HTML clipboard

- Độc giả Nguyễn Văn Thịnh ở Hà Nội đã gửi đến báo VietNamNet phương án mà theo anh có thể “bắt” cụ rùa lên một cách khoa học, không tốn kém và tránh được tổn thương thêm cho cụ.


Để độc giả có góc nhìn đa chiều, VietNamNet xin giới thiệu phương án của anh Thịnh, người đã từng chế tạo bẫy bắt rùa tai đỏ được đánh giá là hiệu quả trong việc đưa loại sinh vật khó trị ra khỏi Hồ Gươm.

Sau khi nghiên cứu các các giải pháp khoa học cùng với việc trực tiếp bơi ra giữa hồ đo mực nước, anh Thịnh đã chế tác ra phương án mới mà theo anh, vừa dựa theo cách đánh bắt dân gian và mang tính khoa học.

Bẫy vó bè theo cách dân gian

Thiết bị hoạt động giống như 1 chiếc vó bè khổng lồ nhưng hình thức thì giống như chiếc màn lộn ngược. Bên trong có mồi và đèn để dụ rùa. Khi rùa vào bẫy thì bẫy sẽ phát động cất lên rồi nhốt rùa vào trong. Nhờ việc thu dần từ mép lưới rùa sẽ bị dồn vào tâm lưới.

Tại đây, có 1 túi phụ có thể túm gọn miệng lại và tháo rời ra khỏi lưới chính rồi được 1 bè lai dắt chuyên dụng chuyển rùa từ bẫy về nơi nuôi nhốt.


 
HTML clipboard Kỹ sư Nguyễn Văn Thịnh đang trình bày phương án bắt cụ rùa mà theo anh, vừa tiết kiệm, vừa không làm kinh động đến thân thể cụ. Sau khi bắt được cụ lên, anh Thịnh cũng đã nghĩ ra phương án làm sao có thể lai dẫn rùa đến bể nuôi nhốt một cách nhanh và an toàn cho cụ nhất.

Giải pháp này có tính ưu việt không gây sốc và trầy xước cho rùa bởi không dồn đuổi. Sau khi bắt được rùa, mép trên của lưới được kéo lên khỏi mặt nước hơn 1,5m nên rùa không thể leo ra ngoài. Còn giải pháp quây lưới vây rùa vẫn leo ra ngoài bình thường bởi mép trên của lưới chỉ ngang bằng mặt nước.

Ngụp lặn giữa giá rét tập 'bắt' cụ rùa
Chiều 15/3, lực lượng đặc công, thuộc Tư lệnh Thủ đô cùng Đội lai dắt rùa Hồ Gươm của Tập đoàn KAT đã tập dượt việc vây lưới ở dưới nước.

Giải pháp này cho khả năng bắt được rùa rất cao vào ban đêm nên không gây tụ tập đông người, không gây ồn ào, mất trật tự và ách tắc đường phố và gây những hình ảnh phản cảm như đã từng xảy ra ở lần vây bắt rùa bằng lưới vét….

Hệ thống bắt rùa bao gồm 1 tấm lưới vó bè, kết cấu như cái màn lộn ngược kích thước 30 x 30 x 2,5m, trên toàn bộ mặt lưới có đính chì, lưới được đan bằng lưới chuyên dụng cho đánh trên biển.

Chất liệu là sợi nhựa dù tổng hợp, có kích thước mắt 14x14 sợi 6 ly, rất bền, dai, chắc chắn đảm bảo rùa không thể xé rách, và cũng không bị quấn rối làm nguy hại đến rùa. Đây là loại lưới bền nhất hiện có trên thị trường.

Tâm của túi có 1 túi phụ có kích thước mắt lưới 10x10 sợi 6 ly, có thể thắt miệng lại và tháo rời khỏi lưới chính, thuận tiện và an toàn cho việc vận chuyển rùa từ bẫy về nơi nuôi nhốt cách ly đặc biệt. Để kéo được lưới bắt rùa tại 4 góc có 4 cọc chính, đầu cọc có gắn 3 tầng puly kéo và động cơ liền hộp số, có phanh thường đóng.

Tại mỗi cọc chính có 2 cọc phụ đóng chếch đi 1 góc khoảng 30 độ để chống đổ cọc trong quá trình kéo lưới. Bên trong bẫy có các ống mồi rỗng chứa tôm, tép, cua, cá sống kết cấu kiểu con lật đật và đầu ống có senso kiểu quả lắc. Hệ thống ống mồi này được kết nối với hệ thống điện điều khiển cho 4 motor kéo lưới.

Bè vận chuyển rùa

Sau khi bị bắt, rùa được dẫn dụ về nơi nuôi nhốt riêng biệt bằng bè chuyên dụng. Tại đây rùa được thả vào hoặc bắt ra khỏi bể nuôi khi cần thiết 1 cách đơn giản, dễ dàng, thuận lợi. Môi trường trong bể luôn được lọc sạch bằng chính nước Hồ Gươm.

Bên trong bể còn có bãi nổi bên để rùa có thể phơi nắng tự chữa bệnh, loại trừ trùng đỉa theo cách tự nhiên. Các chuyên gia chăm sóc dễ dàng tiếp cận rùa để chăm sóc, bôi thuốc, lấy mẫu các loại mà hoàn toàn không sợ rùa phản kháng, gây mất an toàn.

Trên thiết bị nuôi nhốt còn được lắp camera theo dõi rùa 24/24 đảm bảo tính an toàn tối đa nếu.

HTML clipboard Ảnh chụp các công đoạn trong phương án bắt cụ rùa bằng vó bè của anh Thịnh.

Bè vận chuyển rùa có cấu tạo là 1 hệ khung thép V đột lỗ có kích thước 2000x2000x700 bề mặt được làm bằng thép tấm đột lỗ, bao lấy toàn bộ xung quanh và mặt đáy bè, biến bè thành 1 hộp kín chắc chắn nhưng vẫn liên thông nước với hồ Hoàn Kiếm.

Một mặt sườn của bè có cửa xập có thể kéo lên khi thả rùa vào khu nuôi nhốt riêng biệt. Mặt đỉnh phía trên bè cũng có cửa xập kéo ngang để thả rùa từ bẫy vào trong bè. Bè có thể nổi, chìm tùy ý để thuận tiện cho việc lai dắt, vận chuyển rùa từ bẫy đến khu nuôi nhốt 2, bên sườn bè có khung thuận tiện cho việc luồn các ống nhựa D110 đã bịt 2 đầu làm phao.

Chỗ nuôi nhốt rùa

Lồng nuôi nhốt cách ly rùa là 1 dạng lồng nửa nổi, nửa chìm dùng để phục vụ việc nuôi nhốt, cách ly, chữa trị và tự chữa trị của rùa. Để tránh xáo động môi trường sống quá lớn đối với rùa, lồng nuôi được đặt ngay trong chính lòng hồ, hình thức như 1 bè nổi đặt trên hồ có kích thước lòng 6x8x1,2m. Toàn bộ phần đáy lồng làm bằng thép đột lỗ có lót vải lọc nước.

Toàn bộ phần tường làm bằng nhựa PVC tấm, đỉnh tường cao hơn mặt nước 1,3m có 1 đoạn bẻ gập hướng vào trong để rùa không thể chui ra ngoài. Toàn bộ phần khung lồng làm bằng thép V đột lỗ. 3 mặt phía bên ngoài lồng là các hành lang rộng 1m tiện cho việc kiểm tra, theo dõi hoạt động của rùa đặt trong lồng.

 

HTML clipboard Ngoài việc bẫy, lai dắt và nuôi nhốt cụ rùa, anh Thịnh cũng đã lập đề án làm sạch nước hồ Gươm bằng công nghệ mới mà không phải dùng tới hóa chất, không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của hồ Gươm.

Một mặt còn lại có sàn thao tác rộng 18 đến 27m2 tiện cho việc kiểm tra, chăm sóc chữa trị cho rùa. Toàn bộ sàn thao tác cũng như các hành lang làm bằng thép có lót cao su tấm để khi đi lại không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến rùa. Tích hợp với lồng là hệ thống bơm nước từ trong đổ ra ngoài, nước ở bên ngoài sẽ được thấm vào trong qua lớp vải lọc nên nước trong môi trường nuôi nhốt rất sạch sẽ.

Các chất thải của rùa thải ra cũng được chính bơm này hút ra ngoài. Gắn kèm với lồng còn có hệ thống máy bơm ôxi cho rùa, tạo cho môi trường trong lồng giàu ôxi hơn, có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của rùa.

Bên trong lồng có 1 sàn rộng 18m2 để cho rùa có thể bò lên phơi nắng sưởi ấm, tự chữa bệnh bằng cách loại bỏ trùng đỉa, đường dốc lên sàn này đặt nghiêng 30 độ và có các gờ nhám, thuận tiện cho rùa bò lên phơi nắng. Phần mái lồng có thể có bạt che mưa nắng cho rùa khi cần thiết. 4 góc của lồng có ống dẫn hướng cọc neo chống nghiêng lật khi thao tác, luôn giữ cho bè có mặt bằng bằng phẳng, êm, nhẹ.

Theo anh Thịnh, với phương án khoa học của anh, việc lai dắt cụ rùa sẽ không phức tạp và có thể thành công mà không làm kinh động và khiến cụ rùa phải chịu thêm vết thương. Anh cũng đã viết đề án làm sạch nước Hồ Gươm một cách khoa học, không ảnh hưởng tới môi trường nước và các sinh vật sống trong môi trường Hồ Gươm để sau khi chữa trị, rùa Hồ Gươm có thể trở lại sống khỏe mạnh.

Duy Tuấn (ghi)

Cụ rùa vẫn khỏe, vây bắt thế nào?
Video: Phẫn nộ cảnh ném đá cụ rùa
Sẵn sàng 'kéo' cụ rùa lên