- Đạo diễn Nguyễn Thước nói nếu lần này không được trao giải thưởng nhà nước thì kỳ sau ông sẽ làm hồ sơ tiếp nhưng với những bộ phim khác chứ không phải các tác phẩm do hai NBK Phan Thanh Tú, Phan Huyền Thư viết kịch bản.
>> Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà
nước
>>
Cay đắng hàng chục năm không được phong NSƯT
>> Ai
xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
>> Thành tích có một, sao lắm giải thưởng
thế?
>> Giải thưởng nghệ thuật thừa thãi scandal
>> Bố mẹ cãi nhau vì “đứa con” nghệ thuật
Liên quan đến việc xét giải thưởng Nhà nước kỳ này và cá nhân ông, Bộ VH vừa có công văn yêu cầu ông bổ sung ý kiến đồng thuận của các nhà biên kịch và có thông tin rằng ông đã trượt trong đợt xét duyệt này vì trong quá trình xét duyệt có xảy ra tranh chấp. Như vậy là đã vi phạm quy chế. Phản ứng của ông thế nào về sự việc trên?
Tôi rất bình tĩnh trong chuyện này. Tôi thấy ở đây còn rất nhiều quan niệm chưa rõ ràng. Thứ nhất là đến giờ phút này, cả tôi, thế giới cũng như lý luận điện ảnh của VN đều khẳng định rằng đối với một bộ phim thì tác giả chính là đạo diễn. Chúng ta vẫn thấy đối với phim tiếng Anh đều có dòng chữ A Film By và tiếp theo là tên đạo diễn. Tác giả chính của một bộ phim phải là đạo diễn. Trong bộ phim có rất nhiều thành phần nhưng nhìn lại những người đã được giải thưởng Hồ Chí Minh hay giải thưởng Nhà nước, tôi cũng chỉ nhìn thấy có tên của người xin chứ không phải phim của cả đoàn.
Có một điều này tôi thấy cũng chưa được nói tới là một biên kịch xin xét giải thưởng nhà nước với kịch bản của mình, tại sao lại xin bên Hội nhà văn cũng có cái lý của nó. Biên kịch có phim dự thi là với tư cách tác giả kịch bản của phim đó còn với một bộ phim, tác giả chính vẫn là đạo diễn. Việc này đã rất rõ ràng nhưng trong tất cả các tiêu chí cũng như việc nhìn nhận của chúng ta vẫn đang lẫn lộn.
Nếu Bộ đề nghị tôi làm việc này và chua
thêm là chỉ xét khi không có tranh chấp thì điều này cũng không rõ ràng vì đây
có phải chuyện tranh chấp bản quyền đâu. Các chị ấy (hai nhà biên kịch Phan
Thanh Tú, Phan Huyền Thư - PV) có phải là đồng đạo diễn với tôi đâu. Lúc đầu,
trong đơn gửi lên Bộ, các chị ấy nghĩ rằng tôi xin giải thưởng lần này là dựa
trên giải thưởng của biên kịch nhưng không đúng. Tôi xin với tư cách đạo diễn
theo đúng quy định của giải thưởng nhà nước lần này. Tôi cũng nói rõ là các chị
ấy cũng có quyền xin xét giải thưởng với tư cách biên kịch.
Khi nói điều này ra tôi cũng có trách các chị rằng sao không đọc kỹ hết tiêu chí quy định mới thì các chị ấy lại quay ra nói Không, tôi chẳng tranh chấp gì quyền cả vì chúng tôi có quyền của chúng tôi và chúng tôi thấy ba tác phẩm này của anh Thước không xứng đáng và đề nghị xét lại xem có xứng đáng không. Người ta cũng đã trao giải tác giả kịch bản cho các chị ấy. Vậy thì các chị ấy cho rằng không xứng đáng là không xứng đáng ở điểm nào? Cái đó thì tôi không tiện hỏi.
Nếu bây giờ tôi phải xin các chị ấy sự đồng thuận thì 15 hồ sơ khác xin xét giải thưởng nhà nước kỳ này có phải làm thế không?
Trong đợt xét tặng giải thưởng nhà nước năm nay có nổi lên trường hợp của anh và hai nhà biên kịch vì những khiếu nại xung quanh các tác phẩm chung của ba người. Anh nghĩ gì khi trước thềm xét thưởng một giải thưởng lại xảy ra những chuyện rùm beng liên quan đến cá nhân mình như vậy?
Những ngày đầu tôi hơi sốc và buồn nhưng đến giờ tôi rất bình tĩnh vì lần nào xét duyệt giải thưởng nhà nước cũng có chuyện này chuyện kia, không rơi vào tôi thì chắc sẽ rơi vào người khác. Nó như cái chuyện tất nhiên hay sao ấy, tôi cũng không hiểu nữa. Tôi chỉ ngạc nhiên và không bao giờ nghĩ rằng chuyện đó lại rơi vào mình. Vậy thôi!
Anh có biết lý do vì sao lại xảy ra mâu thuẫn này không khi hồ sơ đã được chuyển lên?
Tôi vẫn nghĩ rằng các chị ấy không đọc hết các tiêu chí, không nắm được hết những tiêu chí mới. Tôi vẫn nghĩ là giá như tôi đã làm một việc gì đó không phải với các chị. Giá như tôi đã làm một việc gì đó ảnh hưởng đến quyền lợi của các chị. Đáng lẽ cùng một cơ quan, các chị ấy có thể trao đổi với tôi. Mà nếu nói với tôi khó thì các chị ấy có thể trao đổi với lãnh đạo của Hãng. Hãng phim Tài liệu khoa học trung ương có truyền thống hơn 50 năm nhưng chưa bao giờ có chuyện kiện cáo đưa nhau lên báo thế này nên anh em trong cơ quan và lãnh đạo hãng rất buồn.
Trước khi xảy ra sự việc đáng tiếc này, quan hệ giữa anh và hai nhà biên kịch thế nào?
Tôi và chị Tú thì không có vấn đề gì nhưng cũng phải nói rất thật là 3 năm nay tôi và chị Thư không nói chuyện với nhau mặc dù 1 năm trở lại đây chị ấy làm việc dưới quyền tôi, chỉ khi có công việc thì trao đổi. (Hiện tại đạo diễn Nguyễn Thước là phó xưởng trưởng xưởng làm phim tài liệu, Hãng phim Tài liệu khoa học trung ương - PV).
Sau khi xảy ra sự việc, mọi người đã gặp lại nhau chưa?
Có gặp nhưng chúng tôi cũng không thể nói chuyện được với nhau.
Đặt giả thiết là nếu không được xét giải thưởng nhà nước và danh hiệu NSND lần này thì anh đã chuẩn bị tinh thần đón nhận điều đó chưa? Và lần sau anh có làm hồ sơ tiếp không?
Cùng với công văn của Hội điện ảnh hôm
tới sẽ gửi lên Bộ tôi sẽ gửi kèm lá thư của mình để trình bày toàn bộ quan điểm
của mình xung quanh sự việc này. Tôi tôn trọng ý kiến cuối cùng của hội đồng nhà
nước. Hai năm nữa tôi sẽ xin lại và tôi sẽ xin với những tác phẩm phẩm khác. Tôi
đã có những bộ phim được những giải thưởng cao hơn thế nhưng chưa đủ thời gian
nên tôi chưa đưa vào hồ sơ lần này.
Bộ VHTTDL vừa có công văn trả lời chính thức về những kiến nghị của 2 nhà biên kịch Phan Huyền Thư, Phan Thanh Tú về 3 bộ phim Sự nhọc nhằn của cát, Những công dân @, Chát xám do họ viết kịch bản với sự tham gia của đạo diễn Nguyễn Thước. Công văn có đoạn: “Việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật được quy định cụ thể tại thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL ngày 27/5/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, trong đó đối tượng xét tặng giải thưởng là các tác phẩm chứ không phải là các tác giả. Hội đồng cấp Bộ nhất trí trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật cho cụm tác phẩm: Chất xám, Những công dân @, Sự nhọc nhằn của cát mà đạo diễn Nguyễn Thước là đại diện chứ không phải xét tặng giải thưởng Nhà nước cho đạo diễn Nguyễn Thước”. Và: “Tác phẩm điện ảnh là bộ phim hoàn
chỉnh, bao gồm
nhiều thành phần sáng tạo như biên kịch, đạo diễn, quay phim… Tác phẩm
là sản
phẩm đồng tác giả của các thành phần trên. Do vậy, khi đề nghị xét tặng
giải
thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho cụm tác phẩm đó phải được sự
đồng
thuận của các thành phần chính sáng tạo ra nó”. Theo yêu cầu của Hội
đồng xét
tặng giải thưởng nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh, đạo diễn Nguyễn Thước
buộc
phải bổ sung ý kiến đồng thuận, nhất trí của các đồng tác giả của cụm
tác phẩm
nêu trên, thống nhất đồng ý để đạo diễn Nguyễn Thước trình Hội đồng cấp
trên xét
tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật cho cụm tác phẩm: Sự
nhọc
nhằn của cát, Những công dân @ và Chất xám. Văn bản phải gửi
về Hội
đồng cấp Bộ trước 16h30 ngày
19/7/2011. |
Hoàng Vy