- “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” được đại diện giới chuyên môn khen ngợi, “Sát thủ đầu mưng mủ” cũng không bị người đọc quay lưng? Còn ảnh nude bị cho là của Ngọc Trinh thì...
"Sát thủ đầu mưng mủ": Càng cấm, càng sốt
Tạm dừng phát hành “Sát thủ đầu mưng mủ”
Thành Phong tiếc vì “Sát thủ...” bị dừng phát hành
Sách dâm ô hay cơ quan chức năng đọc lướt?
Tập truyện ngắn “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” (Nguyễn Vĩnh Nguyên) – NXB Hội Nhà Văn và công ty Phương Nam - bị Sở TTTT TP.HCM gửi công văn yêu cầu thu hồi, với lý do “truyền bá lối sống dâm ô, đồi trụy” khiến dư luận đang dấy lên thông tin nhiều chiều khác nhau.
Đại diện NXB Hội Nhà Văn – nhà văn Tạ Duy Anh rất bức xúc vì thông tin trên. Trao đổi với phóng viên VietNamNet, nhà văn Tạ Duy Anh - người trực tiếp biên tập cuốn sách - khẳng định sở TTTT TP.HCM đã đọc không kỹ, tập truyện là một trong những nỗ lực sáng tạo đáng trân trọng của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên.
Bìa tập truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Nguyên |
Nếu dùng một vài đoạn văn bị tách rời ra khỏi hoàn cảnh của câu chuyện để đánh giá cả một cuốn sách là “dâm ô, đồi trụy” thì xin cơ quan chức năng hãy đọc thật kỹ lại, vì có quá nhiều tác phẩm đã và đang bàn các chủ đề xung quanh chuyện sex, nude, yêu đương.
Hơn nữa, một vài đoạn văn đó liệu có thật sự ảnh hưởng đến người đọc? Nếu như cơ quan chức năng không phát lệnh thu hồi, nhiều khả năng là cuốn truyện cũng chỉ được một cộng đồng rất ít người đọc biết tới và mua về. Trên thị trường xuất bản Việt Nam, những cuốn sách hot cũng chỉ bán được từ năm đến mười ngàn cuốn.
Trong khi đó một bộ ảnh nude đang bị cho là của cô hoa hậu Ngọc Trinh phát tán trên mạng, thì có tới hàng nhiều triệu lượt truy cập. Cứ cho là rất khó để quản lý hình ảnh trên mạng, nhưng vấn đề ở đây là quản lý con người. Đã có "nghi án" dính dáng đến một tên tuổi nổi tiếng, lại còn mang vương miện sắc đẹp, tức là sẽ liên quan đến thẩm mỹ của rất đông người. Vậy, thử làm một phép so sánh xem ở đây ai là người ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục nhiều hơn?
Tại sao không cơ quan văn hóa nào phải chịu trách nhiệm thẩm định cho rõ đúng sai và trước những vi phạm nghiêm trọng (nếu như có thật) về hình ảnh đến mức khiêu dâm như thế thì không thấy cơ quan chức năng nào của ngành văn hóa vào cuộc, xử lý bất cứ điều gì?
Rất nhiều bậc phụ huynh và bạn đọc cực kỳ lo ngại và bức xúc về việc gần đây tất cả các web site, các mạng xã hội đều có hình nude của Ngọc Trinh. Bộ hình bị gọi là khiêu dâm này thực sự đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn non nớt của các em học sinh sinh viên, truyền bá lối sống tôn thờ "thác loạn", "hưởng thụ". Điều nguy hiểm hơn là hãy coi những bình luận được đăng tải phía dưới các bộ hình này, với việc sử dụng thứ ngôn từ không gì có thể diễn tả được, kinh khủng hơn nhiều lần những cuốn sách bị coi là "dâm ô". Liệu cơ quan an ninh có cần hơn một tuần để xử lý vấn đề này? Rất nhiều người cho rằng Viện khoa học hình sự cần phải vào cuộc thẩm định bộ hình này và cơ quan chức năng cần xử lý để trả lại sự trong lành cho thuần phong mỹ tục Việt Nam. |
Sách thu hồi – món mồi béo bở cho in lậu
Mười ngày sau khi có yêu cầu thu hồi thẩm định lại “Sát thủ đầu mưng mủ”, trên thị trường vẫn tràn ngập cuốn sách này.
“Sát thủ đầu mưng mủ” bị quan ngại là làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của giới trẻ. Sự thật thì các bạn đọc trên 15 tuổi liệu có thật sự bị ảnh hưởng đến gu thẩm mỹ khi giải trí với cuốn sách này?
Có thể tác giả không cố ý gây sốc hoặc thậm chí đã gửi gắm một ý đồ tốt đẹp, khác hẳn với suy luận của người xem về bức tranh, nhưng đáng tiếc là sản phẩm cuối cùng lại gây phản cảm trong công chúng đọc.
Việc yêu cầu thẩm định lại và tạm dừng phát hành cuốn sách tất nhiên không thể khiến cho đơn vị xuất bản là công ty Nhã Nam phải lao đao, nhưng có một thực tế là sách càng cấm thì càng đông người muốn tìm mua.
Và hiệu ứng ngược này đương nhiên là món mồi béo bở cho các tay in lậu, chứ các nhà sách nghiêm túc chẳng ai dám liều mình phát hành một khi đã bị cấm.
Người đọc rất khó phân biệt giữa sách giả và sách thật |
Ra lệnh cấm là một chuyện còn lệnh ra xong rồi có cấm được thật hay không? Và hơn nữa, sách lậu, sách giả hoạt động ngang nhiên như thế tại sao không thấy cơ quan chức năng nào cấm, bắt, rà soát, thu hồi?
Hiện tại, ít ra cũng có hai cuốn sách nổi cộm lên vì những vấn đề mà nhiều người có thể cùng nhìn nhận. Nhưng còn biết bao nhiêu cuốn sách thuộc các thể loại khác: khoa học, y học, giáo khoa,... bị in lậu, in nhái, in nối bản tràn lan; làm sai lệch hết cả kiến thức trong đó, ảnh hưởng đến nhiều lớp người đọc thì ai, cơ quan nào sẽ xử lý?
Hay là ở đây, phải nhắc tới
việc buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho cái xấu, cái giả dối lên
ngôi, lộng hành trong xã hội thực sự là một câu chuyện rất lớn cần phải
bàn cho rõ.
Luật cần không có lại thò ra luật nhà thơ Suốt hàng chục năm nay, những đơn vị làm sách chân chính và các nhà xuất bản đã làm đơn và thu thập hàng ngàn chữ ký, gửi tới đề nghị quốc hội và các cơ quan chức năng, đề nghị chỉnh sửa Luật xuất bản, tội danh in lậu từ vi phạm hành chính thành tội làm hàng giả và có chế tài xử lý hình sự. Rất nhiều người đã bức xúc đặt câu hỏi vì sao tội in lậu không chỉnh sửa thành tội làm hàng giả và ai đang trục lợi vì điều này? Chỉ có ở Việt Nam là xử lý tội in lậu bằng biện pháp hành chính. Điều này không chỉ làm các nhà xuất bản trong nước bức xúc mà các NXB nước ngoài cũng hết sức ngạc nhiên. Đây là luật mà giới xuất bản Việt Nam đang cần nhất thì chưa được chỉnh sửa mà bỗng dưng lại nghe nói về Luật nhà thơ, nhà văn??? |
Lãng Gia