Mất 42 tỉ, lãnh đạo Cục Điện ảnh từ chức
Nhiều nghệ sĩ muốn kiến nghị vụ mất 42 tỉ
Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: Dứt khoát phải lên tiếng
Cục Điện ảnh đánh mất 42 tỉ, nghệ sĩ tròn mắt
Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: ai xấu hổ?
Thất thoát 42 tỉ: Cả giới điện ảnh giật mình
Nghệ sĩ bức xúc vì Cục Điện ảnh làm mất 42 tỉ đồng
TS Ngô Phương Lan trả lời phóng viên VietNamNet.
Từ khi có tin TS. Ngô Phương Lan sẽ về lãnh đạo Cục Điện ảnh, nhiều người tỏ ra vui mừng nhưng cũng nhiều người chia buồn với chị bởi ở vị trí sắp tới sẽ phải gánh vác rất nhiều nhiệm vụ nặng nề. Tuy nhiên, TS. Ngô Phương Lan chia sẻ rằng mình rất vui vì có nhiều người chia sẻ với chị và tuyệt nhiên chưa nghe thấy lời dèm pha nào về vị trí mới được bổ nhiệm này của mình.
Khi được hỏi: "Chị mừng hay lo khi nhận chức Cục phó phụ trách Cục điện ảnh trong bối cảnh ngành điện ảnh vừa gặp rất nhiều chuyện như vừa qua?", chị nói cảm giác lẫn lộn.
- Ngày 26/9 là ngày đầu tiên chị tiếp quản công việc tại Cục Điện ảnh với tư cách Cục phó phụ trách, không biết chị hoạch định công việc ngày đầu tiên của mình như thế nào? Chị có sợ ngày này không dù chị đã ở đó hơn 20 năm?
- Không, những điều tương tự như thế tôi chưa bao giờ sợ cả vì trong suy nghĩ của mình những việc cần làm tương đối rõ ràng. Tuy nhiên bây giờ mình không thể đi lững thững nữa mà phải chạy đua với thời gian. Tuần qua tôi cũng đã phải suy nghĩ và sắp xếp công việc tương đối cụ thể cho ngày đầu tiên ngồi vào vị trí này.
- Đã có hơn 20 năm gắn bó với
Cục điện ảnh, đi ra từ ngành điện ảnh, chuyển sang Cục hợp tác quốc tế, nơi công
việc đang thuận lợi, trở lại Cục Điện ảnh, nơi mọi thứ đang rất bề bộn, thực tâm
chị có mong muốn ngồi vào vị trí lãnh đạo Cục điện ảnh không? Nhiều người nói họ
chia buồn vì chị phải gánh vác một vị trí đang có nhiều thách thức? - Thực ra tôi cũng không có cơ
hội để lựa chọn. Ngay khi ban cán sự phân công, đi công tác về là tôi nhận luôn
quyết định đó. Công việc ở Cục Điện ảnh nặng nề hơn không chỉ là vì tình cảnh
của ngành điện ảnh đang như thế mà là vì vị trí của tôi bây giờ khác. Ở Cục hợp
tác quốc tế tôi là một phó Cục trưởng nhưng có Cục trưởng chịu trách nhiệm toàn
bộ công việc, là chủ tài khoản và tôi chỉ là người giúp việc cho Cục trưởng. Còn ở đây tôi là phó Cục trưởng
nhưng lại phụ trách Cục Điện ảnh. Có nghĩa là không có Cục trưởng, mọi việc sẽ
do mình đứng đầu và chịu trách nhiệm. Bây giờ không có Cục trưởng nên tôi phải
điều hành tất cả mọi việc. Nó nặng nề hơn là như vậy. Nếu trở về Cục điện ảnh mà
ở đó đã có vị Cục trưởng rồi mà mình chỉ là người giúp việc cho vị Cục trưởng đó
thôi thì nó sẽ không nặng nề như thế này. Tình cảnh thì đã đành rồi nhưng trách
nhiệm thì quá cao. - Nhiều người nói sở dĩ chị
chưa được bổ nhiệm ngay vị trí Cục trưởng Cục điện ảnh là vì muốn chị có thời
gian thử thách với vị trí Cục phó trước khi lên cao hơn? - Tôi không được ban cán sự và
lãnh đạo Bộ phổ biến cụ thể như vậy đâu. Khi vừa đi công tác về thì tôi nhận
được quyết định. Nhưng điều đó cũng từng xảy ra ở nhiều đơn vị. Cũng có nhiều
người ở vị trí Phó cục trưởng phụ trách hoặc quyền vụ trưởng, quyền Cục trưởng
một thời gian, sau đó Bộ xem xét quy trình rồi mới bổ nhiệm. Lần này thời gian
gấp gáp nên mọi quyết định cũng mang tính nhanh, quyết liệt, tức thì chứ không
có thời gian nhiều như người ta nghĩ.
Cẩn thận ghi chép lại các ý kiến tại cuộc gặp gỡ các nghệ sĩ điện ảnh ngày 25/9.
- Trước đó cũng đã có nhiều tin bên lề về việc chị sẽ quay trở lại làm lãnh đạo Cục điện ảnh nhưng thực sự khi nhận được quyết định làm Cục phó phụ trách Cục điện ảnh trong một thời điểm khá nhạy cảm chị có sốc không?
- Tin đồn thì đã có hàng tháng trời nhưng tôi cũng không để ý lắm. Công việc ở Cục hợp tác quốc tế rất bận rộn. Khi lãnh đạo Bộ có quyết định như vậy thì tôi cũng chẳng nói được gì. Vì thời gian gấp nên tôi chỉ còn biết nhận nhiệm vụ. Khi đã giao thì phải nhận, đã nhận thì cố gắng làm tốt. Tính tôi đã nhận bất cứ việc gì, không chỉ trong lĩnh vực điện ảnh, thì cố gắng tìm hiểu đến nơi đến chốn và làm hết sức mình. Bây giờ cũng chẳng tính toán hơn thiệt gì nữa, đã làm là làm thôi. Cũng không có cơ hội mà tính toán nữa.
- Nhiều nghệ sĩ cho rằng điện ảnh VN đang khủng hoảng tới đáy rồi. Chị có nghĩ ở vị trí mới này sẽ rất áp lực với chị bởi công việc sẽ gấp nhiều lần trước đây?
- Việc các nghệ sĩ nói điện ảnh đang rơi tới đáy không phải là lần đầu tiên. Tôi nhớ cách đây hơn 20 năm khi tôi mới vào nghề, điện ảnh bị đẩy ra cơ chế thị trường đột ngột thì các nghệ sĩ cũng đã lên tiếng rằng ngành điện ảnh đang kêu cứu. Thêm một lần nữa các nghệ sĩ lại đang nói đến chuyện khủng hoảng, xuống đáy, thảm hoạ...
Tôi nghĩ cũng rất khó nhưng là một người hiểu về điện ảnh cũng tương đối, có kinh nghiệm hoạt động trong ngành điện ảnh đã hơn 20 năm, là cả quãng đời tuổi trẻ của một con người, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng nhưng không mù quáng đến nỗi "húc bạt mạng" vào một núi công việc lớn.
Tôi sẽ cố gắng không sa vào mớ bòng bong mà sẽ bắt đầu bằng những công việc thiết thực, gỡ những mối nào có tính khả thi nhất. Tất nhiên, để thay đổi hoàn toàn, chuyển ngành điện ảnh từ trạng thái đang rơi xuống vực lên đến đỉnh cao nào đó thì tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi muốn làm đuợc một cái gì đó đúng là điện ảnh hơn và trước tiên là lấy lại niềm tin của các nghệ sĩ với điện ảnh.
- Ở vị trí này, chị hy vọng có thể làm được gì?
- Tôi nghĩ điều này cũng khó. Nói mình hy vọng điều gì thì chỉ là chủ quan. Tôi chỉ nghĩ cần lắng nghe các nghệ sĩ kỳ vọng điều gì ở sự phát triển, chí ít là bước lên những bậc thang khác khỏi tình trạng bây giờ của điện ảnh VN thì mình sẽ cố gắng chọn lọc, để suy nghĩ và tìm cách đáp ứng những hy vọng của họ. Điều đó cũng đã là rất khó khăn rồi. Trong hoàn cảnh thế này và trong điều kiện của mình, mình chỉ cố đi theo đúng con đường của mình và cách của mình thôi.
Hạnh Phương
Ảnh: Nguyễn Hoàng