Zone 9 đã lọt vào tầm ngắm của các đại gia bất động sản và tài chính từ nhiều năm trước...
Nhiều thông tin cho hay một công ty có tên là Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình An đã trở thành nhà đầu tư được quyền tiếp cận lô đất rộng tới hơn 11 ngàn m2, nằm cạnh Nhà tang lễ Quốc gia này. |
Cho thuê 3 năm
Trước vụ cháy một quán bar đang thi công, khiến 6 công nhân thiệt mạng tại Zone 9, bộ phận tiếp nhận và đăng ký kinh doanh thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Hai Bà Trưng từng nhận hàng loạt đơn xin cấp phép kinh doanh ở khu này.
Zone 9 trước đây thuộc quyền sở hữu của Công ty Dược phẩm Trung ương 2. Thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, công ty đã di dời máy móc thiết bị ra khỏi khu vực này.
Trên hồ sơ, Zone 9 được gọi một cách đầy
kỹ thuật là “lô đất quy hoạch có ký hiệu K3 và một phần ô N86” trong quy hoạch
chi tiết xây dựng quận Hai Bà Trưng, được phê duyệt từ năm 2000.
Nhiều thông tin cho hay một công ty có tên là Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển
Bình An đã trở thành nhà đầu tư được quyền tiếp cận lô đất rộng tới hơn 11 ngàn
m2, nằm cạnh Nhà tang lễ Quốc gia này.
Hồ sơ lưu tại Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho hay công ty này đã được chấp
thuận chuyển đổ chức năng của lô đất từ “đất công nghiệp kho tàng và đất ở”
thành “đất hỗn hợp”, từ đó sẽ tiến hành xây dựng một tổ hợp văn phòng và trung
tâm giới thiệu trưng bày sản phẩm.
Trên diện tích 11.156 m2, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình An dự kiến xây
dựng 4 tòa nhà văn phòng trên diện tích 6.699 m2, tổng diện tích sàn xây dựng
khoảng 46,5 ngàn m2. Các tòa nhà sẽ có chiều cao từ 4-7 tầng, không bao gồm 3
tầng hầm.
Trong một văn bản ban hành hồi tháng 3/2013, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội
yêu cầu Bình An tiến hành công bố công khai các nội dung quy hoạch này để “các
tổ chức cơ quan có liên quan và nhân dân được biết”.
Công ty cũng được yêu cầu
lập bản vẽ quy hoạch 1/500 và phương án kiến trúc công trình để làm cơ sở triển
khai các công việc tiếp theo.
Chưa rõ cho đến thời điểm xảy ra vụ cháy, phía Bình An đã chính thức được cấp
giấy phép đầu tư và giao đất hay chưa, song một thực tế là các doanh nghiệp, cá
nhân muốn thuê mặt bằng kinh doanh tại Zone 9 đã phải làm việc để ký hợp đồng
với một công ty có tên là Công ty TNHH Tư vấn bất động sản Thành Đạt, một doanh
nghiệp có trụ sở tại số 75A, đường 158, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.
Thời gian qua, Công ty Thành Đạt do bà Lại Thị Chinh làm giám đốc là đơn vị trực
tiếp ký hợp đồng cho các cá nhân vào kinh doanh tại Zone 9. VnEconomy đã tiếp
cận một hợp đồng, theo đó phía Thành Đạt cho thuê một căn phòng rộng 80 m2 tại
Zone 9 với giá 2 triệu đồng/tháng, đã bao gồm thuế.
Hợp đồng cũng ghi rõ thời hạn thuê là 3 năm, sau thời hạn đó hai bên sẽ “bàn bạc
và thỏa thuận lại”.
Nhộp nhịp chuyển nhượng
Theo tìm hiểu của VnEconomy, ngày 25/4/2013, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã
có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc
chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch và Kiến trúc và giao cho đơn vị này thẩm
định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc thực
hiện dự án tại khu đất này.
Đồng thời, yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình An liên hệ với các cơ
quan chức năng để thực hiện theo đúng quy định.
Có thể thấy, Zone 9 đã lọt vào tầm ngắm của các đại gia bất động sản và tài
chính từ nhiều năm trước, thể hiện qua việc dù dự án đầu tư mới chưa được thực
hiện, các hoạt động chuyển nhượng vốn liên quan đến các công ty có lợi ích liên
quan đến lô đất này đã diễn ra khá… nhộn nhịp.
Tháng 4/2011, Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) thông báo sẽ
nhận chuyển nhượng 20,59 triệu cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình
An, nâng lượng nắm giữ lên 40,89 triệu cổ phiếu, chiếm 70,5% vốn.
Đáng nói là theo thông tin từ OCH, việc nhận chuyển nhượng cổ phần này là từ
Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Đất Việt.
Khoảng một tháng sau, đến lượt Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu
khí Việt Nam (PVR) có thông tin về việc duyệt chủ trương đầu tư vào dự án tổ hợp
văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại Zone 9.
Theo đó, PVR sẽ mua lại toàn bộ số cổ phần mà Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch
vụ Đại Dương hiện có và được quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Bình An (94%), với điều kiện là dự án phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền
của Nhà nước phê duyệt quy hoạch 1/500. Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, PVR
và Bình An sẽ tổ chức chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng dự án, vận hành và
kinh doanh dự án, phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ tương ứng sở hữu cổ phần.
Chủ trương của PVR cũng nêu, khu đất này dự kiến sẽ được xây dựng tổ hợp nhà ở,
trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê bao gồm tòa nhà cao 9 tầng nổi, 3 tầng
hầm với tổng diện tích sàn 71.042 m2.
Vào thời điểm đó, PVR thậm chí đã tính toán rằng sẽ đầu tư khoảng 1.685 tỷ đồng
cho dự án này, bao gồm tiền sử dụng đất ước tính khoảng 402 tỷ đồng, nhận chuyển
nhượng dự án khoảng 480 tỷ đồng và chi phí xây dựng khoảng hơn 803 tỷ đồng...,
tuy nhiên sẽ có thể đạt lợi nhuận đem ước tính khoảng 381,7 tỷ đồng, với giá bán
tạm tính khoảng 64 triệu đồng/m2 đối với căn hộ và khoảng 64,05 triệu đồng/m2
đối với sàn văn phòng, trung tâm thương mại.
Từ đó đến nay, chưa rõ cơ cấu cổ phần cụ thể của Công ty Cổ phần Đầu tư phát
triển Bình An như thế nào.
Tuy nhiên, với phương án cho thuê ngắn hạn và với giá rẻ như đã đề cập, nhiều người sẽ đặt câu hỏi, phải chăng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình An đang tìm cách “hoãn binh” để chờ đợi cơ hội thị trường hoặc điều kiện tài chính tốt hơn?
(Theo VnEconomy)