Thông tin về việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) bị nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đòi hỗ trợ 200 tỉ đồng liên quan tới việc chậm tiến độ tại dự án cầu Nhật Tân (Hà Nội) vừa được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết khiến nhiều người bất ngờ.
TIN BÀI KHÁC
Màn ra tay dã man với nữ sinh qua tường trình
Ô sin rỉ tai 'đối phó' chủ dịp Tết
TP.HCM: Truy nã “tú ông” trong đường dây mại dâm ngàn đô
Nữ sinh bị đánh hội đồng đến mê man, hoảng loạn
Khống chế bác sĩ, cướp xác 'đại ca Hà thành'
Thi công cầu Nhật Tân kéo dài do chậm giải phóng mặt bằng |
Vì sao nhà thầu đòi hỗ trợ và ai sẽ phải trả số tiền này?
Phạt vì chậm giải phóng mặt bằng
Dự án lớn Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu bắc qua sông Hồng thuộc tuyến đường vành đai 2 Hà Nội nối trung tâm thành phố với sân bay Nội Bài. Đây là cây cầu điểm nhấn của tuyến đường được Chính phủ xem là con đường đối ngoại của thủ đô nên cầu Nhật Tân được thiết kế là cầu dây văng năm trụ tháp và sáu mặt phẳng, là cầu dây văng có số nhịp nhiều thứ hai thế giới chỉ sau cầu Milau ở Pháp. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản (10.117 tỉ đồng), vốn đối ứng hơn 2.442 tỉ đồng và ngân sách UBND TP Hà Nội cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 1.066 tỉ đồng. |
Nhà thầu thi công gói thầu là Công ty Tokyu với giá trị hợp
đồng (không bao gồm thuế VAT và thuế nhập khẩu) 1.838 tỉ đồng. Theo hợp đồng,
việc thi công gói thầu sẽ hoàn thành sau 34 tháng kể từ ngày khởi công.
Thế nhưng đến cuối tháng 8-2011, sau hơn hai năm thi công gói thầu mới hoàn
thành 36% khối lượng và sau năm lần bàn giao mặt bằng vẫn chỉ đạt 60% diện tích.
Thời điểm này, ngoài 30ha đất nông nghiệp chưa bàn giao, đường điện cao thế
110kV trong phạm vi nút giao Vĩnh Ngọc vẫn chưa được di chuyển nên nhà thầu
không thể tiếp tục thi công nút giao Vĩnh Ngọc, đặc biệt là phần cầu vượt Vĩnh
Ngọc.
Đến tháng 3-2012, đường dây điện cao thế trên mới được gỡ khỏi công trường.
Trong khi đó, hợp đồng của gói thầu 3 kết thúc tháng 2-2012. Do quá hạn hợp đồng
mới giải phóng xong mặt bằng, khối lượng thi công còn nhiều nên Chính phủ đã
chấp thuận đề nghị của Bộ GTVT cho gói thầu 3 được giãn tiến độ, lùi thời hạn
hoàn thành vào tháng 5-2014 (chậm 27 tháng).
Bài học đắt giá
Lãnh đạo PMU 85 cho biết hợp đồng ký kết với nhà thầu Tokyu có quy định nếu bàn
giao mặt bằng chậm thì nhà thầu có quyền yêu cầu bổ sung chi phí phát sinh từ
phía nhà thầu do kéo dài thời gian thực hiện dự án.
Vì vậy, khi gói thầu giãn tiến độ vì chậm bàn giao mặt bằng, nhà thầu Tokyu đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hỗ trợ thêm 200 tỉ đồng ngoài hợp đồng cho những chi phí phát sinh do phải chờ đợi mặt bằng.
Cụ thể, những chi phí phát sinh do kéo dài hợp đồng thêm 27 tháng gồm: tiền thuê văn phòng, phương tiện, chi phí kéo dài thời gian tập kết trạm biến thế, trạm trộn, tiền lương của kỹ sư...
Các trụ tháp của cầu dây văng Nhật Tân |
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, việc nhà thầu đòi bồi hoàn thiệt hại do dự án chậm bàn giao mặt bằng hay những nguyên nhân từ chủ đầu tư là có cơ sở. Việc này cũng là bài học để cảnh tỉnh những dự án chậm trễ trong giải phóng mặt bằng.
Theo vị này, các nhà thầu trong nước nhiều khi vì quan hệ, quyền lợi
riêng với chủ đầu tư nên không dám đòi bồi thường khi dự án chậm do lỗi của chủ
đầu tư. Nhưng với các nhà thầu nước ngoài, họ luôn căn cứ theo hợp đồng và thông
lệ quốc tế để được bồi thường.
Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu được Chính phủ giao Bộ GTVT làm chủ
đầu tư, còn UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Nếu quy trách
nhiệm bên nào bỏ tiền bồi thường cho nhà thầu vì lý do chậm bàn giao mặt bằng
thì cũng đều là tiền của Nhà nước thu từ thuế của dân.
(Theo Tuổi trẻ)