- Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho rằng nói "Điện ảnh VN đang đi đến bể phốt" còn là quá nhẹ nhàng.
NBK Trịnh Thanh Nhã: Ngành Điện ảnh cần một nhạc trưởng! |
- Khi phát ngôn thì bao giờ cũng ngoa ngôn. Tuy nhiên khi nói đến thực trạng của điện ảnh là đi đến đáy rồi thì tôi nói như vậy là còn quá nhẹ nhàng vì dưới đáy bể phốt còn có đáy nữa. Đáy là mặt sàn để mình đứng mà mặt sàn đó của điện ảnh nay đã mất rồi. Đáy không có đáy luôn, người ta nói là rơi tự do. Một từ như thế nghe thì sốc nhưng nó có phải là quá không?
Trước tiên là về mặt nghề nghiệp, nghiệp vụ của từng người phải vững vàng và có sự bồi dưỡng thường xuyên. Phim làm ít quá, hiện trạng điện ảnh thế này làm sao bồi dưỡng nghề được. Vài năm mới có một phim. Dao càng mài càng sắc mà không có dao để mà mài nữa thì làm cái gì bây giờ. Vậy là cái mặt sàn, điểm tựa đầu tiên của điện ảnh là không có. Điểm tựa thứ hai, đó là cơ chế, định hướng để các nghệ sĩ biết rõ con đường mà mình sẽ phải đi. Nói thật, các nghệ sĩ chúng tôi không ai nghèo, tất cả đều sống rất tốt. Tôi làm ở ngoài nhiều lắm, chiến đấu khắp nơi. Không ai làm với các hãng phim tư nhân nhiều như tôi. Tôi không chết đói.
Nhưng làm điện ảnh thì không thể làm theo cách đó được, không thể rong ruổi cấp tập trên đường ngày này qua ngày khác thế được. Làm điện ảnh đòi hỏi điểm lắng mà điểm lắng đó không thể lấy nền điện ảnh thị trường để tạo nên mà phải có một đầu tư mang tính chiến lược. Nhà nước quan niệm về ngành điện ảnh thế nào, còn muốn điện ảnh là vũ khí của mình không, còn muốn điện ảnh là biểu trưng văn hóa của mình không? Không có nền tảng ấy, không có định hướng ấy, nghệ sĩ đi về đâu?
- Thực ra điện ảnh thực ra lâu nay đã đứng ở trong cái thế chông chênh rồi. Một sự cố vừa diễn ra liên quan đến việc Cục Điện ảnh để thất thoát một khoản tiền khá lớn càng làm cho điện ảnh thêm bấp bênh. Có thể với nhiều người kinh doanh, 42 hay 36 tỉ không phải là quá lớn nhưng với nghệ sĩ thì số tiền đó là khá nhiều bởi chừng đó có thể dành để đầu tư cho không ít dự án phim. Theo chị, sự việc này có ảnh hưởng gì đến cả ngành điện ảnh VN và việc hai Cục trưởng từ chức có giải quyết được gì không?
- Tôi không nhìn chuyện đó bi quan lắm. Nhiều ngành khác cũng thất thoát chứ không riêng gì điện ảnh. Điện ảnh vốn được ít tiền quá nên nhìn như vậy thì giật mình thôi. Còn nhìn bên ngoài, việc các hãng phim tư nhân làm phim lỗ mấy tỉ là chuyện thường, nhiều phim lỗ, cộng lại thì sẽ thành một cục lớn vậy thôi. Nhưng đó là vì người ta tính không đúng đường mà để thất thoát còn ở đây cơ chế của mình tạo cơ hội để cán bộ của mình quan liêu, tham nhũng.
Vấn đề ở đây không phải là mất bao nhiêu tiền mà là cơ chế tạo cơ hội cho quan liêu trong điện ảnh, từ quan liêu dẫn đến tham nhũng. Vì thế, 42 hay ba mươi mấy tỉ không phải là vấn đề, cũng không phải vì thế nghệ sĩ không có tiền làm phim bởi vì tiền hết tiền rồi thì nhà nước sẽ rót. Vấn đề là cơ chế, nó sẽ đánh mạnh vào lòng tin của nghệ sĩ về sự quan tâm của Nhà nước. Sự quan tâm của nhà nước ở đây thực sự chúng tôi không cần lắm đến tiền theo nghĩa cụ thể của nó.
Tôi cũng từng phát biểu, đừng có nói các hãng phim tư nhân tệ hại. Họ chính là cái nền đầu tiên của một ngành điện ảnh thuận chiều, phát triển tự nhiên. Nhiều hãng phim có nhu cầu sau khi có khoản tiền thu vào từ các bộ phim thị trường thì họ có nhu cầu nghệ thuật hóa các bộ phim của họ. Điển hình là BHD. Tôi không thích lắm Cánh đồng bất tận vì tôi yêu tác phẩm văn học này và có cảm giác bộ phim làm chưa tới nhưng xu hướng nghệ thuật của nó là phải thừa nhận. Dòng máu anh hùng của Chánh Phương cũng không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật của nó. Áo lụa Hà Đông của Phước Sang cũng vậy. Mỗi phim đều có cái lỗi của nó nhưng trong tương lai những hãng phim tư nhân ấy sẽ có xu hướng tiến bước tới nghệ thuật đích thực của họ.
Thực tế là điện ảnh Nhà nước đang đi sau. Căn cốt nghệ thuật mà điện ảnh nhà nước có thể có anh đánh rơi mất rồi. Cái nền mất rồi thì làm sao anh đuổi theo thế giới được. Họ đang đi trước anh. Do vậy đừng nói các hãng phim tư nhân trở thành áp lực với các nghệ sĩ. Những bộ phim đó cũng do chúng tôi làm mà, vẫn là các nghệ sĩ điện ảnh làm đấy chứ. Chúng tôi được rèn luyện trong những bộ phim đó rất nhiều, kể cả những bộ phim nước ngoài họ vào đây làm. Họ đang tạo nền tảng cho chúng ta mà, phải biết ơn họ chứ.
Tất cả các hãng phim tư nhân, dù
họ làm những bộ phim nham nhở để cười trong dịp Tết còn hơn chúng ta cả một dịp kỷ niệm 19/8, 2/9 vừa xong toàn ngành điện ảnh không có một bộ phim kỷ niệm nào.
Trong khi đó, đến mùa cần phải kiếm tiền thì họ kiếm tiền, có tiền rồi họ sẽ làm
phim nghệ thuật. Còn định hướng cho nền điện ảnh nhà nước đi về đâu? không nhìn
thấy! Vì thế, tôi cho rằng đừng nên xúc phạm sự xuất hiện của các hãng phim tư
nhân và phim giải trí.
|
Nghệ sĩ cho rằng điện ảnh VN đang ở tình trạng rơi tự do... |
- Không, tôi không hy vọng vào các ý kiến. Tôi biết phần lớn là những lời than thở. Phải làm thế nào? Đó là lời các nghệ sĩ quen nói, bởi vì họ không phải là nhà quản lý. Vấn đề ở đây đang nằm ở hệ thống quản lý, không phải ở các nghệ sĩ. Vậy thì các nhà quản lý phải nghe những lời than thở của các nghệ sĩ để nghĩ ra chiến lược thay đổi vấn đề. Tôi không hy vọng ý kiến của các nghệ sĩ sẽ tham mưu cho ngành được cái gì nhiều đâu. Để có thể lập nên một chiến lược, một đề án phát triển ngành, người ta đã làm rồi. Quy hoạch ngành điện ảnh, Luật Điện ảnh, đề án chấn hưng ngành điện ảnh lần thứ nhất, đề án chấn hưng ngành điện ảnh lần thứ hai... làm hết rồi.
Thực ra nghe là nghe hiện trạng bây giờ. Mà hiện trạng thế nào thì báo chí nói mãi rồi. Nếu lãnh đạo Bộ thực sự muốn thay đổi điều gì đó, thì rất đơn giản: hãy mở ra tất cả những hồ sơ mà ngành điện ảnh đã có, thời điểm này còn dùng được đến đâu và cần thay đổi những gì.
Cần có một nhóm chuyên gia để làm điều này nhưng hãy coi chừng chọn người không đúng. Nó sẽ giống chuyên gia của ngành giáo dục, sẽ cải cách, cải cách mãi, cải cách làm trẻ con rối loạn rồi phát tâm thần. Vấn đề là chọn nhóm chuyên gia đó thế nào. Đó phải là những người ngoài kinh nghiệm quản lý, họ phải có giao lưu với ngành điện ảnh nước ngoài nhiều, có nghiệp vụ để thẩm định rằng con người này, tác phẩm này có nên đầu tư hay không. Vấn đề là con người. Tôi nghĩ nếu làm quyết liệt thì chỉ 1 tháng là ra.
Ngành điện ảnh cần một nhạc trưởng đủ sức liên kết các nghệ sĩ lại. Ngành điện ảnh muốn tạo nên bản lĩnh và sức mạnh nội sinh của mình thì cần phải có một ngọn cờ.
- Chị có hy vọng nào lãnh đạo mới được bổ nhiệm của Cục điện ảnh không?
- Tôi tin vào thiện tâm của Ngô Phương Lan. Tôi cũng tin vào học vấn của cô ấy. Còn sau đó cô ấy bị tác động bởi cái gì, làm được cái gì lại là chuyện khác. Nhưng ít nhất, đây là một trong những người mà tôi cho rằng có nhiệt tâm với ngành và có thiện tâm trong con người tự nhiên của cô ấy. Tô cũng rất hy vọng ở kiến thức điện ảnh rất căn bản của cô ấy.
Biết nhau đã lâu, tôi biết rằng cô ấy chưa bao giờ kiếm lợi từ trong ngành. Cô ấy đi khỏi Cục Điện ảnh vào thời điểm rất xấu của Cục và ra đi vì biết không thay đổi được điều gì của Cục Điện ảnh. Điều này tôi hiểu rõ vì tôi cũng đã ra đi khỏi Hãng phim truyện VN vì hiểu rằng mình sẽ không làm được gì cho cho Hãng. Tôi xin về hưu sớm, đù là xưởng trưởng xưởng sản xuất. Không làm được gì cho anh em mà mỗi tháng nhận lương gần như cao nhất xưởng thấy rất ngượng. Cơ chế làm tan nát hết mọi thứ, tan nát cả lòng tin vào chính mình.
Hạnh Phương
Ảnh: Nguyễn Hoàng