- Những tội ác xảy ra liên tiếp gần đây đã vượt ngoài sức tưởng tượng, chúng
tấn công từ người già, trẻ em, thai phụ cho đến những con voọc quý hiếm.
Hà Tĩnh: Lại gắn “mác” cho gia đình văn hóa
MC Tuấn Tú bất ngờ cưới vợ
Cùng trong những ngày này, rạp chiếu đang là nơi thống trị của “Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy”, bộ phim mô tả cái ác ở mức độ và quy mô khủng khiếp nhất để khắc họa chiến thắng vinh quang của cái thiện.
The Joker, nhân vật phản diện trong phim “The Dark Knight” mà nghi phạm cuồng sát ở thị trấn Aurora (Colorado, Mỹ) tự cho mình là một hiện thân.) |
Sự tối tăm của màn ảnh quả thật đã gợi nhiều liên tưởng cho người xem tới những vụ cuồng sát liên tiếp xảy ra, làm bàng hoàng xã hội thời gian vừa qua.
Nếu bộ phim về người dơi khiến người ta cảm thấy bất an vì bối cảnh bạo lực và khủng bố lan tràn, cộng thêm sự bất lực của công quyền và những cơn giận dữ từ xung đột giai cấp. Thì các vụ cuồng sát vừa qua có lẽ khiến người ta lo âu, quan ngại nhiều hơn bởi chính dung mạo đời thường của nghi phạm, cũng như bối cảnh vốn bình yên trước khi cái ác xuất hiện.
Qua tường thuật trên truyền thông đại chúng, ta được biết vắn tắt về hoàn cảnh vụ việc ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội như sau: Hai bé gái, một bé 8 tuổi và một bé 4 tuổi, đang ngồi xem tivi trong ngôi nhà mà người lớn đi vắng. Nghi phạm giết người Đặng Trần Hoài lẻn vào lấy trộm chiếc áo sơ mi để khoác lên người. Không khó khăn để hình dung sự hồn nhiên và ngây thơ đã trở thành tai họa khi khơi dậy thú tính của một thanh niên say rượu và tâm thần bất ổn sau vài giờ lang thang không chủ đích trên đường.
Bối cảnh yên ả đời thường còn được nhìn thấy qua hình ảnh chiếc ao làng của thôn Phù Đình ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trước khi nó trở thành hiện trường của vụ cô học trò lớp 9 dìm chết bạn mình và nỗ lực thử trầm mình xuống nước. Thậm chí, một khoảnh khắc như vậy còn có thể được nhìn thấy trong nụ cười của nhóm quân nhân ngược đãi và tham gia giết voọc làm đồ nhậu, sau đó tung lên mạng để “khoe chiến tích”.
Hai cách diễn đạt về tội ác
Có thể thấy những vụ bạo lực dồn dập trên phim được mô tả theo cách hạn chế máu me để mở rộng độ tuổi được phép xem, chủ yếu là tạo những trò chơi cảm giác mạnh để mang lại không khí hồi hộp, căng thẳng. Cộng thêm bối cảnh đặc thù khiến tội ác trong phim khoanh vùng ở địa hạt tưởng tượng, giúp bộ phim có lý do để tránh né trách nhiệm trước bất cứ cáo buộc nào về việc kích thích hành động tương tự trên thực tế.
Còn trên thực tế, các tội ác cũng được phương tiện truyền thông đại chúng tường thuật ở mức độ dày đặc và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu quan tâm của công chúng, hay thỏa mãn sự tò mò của người đọc thích những chuyện tình – tiền – tù – tội.
Nếu phim ảnh thường phân tích kỹ khía cạnh tâm lý tội phạm nhằm nhận diện và nêu thái độ đúng đắn đối với cái ác; thì trong cùng một mục tiêu, các bản tin trên truyền thông đại chúng thường vắn tắt khi tường thuật lại diễn biến vụ việc hoặc mô tả chi tiết bề ngoài, đưa nhiều hình ảnh liên quan và nêu vài nguyên nhân chung chung đến độ sáo mòn như: gia đình và xã hội thiếu quan tâm, chính quyền buông lỏng quản lý, sự xúi giục của kẻ xấu, có lịch sử phạm tội…
Mặt khác, thông tin về tội ác trên phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện dầy đặc và ở mức độ ngày càng nghiêm trọng, khiến người ta lo âu về sự suy đồi đạo đức trong xã hội. Nhưng những bộ phim mô tả tội ác như một trò chơi thông minh và hấp dẫn giống như loạt phim người dơi lại gây ra lo ngại chúng sẽ tiêm nhiễm những ý tưởng độc hại vào đầu người xem.
Một vấn đề cần đặt ra trên thực tế: Khi đã mặc định tội ác thường đến từ động cơ lòng tham hay thù hận, liệu người ta đã đủ sẵn sàng để đối diện với những tội ác gây ra bởi những cá nhân có trục trặc về tâm lý, ẩn sâu bên trong mà chưa bột phát thành những triệu chứng loạn thần kinh? Những vụ việc vừa qua cho thấy hung thủ có nhiều vấn đề về tâm lý nhưng đã không được nhận thức đầy đủ và phát hiện kịp thời, cho đến khi những cá nhân rất đỗi “bình thường” về mặt ngoài ấy bột phát trở thành hung thủ của một vụ giết người ghê tởm.
Nhưng trong trường hợp nạn nhân là những con voọc quý hiếm thì sao? Rõ ràng vụ giết hai con voọc của nhóm quân nhân ở tỉnh Gia Lai đã gây sốc cho mọi người khi hồn nhiên phô bày những hình ảnh tàn ác lên mạng internet. Nó bị công kích bởi chính những hình ảnh này, chứ không phải vì đã phạm vào một chuẩn mực văn minh của xã hội.
Ở đây, có lẽ cần phải nói thêm về tính nước đôi của cộng đồng, tức: Người ta cho phép mình ăn thịt chó ngoài quán nhưng không giết chó nhà mình và phẫn nộ với những kẻ trộm chó; hoặc sẵn sàng lên án việc buôn bán thịt thú rừng nhưng lại cho phép mình có thể nếm thịt con gì đó “là lạ”.
Khải Trí