- Những hình ảnh rất gần trong đời sống đô thị hiện đại trở thành nguồn cảm hứng cho các họa sĩ "Đời nay".

TIN BÀI KHÁC
Những tác phẩm nghệ thuật trên đầu
Những tác phẩm ngàn đô làm từ bút chì

Ngắm các tác phẩm nghệ thuật bằng muối tuyệt đẹp

Điều đáng tiếc tại một triển lãm ở Hà Nội


"Đời nay" tại Art Talk (tháng 7/2012) là một triển lãm thực sự rất đáng xem. Ở đây tập hợp các tác phẩm mới nhất của 6 họa sĩ trẻ Việt Nam: Nguyễn Khắc Chinh (sinh năm 1984), Lê Chí Hiếu (1979), Nguyễn Đức Hùng (1981), Lê Thị Minh Tâm (1976), Trịnh Minh Tiến (1983) và Phạm Tuấn Tú (1981).


"Tìm kiếm gương mặt thật 2", "Cuộc sống của ma-nơ-canh" của tác giả Nguyễn Khắc Chinh như mang hai trạng thái tâm lý: một đã giải phóng những ham muốn, nhưng cái đầu vẫn vô thức - một vẫn đang che giấu bản năng mà không dám đối mặt.

"Ma-nơ-canh II"

"Cuộc sống của Ma-nơ-canh"


"Đi tìm khuôn mặt thật sự"

"Ma-nơ-canh III"

Lê Thị Minh Tâm - họa sĩ trước đây tưởng như trung thành với thể loại nude trừu tượng, thì nay chuyên sang một thể loại hoàn toàn mới với mình -  vẽ "Hot girl". "Chính tôi cũng không biết gọi tên nó là gì" - Lê Thị Minh Tâm nói.

"Hot girl II"

"Hot girl III"

"Hot girl IV" - Những bức tranh nhìn xa thấy hình ảnh cô gái hiện ra nhòe nhoẹt giữa các nét màu.

Bộ 4 tác phẩm "Không có gì là không có gì" (Nothing is Nothing) của họa sĩ Pham Tuấn Tú gây ấn tượng đặc biệt bởi cách xử lý chi tiết kĩ lưỡng và độc đáo.

Điểm nhấn trên tranh là kí hiệu đặc trưng của tiền giấy hay chữ vạn. Phạm Tuấn Tú cũng vẽ những bông hoa mọc từ những biểu tượng văn hóa và trí tuệ, như giải thích cho sự tham lam, đố kị, toan tính, ích kỷ, bon chen, dục vọng .... làm nên loài hoa độc trổ bông trên đỉnh não người.

Tất cả các bức tranh đều được đặt tiêu đề đầu là "Hàng lỗi".

"Hàng lỗi: Không có gì là không có gì"

"Hàng lỗi: Yêu quá Hà Nội ơi!"

"Hàng lỗi: Một loài hoa"

"Góc nhìn xe và phố", "Tĩnh vật trà đá"
được Trịnh Minh Tiến vẽ theo phong cách cực thực (trường phái ra đời tại Mỹ, vào thập niên 60, 70). Đây là một trường phái rất nổi tiếng và quen thuộc, nhưng có rất ít các họa sĩ Việt Nam sử dụng.

Trịnh Minh Tiến - "Tự họa II"

"Tĩnh vật trà đá"


Trịnh Minh Tiến nói về bước chuyển đổi nghệ thuật của mình:

"Nếu trong cuộc sống còn nhiều người biết yêu mến nghệ thuật, nhờ thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật mà quên được nỗi bất hạnh, biết đón nhận và hy vọng ở cuộc đời, cùng sống chung với nhau để tạo ra những giá trị đẹp nhất, thì đó cũng là những gì tôi cảm nhận và diễn đạt.

Vào một ngày đẹp trời năm 2008, tôi bị ấn tượng bởi những tác phẩm của các họa sĩ theo trường phái Cực Thực khi tình cờ được thấy trên một quyển sách tên là Art Now, có những nghệ sĩ Don Eddy hay Chuck Close... với những chân dung khổ lớn và phong cảnh thành phố trên những chiếc xe bóng nhoáng... Lúc đó tôi tự hỏi mình sao họ có thể làm nên những tác phẩm tuyệt vời đến vậy?

Tại sao họ làm được và tư tưởng của họ là gì?

Đó chỉ là những suy nghĩ trong chốc lát, nhưng nó lại ám ảnh tôi và sốc hơn rất nhiều tác phẩm gần đây của các họa sĩ trẻ như Pedro Campos, Tom Martin hay Denis Peterson, Roberto Bernandi.. và rất nhiều họa sĩ trẻ khác. Sau đó tôi đã quyết định bắt đầu... dành thời gian theo đuổi, tìm hiểu thông tin, và sáng tác những tác phẩm đầu tiên.

Đây là những minh chứng cho quá trình thay đổi về nhận thức và quan niệm mà tôi hướng tới: Hiện thực qua con mắt họa sĩ siêu hiện thực"
.

Tác phẩm "Góc nhìn xe và phố"

Hình ảnh các tòa nhà phản chiếu qua lớp vỏ xe

Một số tác phẩm của các họa sĩ khác tại triển lãm

Bộ ba tranh "Trò chơi chú bộ đội" (Lê Chí Hiếu)




c
Một góc tác phẩm "Con nhọ và tôi"

"Cao bồi bên bờ biển" (Lê Chí Hiếu)

"Sụ vận động của máy bay" (Nguyễn Đức Hùng)

"Sống thành hiện thực"

"Dòng thời gian mộng ảo"



Triển lãm bao gồm hơn 20 bức tranh vừa hoàn tất của các nghệ sĩ.

Vân Sam
Ảnh: Angellittlefire