- Độc giả Hoàng Duyên đã gửi bài phản hồi tham gia diễn đàn "Hiến kế giảm tai nạn giao thông" sau khi đọc bài "Vạch mặt người 'tiếp tay' cho tai nạn giao thông" của tác giả Nguyễn Thành Lập.

Trong bài viết "Vạch mặt người 'tiếp tay' cho tai nạn giao thông" của Nguyễn Thành Lập, tác giả xác định có thể quy trách nhiệm người làm đường không bảo đảm an toàn giao thông (theo điều 220, 229 Bộ Luật Hình sự).

Trên cơ sở quy định của pháp luật và các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể truy cứu được các hành vi liên quan đến việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ phải căn cứ trên những cơ sở sau đây.

“Điều 220. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông:

1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không mà vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Trong phạm vi bài viết là xác định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông đường bộ.

Hành vi của người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông đường bộ là vi phạm các quy định về việc duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông đường bộ.

Công trình giao thông đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm các loại đường dây, đường ống, tuyến và hào kỹ thuật đặt dọc, ngang qua đường. Các hành vi vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông đường bộ.

Biểu hiện của các hành vi vi phạm này là không làm hoặc làm không đúng các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông đường bộ. Công trình về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông đường bộ tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà có quy định người có trách nhiệm phải làm những việc gì.

Hành vi phạm tội thể hiện ở sự vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa công trình giao thông đường bộ, sự vi phạm thể hiện như:

- Không đảm bảo thời hạn duy tu, sửa chữa hay không bảo đảm đúng nguyên tắc quản lý quản lý công trình giao thông đường bộ.

- Việc duy tu, sửa chữa công trình giao thông đường bộ không đúng quy trình, qui định của ngành giao thông vận tải.

- Việc duy tu, sửa chữa công trình giao thông đường bộ không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỷ thuật hoặc không khắc phục kịp thời những hỏng hóc của công trình nên đã gây hậu quả thiệt hại. ..

- Các hành vi liên quan đến việc duy tu, sửa chữa, hay không bảo đảm đúng nguyên tắc quản lý quản lý công trình giao thông đường bộ.

Ví dụ như: Không đặt biển báo, rào chắn tại nơi phải đình chỉ giao thông, không thu dọn rào chắn, đất đá khi thi công xong… mà để gây tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người và phương tiện tham gia giao thông.

- Hành vi không thực hiện đúng yêu cầu, nội dung trong việc quản lý và bảo trì đường bộ, ví dụ như không thực hiện việc theo dõi tình hình hư hại công trình đường bộ; không tổ tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời hư hỏng và các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân các cấp xử lý theo quy định.

Không kiểm tra tình trạng kỹ thuật định kỳ tháng, quí, năm; kiểm tra đột xuất sau mỗi đợt lụt, bão hoặc các tác động bất thường khác, những hành vi này là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng của người và phương tiện tham gia giao thông.

Tuy là tội phạm loại mới nhưng thực tiễn xét xử cho thấy đối với hành vi vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông đường bộ mà gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nên xét về khía cạnh nào đó thì tội phạm này được tách từ tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng là trách nhiệm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.

Các hành vi trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn giao thông và hậu quả của vụ tai nạn giao thông trên là:

Làm chết một người; Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên.

Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.

Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

{keywords}
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc ở Khánh Hòa (Ảnh: VietNamNet)

Quay trở lại với nguyên nhân của vụ tai nạn xảy ra khoảng hơn 9 giờ sáng, tại km 44 + 700, thuộc địa phận xã Sơn Thái, Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, tác giả Nguyễn Thành Lập lập luận “Nguyên nhân gián tiếp có thể do điều kiện đường sá không bảo đảm các chỉ tiêu kỹ thuật, các yếu tố hình học, biển báo hiệu liên quan đến TNGT như: Độ bằng phẳng của áo đường, hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường (độ nhám), bán kính đường cong nằm, độ dốc dọc, siêu cao, dải phân cách, dải an toàn, biển báo hạn chế tốc độ…

Đơn cử đoạn đường đèo Hòn Giao (Khánh Hoà), nếu đúng tốc độ V max 30 km/h cho ô tô “đổ” đèo an toàn như quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) nêu trên phương tiện thông tin đại chúng (tối ngày 10/6), mà cơ quan điều tra khảo sát tại thực địa, hiện trường không thấy có biển báo hiệu hạn chế tốc độ 30 km/h, thì đó cũng là 1 nguyên nhân gián tiếp gây TNGT.

Rồi từ đó xác định Có thể quy trách nhiệm người làm đường không bảo đảm an toàn giao thông (theo điều 220, 229 Bộ Luật Hình sự)”.

Do đó, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không lắp đặt biển báo hiệu hạn chế tốc độ 30 km/h như lập luận của tác giả Nguyễn Thành Lập đối với vụ tai nạn giao thông trên được.

Còn quy định tại điều 229 – Bộ luật hình sự quy định “Tội vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Tội này quy định các hành vi xâm phạm vào những quy định của nhà nước trong lĩnh vực xây dựng trừ các hành vi vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa công trình giao thông (Điều 220 – Bộ luật hình sự).

Các hành vi vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa công trình giao thông đường bộ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 229 – Bộ Luật hình sự, do đó không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Công trình giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra tại nước ta hiện nay, nhưng để quy trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào từng hành vi cụ thể trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông đường bộ và hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và hậu quả của vụ tai nạn là nghiêm trọng.

Độc giả Hoàng Duyên

Những vụ tai nạn hàng chục người thương vong

Thời gian gần đây liên tục xảy ra những vụ tai nạn kinh hoàng khiến TNGT đã trở thành nỗi ám ảnh của bao gia đình.

Bộ trưởng Thăng: "Ai cũng đúng, tai nạn vẫn liên tiếp"

Chiều 10/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã triệu tập cuộc họp khẩn sau hàng loạt vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra gần đây.

Những vụ người nước ngoài bị TNGT ở Việt Nam

Giao thông ở Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh đối với người nước ngoài. Nhưng ngay cả khi lường trước được nguy hiểm, nhiều người vẫn trở thành nạn nhân một cách đáng tiếc.

Làm gì để không còn nỗi đau tai nạn giao thông?

Chỉ trong 3 ngày, 3 vụ TNGT thảm khốc đã cướp đi sinh mạng 16 người, hơn 50 người khác bị thương. Chúng ta cần làm gì để không còn nỗi đau TNGT?