức nhạc sĩ Anh Quân phải vái lạy, thì sự xuất hiện của Tùng Dương lại tiếp tục thổi bùng ngọn lửa sáng tạo và thăng hoa của "Quê nhà".
So với các đây vài năm, khi Tùng Dương bắt đầu "quái" trên sân khấu không kể khán giả, thì thời gian gần đây anh đã tiết chế đi rất nhiều. Nghe Dương hát "Quê nhà" của Trần Tiến thấy ấm áp, thấy kĩ thuật, thấy tình cảm và chiều sâu.
Tùng Dương đặc biệt hát hoàn hảo, đằm thắm ở những khúc ngân trầm, lúc bắt đầu xuống giọng hay những đoạn vocal luyến láy lên cao. Khi ấy, là cảm giác rõ rệt nhất về một giọng ca đương đại Tùng Dương tuyệt đối chưa ai có thể so sánh tại Việt Nam. Nhưng tuyệt vời hơn cả là nghe anh hát Jazz của Nguyên Lê, 2 ca khúc tiếng Anh trong album mới nhất Songs of Freedom (2011). Nếu như Mercedes Menz hay "Giăng Tơ" là sự trưng trổ kĩ thuật "điên" khi hát, thì Redemption Song (Bài hát cứu chuộc) tinh tế, trong trẻo và khơi gợi sự tự do đến sởn da gà. Nói không ngoa, nếu như Dương không cover bài hát này, sẽ là một điều đáng tiếc cho Nguyên Lê.
Tùng Dương trong "Mercedes Menz"
Khó có thể nói gì hơn về một đêm nhạc tột bực như "Quê nhà". Sau 7 năm trở lại Việt Nam, Nguyên Lê đã được chào đón nồng hậu bởi những nhạc sĩ, ca sĩ hàng đầu trong nước. Không thể quên được hình ảnh cuồng nhiệt của nhạc sĩ Anh Quân khi phấn khích với từng câu nhạc, sự đam mê của nhạc sĩ Đức Trí khi anh bò trên sàn chụp ảnh, vẻ chiêm nghiệm say đắm của Quốc Trung khi anh căng mắt dõi theo từng đoạn chuyển hay niềm vui sướng đến thơ trẻ của Huy Tuấn khi chứng kiến sự thành công của chương trình...
Hơn hết, là Tùng Dương, với việc tìm thấy một bản ngã mới trong Nguyên Lê - một bản ngã mà cá tính âm nhạc, sự sáng tạo và tài năng của anh hoàn toàn có thể vươn tầm ra biển lớn.
Gia đình Mỹ Linh - Anh Quân và các con cổ vũ nồng nhiệt trên hàng ghế đầu.
Các nghệ sĩ nán lại sau đêm nhạc
Hồ Hương Giang
Ảnh: Tuấn Đào
"Ngỡ ngàng", "bàng hoàng", "bị thuyết phục" hay "rúng động" .... những từ ngữ này chỉ có thể miêu tả về trạng thái của con người mà không thể lột tả hết được vẻ đẹp của âm thanh. Trong tiếng Anh còn có một từ là "outstanding" - chỉ sự nổi bật, vượt trội và khác thường về đẳng cấp. Đêm nhạc "Quê nhà" của Nguyên Lê xứng đáng với tất cả những mỹ từ đó. Nó đã cho người ta thấy âm nhạc có thể vượt xa những giới hạn của sự tưởng tượng đến mức nào.
Chương trình có một chút trục trặc về âm thanh khi sử dụng micro cho cây đàn tranh của Vân Ánh bị gây hiệu ứng chói tai. Tuy nhiên sự cố này chỉ là một hạt cát trước những con sóng dồn dập và hùng vĩ của "Quê nhà". Đêm nhạc mở đầu bằng một khúc hòa tấu đậm chất jazz/rock.
Mới chỉ nghe bản nhạc này, khán giả sẽ ngạc nhiên và tự hỏi phải chăng người ta nói về Nguyên Lê như một bậc thầy của worldmusic có phần quá lời, bởi chất jazz rock mạnh mẽ và thấm đẫm trong tác phẩm? Tuy nhiên đến bản hòa tấu thứ 2 mang âm hưởng Nhật Bản, thì âm nhạc worldmusic của ông mới bộc lộ rõ nét. Những dòng chảy âm thanh bắt đầu lôi kéo tâm trí người nghe ra khỏi những giới hạn về địa lý, lãnh thổ hay ý niệm bằng những câu nhạc mênh mang, trong suốt, sử dụng nhiều synthesis, âm thanh bồi, các hợp âm rải...
Nghệ sĩ đàn tranh Vân Ánh, violinist Khắc Quân từ Mỹ trở về
Qua những bản nhạc ông hòa tấu như Daisy Flower (Hoa cúc thu), Ting Ning, Qua cầu gió bay... người ta thấy một khả năng biên soạn đáng nể, nếu không nói là tuyệt vời khủng khiếp. Sự thay đổi kì diệu về lối chơi, tốc độ và các câu nhạc phức tạp đã hoàn toàn ăn khớp với nhau trong một tổng phổ chặt chẽ. Với toàn bộ 6 nghệ sĩ, tài năng riêng lẻ của họ đã làm thành một tổng thể hoàn hảo dưới sự dẫn dắt âm nhạc của Nguyên Lê.
Là một người tự học nhạc, nhưng Nguyên Lê chơi đàn như một guitar lead bậc thầy khiến cho bất kì rocker kì cựu nào cũng phải kinh ngạc. Chiêm ngưỡng buổi biểu diễn của Nguyên Lê và ekip, từ hàng ghế đẹp nhất, nhạc sĩ Anh Quân vỗ tay không ngớt. Anh liên tục trao đổi với nhạc sĩ Quốc Trung với sự hào hứng mà chưa bao giờ người ta được chứng kiến.
Những tưởng sự thăng hoa của Nguyên Lê đã dâng đến tột bực sau tác phẩm Coco Panista với nhịp 19/8 (trong khi nhịp thông thường là 4/4 và 3/4) - ấn tượng đến mức nhạc sĩ Anh Quân phải vái lạy, thì sự xuất hiện của Tùng Dương lại tiếp tục thổi bùng ngọn lửa sáng tạo và thăng hoa của "Quê nhà".
So với các đây vài năm, khi Tùng Dương bắt đầu "quái" trên sân khấu không kể khán giả, thì thời gian gần đây anh đã tiết chế đi rất nhiều. Nghe Dương hát "Quê nhà" của Trần Tiến thấy ấm áp, thấy kĩ thuật, thấy tình cảm và chiều sâu.
Tùng Dương đặc biệt hát hoàn hảo, đằm thắm ở những khúc ngân trầm, lúc bắt đầu xuống giọng hay những đoạn vocal luyến láy lên cao. Khi ấy, là cảm giác rõ rệt nhất về một giọng ca đương đại Tùng Dương tuyệt đối chưa ai có thể so sánh tại Việt Nam. Nhưng tuyệt vời hơn cả là nghe anh hát Jazz của Nguyên Lê, 2 ca khúc tiếng Anh trong album mới nhất Songs of Freedom (2011). Nếu như Mercedes Menz hay "Giăng Tơ" là sự trưng trổ kĩ thuật "điên" khi hát, thì Redemption Song (Bài hát cứu chuộc) tinh tế, trong trẻo và khơi gợi sự tự do đến sởn da gà. Nói không ngoa, nếu như Dương không cover bài hát này, sẽ là một điều đáng tiếc cho Nguyên Lê.
Tùng Dương trong "Mercedes Menz"
Khó có thể nói gì hơn về một đêm nhạc tột bực như "Quê nhà". Sau 7 năm trở lại Việt Nam, Nguyên Lê đã được chào đón nồng hậu bởi những nhạc sĩ, ca sĩ hàng đầu trong nước. Không thể quên được hình ảnh cuồng nhiệt của nhạc sĩ Anh Quân khi phấn khích với từng câu nhạc, sự đam mê của nhạc sĩ Đức Trí khi anh bò trên sàn chụp ảnh, vẻ chiêm nghiệm say đắm của Quốc Trung khi anh căng mắt dõi theo từng đoạn chuyển hay niềm vui sướng đến thơ trẻ của Huy Tuấn khi chứng kiến sự thành công của chương trình...
Hơn hết, là Tùng Dương, với việc tìm thấy một bản ngã mới trong Nguyên Lê - một bản ngã mà cá tính âm nhạc, sự sáng tạo và tài năng của anh hoàn toàn có thể vươn tầm ra biển lớn.
Gia đình Mỹ Linh - Anh Quân và các con cổ vũ nồng nhiệt trên hàng ghế đầu.
Các nghệ sĩ nán lại sau đêm nhạc
Hồ Hương Giang
Ảnh: Tuấn Đào