- Như vậy là con đường huyền thoại, những kí ức sống động, chiến công và kì tích của chiến sĩ và hải quân Việt Nam sẽ được tái hiện gần như trọn vẹn nhân dịp kỉ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển (1961-2011).
Nguyễn Hữu Chí – Phó Đô đốc hải quân Quân đội Việt Nam cộng hòa đã từng nhận định: “… Trên thực tế đối phương đã sử dụng biển khơi một cách thành thạo, mà việc di hành vào điểm đến càng tỏ ra đặc sắc hơn, làm kinh ngạc không ít chuyên viên đường biển…”
Cũng như đường Hồ Chí Minh xuyên Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển là một kỳ tích của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là biểu tượng của ý chí, khát vọng và sức sáng tạo Việt Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Bộ sách 10 tập đã tiết lộ nhiều thông tin và kinh nghiệm quý giá, cũng là bộ sách đầu tiên phản ánh tương đối hệ thống, toàn diện và sâu sắc về đường Hồ Chí Minh trên biển. Công trình có sự tham gia của các Tướng lĩnh, Giáo sư, Tiến sĩ, học giả, nhà báo đã viết, biên soạn; và đặc biệt là các nhân chứng với những câu chuyện chân thực, có nhiều tình tiết sau 50 năm mới được công bố rộng rãi.
Chiếm đa số trong bộ sách "Đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam" là thể ký và hồi ức gồm những câu chuyện có thật do các cựu chiến binh "Đoàn tàu không số" và các những người làm nhiệm vụ trên các bến… viết hoặc kể lại. Đây là bức tranh sinh động, là bài ca hào hùng về cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng của quân và dân ta trên tuyến vận chuyển chiến lược biển Đông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Từ những Đoàn tàu Không số, hàng ngàn tấn vũ khí, khí tài được vận chuyển vào Nam Bộ và Nam Trung Bộ kịp thời cung cấp cho các mặt trận nóng bỏng nhất trên chiến trường miền Nam. Ở nơi mà cuộc chiến đấu phải tính đến từng khẩu súng, từng viên đạn, thì giá trị của số vũ khí hàng hóa đó được nhân lên gấp bội. Nhờ đó, quân, dân ta đã tiến công và đập tan những cuộc càn quét, khủng bố của địch, làm nên những trận đánh nổi tiếng như Ấp Bắc, Bình Giã, Ba Gia, Vạn Tường... Kết quả ấy thực sự là một kỳ tích tuyệt vời.
Mỗi một cuốn sách trong bộ sách 10 cuốn này sẽ là một lát cắt, một góc nhìn nhằm giúp hiểu sâu hơn, đa diện hơn, chân thực, sinh động hơn về con đường vận tải quân sự trên biển với biết bao những chiến công, những hy sinh thầm lặng đã trở thành huyền thoại.
Nếu cuốn "Lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển" nói về sự hình thành và phát triển của Đoàn tàu Không số với những chiến công vang dội trở thành kỳ tích của người chiến sĩ hải quân trên tuyến đường biển quân sự, thì "Lịch sử Đoàn A – 01 Bến Tre" lại viết về sự hy sinh cao cả, thầm lặng của bà con nhân dân vùng bến hết lòng bảo vệ tàu, che chở cho các chiến sĩ vượt qua sự truy đuổi ráo riết của kẻ thù... Nếu "Đường mòn trên biển" của Thiếu tướng Nguyễn Tư Đương là một khúc tráng ca bất tử về những cán bộ, chiến sĩ hải quân của Đoàn tàu Không số, thì "Những chiến công huyền thoại" lại là một bức tranh cận cảnh với những nét khắc sắc, gọn làm nổi bật gương mặt ngưòi chiến sĩ hải quân trung thành vô hạn, thông minh, sáng tạo, dũng cảm kiên cường chiến đấu hy sinh quên mình vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Cuốn "Vũng Rô bước ra từ huyền thoại" là một góc nhìn đương đại của lớp trẻ hôm nay về một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện bi tráng của thế hệ cha anh, còn "Đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam" lại là cái nhìn trầm tĩnh, suy tư sâu sắc của những người trong cuộc lý giải về một cuộc chiến tranh đã lùi xa, để tìm lại từ quá khứ những bài học lớn góp phần giải quyết những vẫn đề ngày càng đa dạng và phức tạp trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc hôm nay.
Nói về bộ sách ý nghĩa này, Đại tá TS Phạm Bá Toàn - Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - đơn vị phát hành trọn bộ tập sách cho biết: "Trong suốt 14 năm trời, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ của người chiến sĩ hải quân tỏa sáng trên đường Hồ Chí Minh trên biển. Mỗi chuyến đi là một cuộc chiến đấu căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên nhiên, với mọi khó khăn, thử thách; ra đi là xác định cảm tử với con tàu và chuyến hàng.
Từ năm 1961 đến năm 1975, những cán bộ chiến sĩ “tàu không số” đã phải đối mặt với hơn 20 cơn bão lớn, vượt qua hàng trăm cuộc vây ráp của kẻ thù, đưa hàng trăm ngàn tấn vũ khí kịp thời chi viện cho các hướng chiến trường. Những lúc bị địch bao vây bốn phía, cả con tàu là một khối đoàn kết, trong đó thuyền trưởng và chính trị viên tàu là trụ cột mẫu mực nhất. Khi thấy không thể thoát khỏi sự truy lùng của địch, để giữ bí mật cho tuyến đường, họ đã biến con tàu thành một khối thuốc nổ khổng lồ lao vào tàu địch. Sự trung thành với cách mạng, sự hy sinh vô cùng anh dũng của cán bộ, chiến sĩ hải quân trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho chiến trường, mỗi khi nhắc tới họ, chúng ta không thể quên những tấm gương sáng ngời như: Nguyễn Phan Vinh, Nguyễn Văn Hiệu, Hồ Đức Thắng, Đặng Văn Thanh, Bông Văn Dĩa, Phan Văn Nhờ (Tư Mau) và biết bao những người con ưu tú đã anh dũng hy sinh cùng nhiều con tàu mãi mãi nằm lại với biển khơi.
Có thể nói, suốt 14 năm trời ròng rã (1961-1975) thực hiện vận chuyển chiến lược bằng đường biển chi viện miền Nam, cán bộ chiến sĩ hải quân đã lập nhiều chiến công xuất sắc, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng tạo dựng nên một con đường huyền thoại mang tên Bác. Thắng lợi to lớn của Đường Hồ Chí Minh trên biển thực sự là biểu tượng sinh động cho giá trị, phẩm chất và hào khí bất khuất của con người Việt Nam - nhân tố trung tâm, quyết định tạo nên sức mạnh phi thường của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh giải phóng".
Vân Sam
Nguyễn Hữu Chí – Phó Đô đốc hải quân Quân đội Việt Nam cộng hòa đã từng nhận định: “… Trên thực tế đối phương đã sử dụng biển khơi một cách thành thạo, mà việc di hành vào điểm đến càng tỏ ra đặc sắc hơn, làm kinh ngạc không ít chuyên viên đường biển…”
Đoàn tàu Không số huyền thoại trên đường Hồ Chí Minh trên biển |
Chiếm đa số trong bộ sách "Đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam" là thể ký và hồi ức gồm những câu chuyện có thật do các cựu chiến binh "Đoàn tàu không số" và các những người làm nhiệm vụ trên các bến… viết hoặc kể lại. Đây là bức tranh sinh động, là bài ca hào hùng về cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng của quân và dân ta trên tuyến vận chuyển chiến lược biển Đông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Từ những Đoàn tàu Không số, hàng ngàn tấn vũ khí, khí tài được vận chuyển vào Nam Bộ và Nam Trung Bộ kịp thời cung cấp cho các mặt trận nóng bỏng nhất trên chiến trường miền Nam. Ở nơi mà cuộc chiến đấu phải tính đến từng khẩu súng, từng viên đạn, thì giá trị của số vũ khí hàng hóa đó được nhân lên gấp bội. Nhờ đó, quân, dân ta đã tiến công và đập tan những cuộc càn quét, khủng bố của địch, làm nên những trận đánh nổi tiếng như Ấp Bắc, Bình Giã, Ba Gia, Vạn Tường... Kết quả ấy thực sự là một kỳ tích tuyệt vời.
Mỗi một cuốn sách trong bộ sách 10 cuốn này sẽ là một lát cắt, một góc nhìn nhằm giúp hiểu sâu hơn, đa diện hơn, chân thực, sinh động hơn về con đường vận tải quân sự trên biển với biết bao những chiến công, những hy sinh thầm lặng đã trở thành huyền thoại.
Một số cuốn sách nằm trong tập sách đồ sộ có ý nghĩa lịch sử lớn lao |
Cuốn "Vũng Rô bước ra từ huyền thoại" là một góc nhìn đương đại của lớp trẻ hôm nay về một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện bi tráng của thế hệ cha anh, còn "Đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam" lại là cái nhìn trầm tĩnh, suy tư sâu sắc của những người trong cuộc lý giải về một cuộc chiến tranh đã lùi xa, để tìm lại từ quá khứ những bài học lớn góp phần giải quyết những vẫn đề ngày càng đa dạng và phức tạp trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc hôm nay.
. Đô đốc Giáp Văn Cương ở Trường Sa (1988) |
Từ năm 1961 đến năm 1975, những cán bộ chiến sĩ “tàu không số” đã phải đối mặt với hơn 20 cơn bão lớn, vượt qua hàng trăm cuộc vây ráp của kẻ thù, đưa hàng trăm ngàn tấn vũ khí kịp thời chi viện cho các hướng chiến trường. Những lúc bị địch bao vây bốn phía, cả con tàu là một khối đoàn kết, trong đó thuyền trưởng và chính trị viên tàu là trụ cột mẫu mực nhất. Khi thấy không thể thoát khỏi sự truy lùng của địch, để giữ bí mật cho tuyến đường, họ đã biến con tàu thành một khối thuốc nổ khổng lồ lao vào tàu địch. Sự trung thành với cách mạng, sự hy sinh vô cùng anh dũng của cán bộ, chiến sĩ hải quân trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho chiến trường, mỗi khi nhắc tới họ, chúng ta không thể quên những tấm gương sáng ngời như: Nguyễn Phan Vinh, Nguyễn Văn Hiệu, Hồ Đức Thắng, Đặng Văn Thanh, Bông Văn Dĩa, Phan Văn Nhờ (Tư Mau) và biết bao những người con ưu tú đã anh dũng hy sinh cùng nhiều con tàu mãi mãi nằm lại với biển khơi.
Có thể nói, suốt 14 năm trời ròng rã (1961-1975) thực hiện vận chuyển chiến lược bằng đường biển chi viện miền Nam, cán bộ chiến sĩ hải quân đã lập nhiều chiến công xuất sắc, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng tạo dựng nên một con đường huyền thoại mang tên Bác. Thắng lợi to lớn của Đường Hồ Chí Minh trên biển thực sự là biểu tượng sinh động cho giá trị, phẩm chất và hào khí bất khuất của con người Việt Nam - nhân tố trung tâm, quyết định tạo nên sức mạnh phi thường của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh giải phóng".
Vân Sam