- Vụ hôn môi nhà tu hành của Đàm Vĩnh Hưng có thể xem là một “phát lộ” những buông tuồng diễn ra sau hậu trường showbiz Việt?

NGƯỜI QUAN SÁT
'Đá ném ao bèo' và câu chuyện bản quyền
Buồn vì đẳng cấp sao Việt hay sao Hàn?
“Bí quyết” giúp phim Hàn đẩy lùi Hollywood

“Gangnam Style”: Đại sứ, gã hề hay nghệ sĩ?

Những điều nhố nhăng rùm beng showbiz Việt

Bảo tàng 'khủng' và câu chuyện niềm tin

Từ phim siêu nhảm đến 44 tỷ bốc hơi

Tai tiếng showbiz Việt: Quá định mức, hết khuây khỏa!

Không năm ngoài sự lố bịch thường thấy trong tai tiếng showbiz Việt, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng mong muốn được chấm dứt vụ tai tiếng vì đã hôn một nhà tu hành nơi công cộng bằng một bức “tâm thư”.

Trên bức “tâm thư” viết tay dài tới 6 trang gửi báo chí ngày 9.11, đập vào mắt người xem là logo Mr. Đàm cách điệu hình chiếc vương miện, nằm ngay trên đầu và chính giữa của mỗi trang thư. Góc phải dưới cùng là hình ảnh đang trình diễn của chàng ca sĩ tự phong “ông hoàng nhạc Việt”.

Tâm thư của Đàm Vĩnh Hưng

Hình thức này tỏ ra phù hợp với ảo ảnh mà Đàm Vĩnh Hưng đang theo đuổi, như có lần anh nói với truyền thông, về “một đế chế mới với âm nhạc của mình, ở đó, các cộng sự và người hâm mộ trở thành thần dân”. Đó là nơi mà anh chẳng cần đến danh hiệu nghệ sĩ ưu tú làm chi, mà “nếu có một danh hiệu, tôi mong mình sẽ được gọi là “ca sĩ của ca sĩ”, như lời anh nói.

Rõ ràng là anh có quyền và chẳng ai có thể ngăn cấm anh nuôi mộng tưởng điên rồ và ngạo mạn ấy, bởi đó là cuộc đời của anh. Nhưng thật không may, trong cơn tự huyễn về một “ngai vàng” và ai đó có thể được chinh phục để trở thành “thần dân” trong “đế chế”, dường như anh đang cho phép mình có thể làm những hành động gây tổn thương đến công chúng.

Trở lại với nội dung của bức “tâm thư”, chúng ta không ngạc nhiên khi nó bao gồm toàn bộ những biện bạch, phân trần về nguồn gốc, động cơ thiện ý của hành động tai tiếng. Dĩ nhiên, anh không quên tách biệt: những ai mà anh nghĩ sẽ hiểu, cảm thông, rộng lượng thì anh “ngàn lần cảm tạ”; còn những ai đã bình luận “có phần ác” thì anh “xin chịu và sẽ đợi quý vị ở ngưỡng cửa Từ Bi”.

Đoạn kết, anh tỏ lời xin lỗi sau khi đã trình bày về hoàn cảnh mình là “nạn nhân” của một “tai ương, kiếp nạn” và “có trong tay đầy đủ chứng cứ để trả lời các bài báo, nhận xét, diễn đàn cố tình ác ý”.

Ở góc độ quan hệ công chúng, có vẻ như anh vẫn chưa được nhận thức sự tổn thương mà anh đã gây ra cho họ, được thể hiện trên những lời bình luận giận dữ. Bởi nụ hôn đặt lên môi một nhà tu hành, mà anh nói là xuất phát từ “tinh thần lành mạnh và hướng thiện” và chỉ mang tính “ước lệ”, gần như là sự xúc phạm đến hình ảnh tu sĩ và niềm tin của công chúng về đạo hạnh.

Hành động xúc phạm này liệu có thể được thông cảm khi nó xảy ra trong một trường hợp bất khả kháng hay không? Quả thật rất khó, bởi nếu ở chiều cao văn hóa, có lẽ Đàm Vĩnh Hưng đã nhanh trí chọn cách hôn tay nhà tu hành, vừa giữ được lời hứa, vừa giữ được sự tôn kính cần thiết.

Nhưng điều này đã không xảy ra. Những buông tuồng thường thấy sau hậu trường showbiz Việt nay “phát lộ” trên sân khấu trong một hoàn cảnh và con người cụ thể. Và đây không phải lần đầu showbiz Việt gây sóng gió dư luận vì văn hóa ứng xử kém cỏi.

Phải chăng đây là điều tất yếu trong một làng giải trí mà sự nổi tiếng có thể được dàn dựng bằng chiêu trò, mua được bằng tiền hoặc đổi chác bằng những thứ khác? Nếu quả vậy thì công chúng còn phải chịu đựng nhiều phát ngôn và hành động kém văn hóa của giới nổi tiếng.

Một câu chuyện văn hóa dài và phức tạp hơn, với rất nhiều vấn đề phải giải quyết, rõ ràng đang mở ra từ những câu chuyện nhỏ như thế này.

Khải Trí