- Phim Nhà nước có cơ hội được trình chiếu thương mại trong một hệ thống chiếu bóng và phát hành do tư nhân và nước ngoài chi phối?
Trước hết, phải nói ngay, các phim được Nhà nước đặt hàng hay tài trợ sản xuất chưa bao giờ được dự phần chia sẻ “chiếc bánh” doanh thu phòng vé. Dù đây là thị trường có quy mô tăng trưởng gấp năm lần chỉ trong bốn năm qua, từ con số 5,8 triệu USD vào năm 2008 lên xấp xỉ 35 triệu USD trong ngoái.
Đầu tư tiền tỷ, lợi nhuận bằng…không
Người ta còn dự kiến đến năm 2016, thị trường này sẽ một lần nữa tăng trưởng gấp ba, đạt tổng doanh thu 110 triệu USD. Số lượng màn ảnh tăng đều qua mỗi năm nhờ sự ra đời nhanh chóng của các cụm rạp phức hợp (cineplex). Mà đáng kể nhất là hệ thống Megastar (từ 2005) với 9 cụm rạp, Lotte (2008) 3 cụm rạp, Galaxy (từ 2006) 3 cụm rạp, B.H.D (2010) 1 cụm rạp…
Thực tế, thị trường này đang nuôi sống hệ thống các hãng phim tư nhân tại TP.HCM. Cũng như, là “mỏ vàng” tiềm năng thúc đẩy Hollywood, thông qua các nhà phát hành địa phương, liên tục đổ vào các phim thương mại làm phình lớn quy mô thị trường và thu về hàng triệu USD lợi nhuận.
Một câu hỏi rất lớn cần phải đặt ra là hàng tỷ đồng mà Nhà nước đã bỏ ra đầu tư thu về được bao nhiêu lợi nhuận ở thị trường đang lên này? Con số trong năm 2011 có lẽ là bằng…không. Bởi, hai phim được Nhà nước tài trợ trong năm qua là “Tâm hồn mẹ” và “Mùi cỏ cháy” chưa bao giờ được ra rạp.
Còn nhìn lại trong 5 năm qua, Nhà nước đã tài trợ và đặt hàng tổng cộng 22 phim. Nhưng rất ít trong số chúng được trình chiếu thương mại, có thể đếm trên một bàn tay: “Chuông reo là bắn” (2007), “Chơi vơi” (2009) do hãng phim Thiên Ngân phát hành; “Rừng đen” (2008), “Vũ điệu đam mê” (2010) do Megastar phát hành.
Phim làm ra cất kho, làm người ta có cảm giác điện ảnh đã “đi xuống bể phốt” như một ý kiến quá lời lên tiếng. Nhưng thực tế, điện ảnh Việt đang rất sôi động ở nơi người làm phim biết cách gõ cửa thị trường và sòng phẳng trong luật chơi.
Tất nhiên, câu hỏi trên sẽ là không cần thiết, nếu người ta cho rằng: phim làm ra là để phục vụ nhiệm vụ chính trị, đem đi chiếu tại các liên hoan và cuối “vòng đời” là đưa vào hệ thống chiếu bóng lưu động chiếu miễn phí cho khán giả vùng sâu, vùng xa. Nhưng những phát biểu gần đây từ Bộ Tài chính cho rằng: đã tới lúc cần phải tính tới hiệu quả kinh tế khi xem xét các dự án phim mà Nhà nước tài trợ hay đặt hàng.
“Cửa” nào để vào rạp?
Thực tế, không chỉ phim Nhà nước, ngay cả phim do các nhà sản xuất độc lập cũng rất khó tìm được đường ra rạp trong bối cảnh hệ thống chiếu bóng và phát hánh giăng mắc phức tạp các thế lực lợi ích của tư nhân trong nước và tư bản nước ngoài. Các nhà phát hành đồng thời sở hữu các rạp chiếu, và đang ra sức thâu tóm theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, tức từ thị trường nguồn phim cho đến phòng vé.
Chưa kể, do Việt Nam chưa đặt hạn ngạch nhập khẩu phim nên nguồn phim ngoại nhập đổ về gần như vây kín lịch chiếu mỗi tuần. Do quy mô còn khá nhỏ bé nên mỗi tuần thị trường chiếu bóng thường chấp nhận không quá bốn phim mới ra mắt (trừ mùa phim Tết). Các nhà phát hành thường nhập khẩu những phim có tính thương mại cao và bỏ qua những phim kén khách.
Do vậy, chen chân được ra rạp là một thách thức không nhỏ đối với phim Việt. Ngay cả khi nhiều phim Nhà nước được các nhà phát hành ưu ái nhận phân phối và chiếu trong hệ thống rạp của mình như “Rừng đen”, “Chơi vơi” hay “Vũ điệu đam mê” thì thời gian trụ rạp của chúng cũng không quá hai tuần do…vắng khách.
Ở một thị trường mà đầu ra đã vận hành theo đúng quy luật cung – cầu đầy nghiệt ngã, có vẻ như, các hãng phim Nhà nước vẫn đang vận hành bộ máy sản xuất phim của mình theo kiểu thời bao cấp, mà không nhận thức được rằng phim chiếu rạp đã hết là sản phẩm độc quyền của họ.
Không nghi ngờ gì là nội dung có tính thương mại thấp, không tính tới chi phí quảng bá và chi phí phát hành (phải trả cho nhà phát hành) trong khâu lên dự án đã khiến phim của họ cất kho.
Có lẽ, đã đến lúc phải thừa nhận nghệ thuật điện ảnh còn có một khía cạnh khác – đó là nền công nghiệp được thúc đẩy bằng mục tiêu lợi nhuận và được vận hành nhờ vốn, tài năng và công nghệ.
Minh Chánh
Mỹ Tâm: 'Chẳng lẽ tôi đính hôn từ 12 tuổi?'
Nhạc hội Việt - Hàn: Chương trình hay nhưng BTC kém
Phải làm gì khi trẻ em bị đám đông "ném đá"?
Nhạc hội Việt - Hàn: Chương trình hay nhưng BTC kém
Phải làm gì khi trẻ em bị đám đông "ném đá"?
Trước hết, phải nói ngay, các phim được Nhà nước đặt hàng hay tài trợ sản xuất chưa bao giờ được dự phần chia sẻ “chiếc bánh” doanh thu phòng vé. Dù đây là thị trường có quy mô tăng trưởng gấp năm lần chỉ trong bốn năm qua, từ con số 5,8 triệu USD vào năm 2008 lên xấp xỉ 35 triệu USD trong ngoái.
“Tâm hồn mẹ”, một phim do Nhà nước tài trợ đã không tìm được đường ra rạp trong năm 2011 |
Đầu tư tiền tỷ, lợi nhuận bằng…không
Người ta còn dự kiến đến năm 2016, thị trường này sẽ một lần nữa tăng trưởng gấp ba, đạt tổng doanh thu 110 triệu USD. Số lượng màn ảnh tăng đều qua mỗi năm nhờ sự ra đời nhanh chóng của các cụm rạp phức hợp (cineplex). Mà đáng kể nhất là hệ thống Megastar (từ 2005) với 9 cụm rạp, Lotte (2008) 3 cụm rạp, Galaxy (từ 2006) 3 cụm rạp, B.H.D (2010) 1 cụm rạp…
Thực tế, thị trường này đang nuôi sống hệ thống các hãng phim tư nhân tại TP.HCM. Cũng như, là “mỏ vàng” tiềm năng thúc đẩy Hollywood, thông qua các nhà phát hành địa phương, liên tục đổ vào các phim thương mại làm phình lớn quy mô thị trường và thu về hàng triệu USD lợi nhuận.
Một câu hỏi rất lớn cần phải đặt ra là hàng tỷ đồng mà Nhà nước đã bỏ ra đầu tư thu về được bao nhiêu lợi nhuận ở thị trường đang lên này? Con số trong năm 2011 có lẽ là bằng…không. Bởi, hai phim được Nhà nước tài trợ trong năm qua là “Tâm hồn mẹ” và “Mùi cỏ cháy” chưa bao giờ được ra rạp.
Còn nhìn lại trong 5 năm qua, Nhà nước đã tài trợ và đặt hàng tổng cộng 22 phim. Nhưng rất ít trong số chúng được trình chiếu thương mại, có thể đếm trên một bàn tay: “Chuông reo là bắn” (2007), “Chơi vơi” (2009) do hãng phim Thiên Ngân phát hành; “Rừng đen” (2008), “Vũ điệu đam mê” (2010) do Megastar phát hành.
Phim làm ra cất kho, làm người ta có cảm giác điện ảnh đã “đi xuống bể phốt” như một ý kiến quá lời lên tiếng. Nhưng thực tế, điện ảnh Việt đang rất sôi động ở nơi người làm phim biết cách gõ cửa thị trường và sòng phẳng trong luật chơi.
Tất nhiên, câu hỏi trên sẽ là không cần thiết, nếu người ta cho rằng: phim làm ra là để phục vụ nhiệm vụ chính trị, đem đi chiếu tại các liên hoan và cuối “vòng đời” là đưa vào hệ thống chiếu bóng lưu động chiếu miễn phí cho khán giả vùng sâu, vùng xa. Nhưng những phát biểu gần đây từ Bộ Tài chính cho rằng: đã tới lúc cần phải tính tới hiệu quả kinh tế khi xem xét các dự án phim mà Nhà nước tài trợ hay đặt hàng.
Phim Nhà nước có cơ hội nào để được chia sẻ “chiếc bánh” doanh thu phòng vé đang phình lớn trong 5 năm vừa qua? |
“Cửa” nào để vào rạp?
Thực tế, không chỉ phim Nhà nước, ngay cả phim do các nhà sản xuất độc lập cũng rất khó tìm được đường ra rạp trong bối cảnh hệ thống chiếu bóng và phát hánh giăng mắc phức tạp các thế lực lợi ích của tư nhân trong nước và tư bản nước ngoài. Các nhà phát hành đồng thời sở hữu các rạp chiếu, và đang ra sức thâu tóm theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, tức từ thị trường nguồn phim cho đến phòng vé.
Chưa kể, do Việt Nam chưa đặt hạn ngạch nhập khẩu phim nên nguồn phim ngoại nhập đổ về gần như vây kín lịch chiếu mỗi tuần. Do quy mô còn khá nhỏ bé nên mỗi tuần thị trường chiếu bóng thường chấp nhận không quá bốn phim mới ra mắt (trừ mùa phim Tết). Các nhà phát hành thường nhập khẩu những phim có tính thương mại cao và bỏ qua những phim kén khách.
Do vậy, chen chân được ra rạp là một thách thức không nhỏ đối với phim Việt. Ngay cả khi nhiều phim Nhà nước được các nhà phát hành ưu ái nhận phân phối và chiếu trong hệ thống rạp của mình như “Rừng đen”, “Chơi vơi” hay “Vũ điệu đam mê” thì thời gian trụ rạp của chúng cũng không quá hai tuần do…vắng khách.
Ở một thị trường mà đầu ra đã vận hành theo đúng quy luật cung – cầu đầy nghiệt ngã, có vẻ như, các hãng phim Nhà nước vẫn đang vận hành bộ máy sản xuất phim của mình theo kiểu thời bao cấp, mà không nhận thức được rằng phim chiếu rạp đã hết là sản phẩm độc quyền của họ.
Không nghi ngờ gì là nội dung có tính thương mại thấp, không tính tới chi phí quảng bá và chi phí phát hành (phải trả cho nhà phát hành) trong khâu lên dự án đã khiến phim của họ cất kho.
Có lẽ, đã đến lúc phải thừa nhận nghệ thuật điện ảnh còn có một khía cạnh khác – đó là nền công nghiệp được thúc đẩy bằng mục tiêu lợi nhuận và được vận hành nhờ vốn, tài năng và công nghệ.
Minh Chánh