- 88 tuổi, đã đóng trên 200 phim, vai nào cũng là vai phụ nhưng đó chính là
cả một dấu ấn của đường nghề mà Hồ Kiểng còn lưu giữ cho đến tận bây giờ.
Phim hợp tác “thùng rỗng kêu to”
Bị đốt áo, cắt giày vẫn...nhảy
Đừng bắt Anh Thơ mặc... váy!
Thực hư chuyện tình của Hoàng My với em chồng Hà Tăng
Thêm 21 ca khúc của Phạm Duy được phép phổ biến
Phước Sang cười trở lại sau biến cố
Bị đốt áo, cắt giày vẫn...nhảy
Đừng bắt Anh Thơ mặc... váy!
Thực hư chuyện tình của Hoàng My với em chồng Hà Tăng
Thêm 21 ca khúc của Phạm Duy được phép phổ biến
Phước Sang cười trở lại sau biến cố
Gọi điện cho Hồ Kiểng khi ông vừa hoàn thành vai diễn trong bộ phim điện ảnh “Mùa hè lạnh” của đạo diễn Ngô Quang Hải, nghe lão nghệ sĩ cười hề hề nói ông vẫn còn “khỏe re”. Dù trước đó ông phải làm việc liên tục suốt 4 đêm cho các cảnh quay của nhân vật “ông chồng già không làm ăn gì được nên bị vợ cắm sừng, mưu sát chiếm gia tài” trên phim.
NSƯT Hồ Kiểng giờ đã an cư trong căn hộ nhỏ ở chung cư 1AB Cao Thắng (Q.3 – TPHCM). |
Đây cũng là vai diễn “có chút đất” trên màn ảnh rộng – theo cách nói vui của lão nghệ sĩ – sau vai chỉ làm ông già quần chúng đứng trong thang máy làm mỗi việc là nhướng mắt nhìn nhân vật chính trong bộ phim “Cưới ngay kẻo lỡ” trước đó.
Chưa từ chối vai nào, cũng không để ý cát-sê
Những ngày này, NSƯT Hồ Kiểng lại tiếp tục chuẩn bị cho vai diễn mới trong bộ phim truyền hình “Vượt sóng” của đạo diễn Lê Cung Bắc. “Một vai kiểu ty trưởng hồi xưa, cũng lạ lắm” – ông cho biết.
Hồ Kiểng nói nhiều năm nay, ông chưa từng từ chối vai nào dù lớn hay nhỏ, cũng không để ý catse là bao nhiêu. Ông bảo còn đóng được phim ngày nào là ông thấy vui ngày đó, bởi gia tài cả cuộc đời ông quý giá là những vai diễn. Ông đã đóng trên 200 phim rồi, vai nào cũng là vai phụ nhưng đó chính là cả một dấu ấn của đường nghề mà ông còn lưu giữ cho đến tận bây giờ.
Trong căn hộ nhỏ ở chung cư 1AB Cao Thắng (Q.3 – TPHCM), nghệ sĩ Hồ Kiểng lưu giữ rất nhiều những hình ảnh, kỷ vật, những bài báo đã viết về ông từ hàng nửa thế kỷ trước; có cả những tập thơ, bài hát vọng cổ do chính ông sáng tác. Trang trọng nhất là những bằng khen và tấm bảng ghi nhận kỷ lục Người đóng vai phụ nhiều nhất Việt Nam (do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam Vietbooks trao tặng).
Có lẽ trong lòng công chúng hàng thập kỷ qua, Hồ Kiểng là một gương mặt luôn có những vai diễn khiến khán giả phải nhớ, phải cười. Cả với những người quen thân và làm việc cùng lão nghệ sĩ này cũng luôn nhớ ông ở những khoảnh khắc lạc quan, hài hước.
Ông nói mình có “khuôn mặt cười” cộng thêm cặp kính không tròng “đeo cho giống nghệ sĩ”. |
Cái “khuôn mặt cười” cộng thêm cặp kính không tròng “đeo cho giống nghệ sĩ” như lời ông nói, khiến ông luôn đủ sức gieo tiếng cười cho bất kỳ ai. Hôm ngồi trò chuyện cùng tôi về chuyện đời chuyện nghề trong buổi sáng chung cư chộn rộn tiếng người lại qua, lâu lâu ông lại ngẫu hứng hát mấy câu vọng cổ xàng xê liêu cống, hát về cái nghiệp “muốn bỏ cũng đâu có được”.
Hơn nửa thập kỷ gắn bó với nghệ thuật, hơn 200 bộ phim, không dưới 350 vở kịch, đóng cải lương, đi tấu hài, lồng tiếng múa rối rồi cả ảo thuật cùng với “ông bạn già Mạc Can” … Gia tài nghệ thuật đã đủ “đồ sộ” cho một đời làm nghề. Bây giờ lão nghệ sĩ đi đóng phim chẳng phải vì tiền, cũng không để chứng minh điều gì mà giản đơn là ông vẫn còn yêu phim trường, “cứ có vai là vui”. Bởi vì với ông, ở cái tuổi gần đất xa trời thì “tiền bạc, danh lợi chỉ là hư ảo”.
Dùng tim giả, lâu lâu phải sạc điện
Điện ảnh Việt qua bao giai đoạn thăng trầm, đội ngũ người làm nghề cũng đã trưởng thành hết thế hệ này đến thế hệ khác, lão nghệ sĩ già đi qua thời gian như một chứng nhân.
Ông nhớ hết cả một quãng dài đã đi cùng điện ảnh, từ cái thời còn học ở trường nghệ thuật Liên Xô, thầy dạy “Cái nghệ thuật cần là sự cống hiến và hy sinh, làm nghệ thuật chứ không phải bán nghệ thuật”; ông nhớ cả cái thời lăn lộn gió sương với phim “Hòn đất”, “Mùa gió chướng”, “Mùa nước nổi”…
“Cái thời gì mà đóng phim cực hết sức mà phim hay, vẫn thấy vui”. Ông nhớ cả những năm tháng làm đủ mọi nghề như một người lao động bình thường, cần mẫn kiếm tiền theo kiểu lấy ngắn nuôi dài, cả những ngày đi về cái nơi chỉ đủ kê một chiếc giường “thò chân xuống đụng dép là đụng luôn cánh cửa”…
Điện ảnh Việt qua bao giai đoạn thăng trầm, đội ngũ người làm nghề cũng đã trưởng thành hết thế hệ này đến thế hệ khác, lão nghệ sĩ già đi qua thời gian như một chứng nhân.
Ông nhớ hết cả một quãng dài đã đi cùng điện ảnh, từ cái thời còn học ở trường nghệ thuật Liên Xô, thầy dạy “Cái nghệ thuật cần là sự cống hiến và hy sinh, làm nghệ thuật chứ không phải bán nghệ thuật”; ông nhớ cả cái thời lăn lộn gió sương với phim “Hòn đất”, “Mùa gió chướng”, “Mùa nước nổi”…
“Cái thời gì mà đóng phim cực hết sức mà phim hay, vẫn thấy vui”. Ông nhớ cả những năm tháng làm đủ mọi nghề như một người lao động bình thường, cần mẫn kiếm tiền theo kiểu lấy ngắn nuôi dài, cả những ngày đi về cái nơi chỉ đủ kê một chiếc giường “thò chân xuống đụng dép là đụng luôn cánh cửa”…
“Mấy năm tôi xài tim giả rồi, cũng vừa thay tim mới
lâu lâu đem sạc điện nhưng yên tâm đi, tôi còn khỏe lắm”, NSƯT Hồ
Kiểng |
Bây giờ nơi ăn chốn ở với ông đã dễ thở, thoái mái hơn nhiều so với cái thời thất thập cổ lai hy phải sống trong căn nhà nhỏ xíu, chật hẹp mà nhiều người trong giới ví von là cõi trần gian lụp xụp. “Chắc trời còn thương, cho còn sống còn khỏe đóng phim tới giờ. Mấy năm tôi xài tim giả rồi, cũng vừa thay tim mới lâu lâu đem sạc điện nhưng yên tâm đi, tôi còn khỏe lắm” – ông hài hước.
Khỏe lắm, nhưng cũng đã có lần ở lên cơ trụy tim tưởng chừng không qua khỏi. Hồ Kiểng hay đùa, bảo sống chết trên đời này đều có số hết, vì nếu ông có “số chết sớm” thì ông đã “đi” từ cái thời bị ngựa quăng gãy xương phải nằm viện cả tháng trời hồi đóng phim Rừng xà nu. Rồi những lần bị rắn độc cắn, bị té tụ máu não. Tất cả đều trên phim trường, cũng bởi do cái máu lúc nào cũng diễn quá hăng, quá tập trung bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy của ông.
Những tai nạn chết người này được Hồ Kiếng chọn là “dấu mốc quan trọng không thể quên” trong sự nghiệp diễn xuất của ông. Hễ cứ ai lo lắng cho tình trạng sức khỏe cho ông thì lão nghệ sĩ lập tức đem dấu tích kỷ niệm ấy ra kể. Mà cái cách ông kể lúc nào cũng hài hước, luôn khiến người nghe phải tin rằng sẽ còn có thể thấy ông trên màn ảnh rộng thêm rất nhiều năm nữa.
“Hết kiếp xuống mồ trắng tay không…” – là câu thơ mà nghệ sĩ Hồ Kiểng tự trào về kiếp đời, duyên nghiệp mà nhiều lúc ngẫm lại nhân tình thế thái, ông bảo đó là “kiếp này trả nợ trần gian”. Bây giờ, lão nghệ sĩ vẫn mỗi ngày thong dong, với những chiếc áo luôn rộng phất phơ, với những vai diễn và cặp kính không tròng…
Viên Viên