- Để chấn chỉnh hoạt động vận tải, nhất là tai nạn xe khách liên tục có xu hướng gia tăng thời gian qua, Bộ GTVT cùng các cơ quan Nhà nước sẽ xem lại điều kiện kinh doanh vận tải để quản lý chặt chẽ, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mô hình quản lý tập trung phát triển.
TIN BÀI KHÁC
Đình chỉ Tổ công tác 141 bị tố đánh dân
Hải Phòng: Cả gia đình bị thiêu cháy
Mang quan tài qua nhiều phố để phản đối
Luật sư tư vấn bằng... “thám hiểm“ cơ thể bé gái
Nữ sinh bán thân 'mắc bẫy' clip sex
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, năm 2012, dưới sự chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính tri, các cấp các ngành… lần đầu tiên, tai nạn giao thông giảm trong cả ba tiêu chí số người chết, số vụ và số người bị thương sau hơn 1 thập kỷ.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, liên tiếp các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do ôtô khách xảy ra đã dấy lên hồi chuông đáng báo động về loại hình vận tải này.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng thừa nhận việc làm thế nào để đảm bảo tính bền vững giảm tai nạn giao thông vẫn là một thách thức.
Hiện nay, nhiều đơn vị vận tải khoán doanh thu cho lái xe, nhà xe “núp bóng” thương hiệu thông qua việc đóng góp cổ phần, hợp tác xã. Vì thế, công tác quản lý bị buông lỏng. |
Để siết chặt tai nạn và đảm bảo an toàn giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện chỉ đạo cơ quan, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, tuần soát trong đợt cao điểm dài 3 tháng trước và sau Tết Nguyên đán.
“Dù đã mở đợt cao điểm nhưng tai nạn giao thông sau Tết vẫn tăng tới 17,5% trong đó tai nạn xe khách có xu hướng gia tăng trong thời gian vừa qua”, Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Lý giải thực tế này, Bộ trưởng Thăng chỉ ra nguyên nhân tai nạn xe khách tăng là do vận tải hành khách là loại hình kinh doanh có điều kiện nên việc chấp hành các quy định của đơn vị vận tải, nhất là những đơn vị có quy mô nhỏ, còn tồn tại nhiều yếu kém: việc quản lý, sử dụng, điều hành phương tiện và lái xe tùy tiện; tổ chức và hoạt động của bộ phận quản lý về an toàn giao thông còn mang tính hình thức; việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe có tính chất đối phó.
“Hiện nay, nhiều đơn vị vận tải khoán doanh thu cho lái xe, nhà xe “núp bóng” thương hiệu thông qua việc đóng góp cổ phần, hợp tác xã. Vì thế, công tác quản lý bị buông lỏng”, Bộ trưởng Thăng đánh giá.
Chứng minh vấn đề trên, Bộ trưởng Thăng đưa ra ví dụ cụ thể, theo quy định, lái xe không được chạy quá 8 tiếng nhưng đa số đều lái vượt quá hơn 10 tiếng, tình trạng phóng nhanh vượt ẩu không tuân thủ Luật giao thông, đi sai làn… vẫn xảy ra bởi nhà xe chạy theo lợi nhuận, doanh thu.
Ngoài ra, nhiều bến xe thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy định trong quản lý hoạt động vận tải tại bến; không báo cáo kịp thời, đầy đủ cho cơ quan quản lý nhà nước về tình hình hoạt động và chấp hành quy định của các đơn vị vận tải hoạt động tại bến.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Thăng cũng nhận định, một số người thực thi công vụ lơ là, bỏ qua vi phạm lái xe khách cũng là nguyên nhân dẫn đến xu hướng tai nạn gia tăng.
“Cơ quan Nhà nước cần tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên đường. Các quy phạm, văn bản pháp luật nhất là vận tải hành khách cần phải xem xét, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn để quản lý chặt chẽ đồng thời nâng cao ý thức người thực thi công vụ, ý thức của người lái xe”, Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Đề cập đến hạ tầng giao thông yếu kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông gia tăng trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Thăng cho rằng, hạ tầng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, phần lớn, những vụ tai nạn vừa qua xảy ra ở đường có hạ tầng tốt, không bị che mất tầm nhìn.
Dẫu vậy, người đứng đầu ngành giao thông cũng nhìn nhận, hạ tầng cũng là điểm “nghẽn’ để đảm bảo an toàn giao thông thuông suốt, an toàn.
“Bộ GTVT luôn đẩy mạnh chất lượng công trình giao thông trong đó tiến độ dự án phải đúng quy định, rà soát chủ đầu tư, ban quản lý, nhà thầu để loại bỏ những đơn vị không đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng”, Bộ trưởng Thăng bày tỏ quan điểm.
Vũ Điệp