- Chiều 16/12, HĐXX đã tiến hành luận tội và tuyên phạt bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tử hình trong vụ án nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines.

XEM CLIP TUYÊN ÁN TẠI ĐÂY

Sau 3 ngày xét xử và hơn 1 ngày nghị án, chiều 16/12, HĐXX đã tiến hành tuyên án vụ Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô xảy ra tại Tổng CTy Hàng Hải VN (Vinalines).

1. Dương Chí Dũng: (SN 1957, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines): tử hình tội tham ô tài sản và 18 năm tù cho tội Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội là Tử hình.

Tiếp tục tạm giam để đảm bảo thi hành án.

2. Mai Văn Phúc: (SN 1957, cựu Tổng GĐ Vinalines): tử hình tội tham ô tài sản và 18 năm tù cho tội Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội là Tử hình.

Tiếp tục tạm giam để đảm bảo thi hành án.

3. Trần Hải Sơn: (SN 1960, cựu Tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines): 14 năm cho tội Tham ô tài sản và 8 năm tù tội cố ý làm trái, tổng cộng là 22 năm.

4. Trần Hữu Chiều: (SN 1952, cựu Phó Tổng GĐ Tổng cty Hàng hải Việt Nam): 10 năm - 9 năm tù, tổng là 19 năm.

5. Bùi Thị Bích Loan: (SN 1963, cựu Kế toán trưởng Vinalines): 4 năm tù (tính từ ngày 25/2/2012).

6. Mai Văn Khang: (SN 1958, cựu Phó Tổng GĐ Cty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (thuộc Tổng Cty Hàng hải Việt Nam): 7 năm tù.

7. Lê Văn Dương: (SN 1970, Đăng kiểm viên – Cục Đăng kiểm Việt Nam): 7 năm tù (tính từ ngày 25/7/2012).

8. Huỳnh Hữu Đức: (SN 1965, cựu Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa): 8 năm tù (tính từ ngày 25/7/2012).

9. Lê Ngọc Triện: (SN 1964, cựu Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục hải quan Vân Phong): 8 năm tù (tính từ ngày 25/7/2012).

10. Lê Văn Lừng: (SN 1959, cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong): 8 năm tù (tính từ ngày 25/7/2012).

- Về trách nhiệm bồi thường:

Buộc các bị cáo phải trả lại 28 tỷ đồng tiền tham ô tài sản và bồi thường 366 tỷ đồng về tội cố ý làm trái quy định về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:

Dương Chí Dũng: Trả lại 10 tỷ đồng tham ô và bồi thường 100 tỷ đồng tội cố ý làm trái quy định về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Mai Văn Phúc: Trả lại 10 tỷ đồng tham ô và bồi thường 100 tỷ đồng tội cố ý làm trái quy định về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trần Hữu Chiều: Trả lại 340 triệu tiền tham ô và bồi thường 39 tỷ đồng tội cố ý làm trái quy định về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trần Hải Sơn: Trả lại 7 tỷ đồng tham ô và bồi thường 39 tỷ đồng tội cố ý làm trái quy định về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Còn lại các bị cáo phải bồi thường tội cố ý làm trái quy định về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Mai Văn Khang: 12 tỷ đồng; Bùi Thị Bích Loan: 12 tỷ đồng; Lê Văn Dương: 15 tỷ đồng; Huỳnh Hữu Đức: 9 tỷ đồng; Lê Ngọc Triện: 9 tỷ đồng; Lê Văn Lừng: 9 tỷ đồng.

*Phần tường thuật phiên tòa:

14h: Các bị cáo đã chờ đông đủ trước tòa. Bị cáo Dương Chí Dũng nhìn vẫn bình thản trước giờ tuyên án, ngồi sau là ông Phúc nhìn khá căng thẳng, thỉnh thoảng thở dài. 

14h:35: HĐXX bắt đầu làm việc, tóm tắt hành vi phạm tội của các bị cáo với 2 tội danh trên. Cả phiên tòa yên lặng đứng lắng nghe. Bị cáo Chiểu và bị cáo Loan vì sức khỏe nên được HĐXX cho phép ngồi để nghe tuyên án.

{keywords}

Phiên tòa tuyên án vụ Dương Chí Dũng và các đồng phạm.

{keywords}

Hội đồng xét xử trong phần tuyên án vụ Dương Chí Dũng.

16h05: Kết thúc phần tóm tắt cáo trạng, HĐXX tiến hành luận tội

HĐXX nhận thấy đủ cở sở kết luận hành vi của các bị cáo như sau:

- Đối với hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng:

Ngày 9/2/2006, Dũng ký văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị bổ sung dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch. Bộ GTVT sau đó đã có văn bản gửi Thủ tướng chấp thuận về nguyên tắc cho chủ trương này. Tiếp đó, theo quy định, Bộ sẽ phải cập nhật dự án này vào quy hoạch ngành.

Thủ tướng sau đó cũng đồng ý vấn đề này nhưng yêu cầu Bộ cập nhật quy hoạch, báo cáo lại Thủ tướng.

Dù chưa được chính thức đồng ý, nhưng ngày 3/5/2007, Phúc đã ký quyết định lập BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển này do Trần Hữu Chiều làm Trưởng ban với tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng.

Có sở xác định trách nhiệm chính thuộc về Dũng, Phúc và Chiều.

- Về xác định ụ 83M. là tàu biển, phương tiện tàu biển: Không có cơ sở chấp nhận ụ nổi 83M. không phải là tàu biển để loại bỏ trách nhiệm của các bị cáo liên quan.

Vinalines khẳng định tiền thất thoát là của Nhà Nước, số tiền này đã được Vinalines đưa vào quyết toán năm. Nhẽ ra phải gửi thông báo chào thầu, chào hàng cạnh tranh theo quy định.
Tuy nhiên, Vinalines không có thông báo chào thầu chỉ quyết định khảo sát món hàng của Nga rao bán.

Tại cảng Nakhodka (Nga), đoàn khảo sát chỉ làm việc với GĐ Cty AP Goh Hoon Seow mà không làm việc trực tiếp với chủ sở hữu trong khi giá phía Nga đưa ra đàm phán chỉ dưới 5 triệu USD.

Biết ụ nổi cũ, đã dừng phân cấp, nhưng Dương Chí Dũng vẫn chỉ đạo mua bằng được ụ nổi.

Dũng và Phúc vẫn chỉ đạo lập báo cáo để mua bằng được ụ nổi 83M. Theo đó Dương đã lập báo cáo không đúng thực tế. Sơn và Khang đã soạn thảo báo cáo không trung thực; không phản ánh chính xác tình trạng của ụ nổi 83M.

- Dũng, Phúc có vai trò chủ mưu:

Quan điểm của người bào chữa nói Khang chỉ là người phiên dịch, nhưng xác định tiếp nhận ý chí của người chủ mưu về việc mua và ký quyết định mua ụ nổi.

Dù biết ụ nổi 83M. đã cũ, nhưng Phúc đã ký tờ trình, đề nghị phê duyệt mua ụ nổi. Sau đó, Dũng phê duyệt việc mua ụ nổi với giá 14,5 triệu USD với phương thức mua rồi sửa chữa, sau đó lai dắt về Việt Nam.

Tiếp đó, Dũng lại điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 19,5 triệu USD (giá ụ nổi là 9 triệu USD) do thay đổi phương thức vận chuyển, đưa lên tàu nâng trọng tải lớn đưa về Việt Nam. Các thành viên của HĐQT được thông báo là ụ nổi đủ điều kiện để mua nên hành vi sai phạm xác định là của bị cáo Dũng và Phúc.

Về việc thanh toán thương vụ mua bán ụ nổi 83M, kế toán trưởng Bùi Thị Bích Loan được xác định, bị cáo biết Vinalines không cung cấp đầy đủ thủ tục mua ụ nổi (18 loại giấy tờ) nhưng vẫn quyết định chuyển tiền ký quỹ (900.000 USD) cho công ty AP.

Khoản 8,1 triệu USD còn lại, dù không đủ thủ tục, hồ sơ thanh toán còn nhiều khiếm khuyết, đáng ra Loan phải báo cáo Bộ GTVT về việc này. Tuy nhiên, Loan duyệt chi mà không ký vào mục kế toán trưởng theo quy định.

Việc mua bán này đã gây thiệt hại gần 367 tỷ đồng. Các bị cáo như thế đã làm trái luật Thương mại, luật Đấu thầu, luật Kế toán.

Bị cáo Loan có vai trò giúp sức cho bị cáo khác, đã không làm đủ nhiệm vụ, chức trách.

{keywords}

TAND tuyên án vụ Dương Chí Dũng.
- Hành vi làm trái trong việc làm thủ tục thông quan cho ụ nổi 83M:

6/6/2008 ụ nổi cập cảng Vân Phong (Khánh Hòa).

Ụ nổi 83M là ụ nổi, năm sản xuất là 1965, tuổi là 43 năm.

Dù vậy, các các bộ hải quan vẫn làm các thủ tục cho thông quan. Huỳnh Hữu Đức là phó cục trưởng nhận được báo cáo của Lê Ngọc Triện, dù biết ụ nổi cũ, vi phạm nhưng vẫn chuyển yêu cầu cho công chức cấp 3 Lê Văn Lừng duyệt trình Đức ký quyết định cho thông quan. Khi kiểm tra thực tế, thấy ụ nổi đã cũ, nhưng vẫn ký xác nhận.

Các cán bộ ngành hải quan đã làm thủ tục thông quan hàng hóa, nhưng tại phiên tòa các bị cáo đều cho rằng ụ nổi không phải là tàu biển nên việc cho thông quan là đúng pháp luật.

HĐXX trích các văn bản cho thấy các bị cáo nhận thức ụ nổi 83M. không phải là ụ nổi là không có căn cứ. Nếu các cán bộ hải quan làm đúng chức trách thì Vinalines không nhập khẩu được ụ nổi này.

Các bị cáo đã cố ý làm trái các quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng thiệt hại cho các hành vi làm trái là hơn 300 tỷ đồng.

Bị cáo Dũng và Phúc đã tiếp nhận ý chí của nhau, giao cho cấp dưới thực hiện, dù Dũng và Phúc không có bàn bạc.

Các các bộ hải quan dù không phải người của Vinalines nhưng đã tiếp nhận ý chí, cố ý làm trái các quy địnhu gây hậu quả nghiêm trọng.

VKS truy tố các bị cáo tội Cố ý làm trái là có căn cứ, đúng pháp luật.

- Đối với hành vi Tham ô tài sản:

Ngày 18/6/2008, sau 5 ngày nhận đủ tiền mua ụ nổi, công ty AP đã chuyển đủ 1,666 triệu USD về công ty Phú Hà.

Theo yêu cầu của Sơn, Hà đã làm các thủ tục chuyển thành tiền VN để người thân của Sơn rút số tiền hơn 28 tỷ đồng.

Lời khai của Sơn, Hà về ông Goh đã bàn việc hợp thức hóa số tiền chuyển về VN; cộng với lời khai của Dũng tại cơ quan điều tra có sơ sở số tiền 1,666 tỷ là tiền của Nhà nước.

Một nhóm người chiếm bất hợp pháp số tiền này

Dũng, Phúc chiếm hưởng 10 tỷ đồng. Chiều nhận hơn 300 triệu đồng, còn lại Sơn nhận.

Trong giai đoạn điều tra Dũng không nhận có quen biết ông Goh, sau đó lại khai có quan hệ thân thiết với Dũng.

Bị cáo Dũng, Phúc biết ụ nổi đã quá tuổi nhưng vẫn đồng ý mua. Nếu không có khoản 1, 666 triệu USD thì Dũng và Phúc đã không đồng ý cho mua ụ nổi.

Bị cáo Dũng và Phúc đều không nhận mình đã thỏa thuận việc nhận tiền và không ăn chia số tiền này. Nhưng HĐXX cho rằng, các bị cáo đổ lỗi cho nhau.

Trong việc nhận số tiền 1,666 triệu USD, theo lời khai của ông Goh và bà Hà, hai người này không quen biết và không hợp tác kinh doanh.

- HĐXX công bố lời khai của Sơn về việc đưa các valy chứa 20 tỷ đồng cho Dũng và Phúc:

Đánh giá lời khai của người làm chứng phù hợp với lời khai của bị cáo Sơn, phù hợp với các chứng từ nhận và rút tiền, việc chuẩn bị tiền đưa đi cho bị cáo Dũng và Phúc; biết việc Sơn chuẩn bị tiền với những tài liệu, chứng cứ nêu trên.

Công bố lời khai Sơn đưa tiền cho Chiều, nhận thức được sai phạm, Chiều đã giao nộp số tiền hơn 300 triệu đồng.

Không ai được chứng kiến Sơn đưa tiền cho Dũng và Phúc, điều này phù hợp với lời khai của Sơn. Bị cáo Chiều khai vì bị cáo Dũng, Phúc chỉ đạo mua bằng được ụ nổi nên Chiều hiểu là công ty AP sẽ "lại quả" số tiền lớn.

Khi Sơn đưa tiền Chiều biết đó là tiền "lại quả" được chia dù Sơn không nói gì, Chiều đã hiểu đó là tiền mua ụ nổi 83M.

Những chứng cứ tài liệu nên trên (theo cáo trạng - PV), chứng minh số tiền 1,666 triệu USD là tiền của nhà nước.

Bị cáo Dũng, Phúc chiếm đoạt 10 tỷ đồng; Chiều chiếm hơn 300 triệu đồng, còn lại Sơn chiếm và cho em gái 2 tỷ đồng.

VKSND tối cáo truy tố các bị cáo tội tham ô là có căn cứ pháp luật.

Có 4 bị cáo tham ô tài sản cần xử lý nghiêm trước pháp luật:

Bị cáo Dũng và Phúc có vai trò ngang nhau, Chiều có vai trò thấp hơn. Việc rút tiền được đưa là phần nhỏ, bị cáo Chiều đã nộp lại, thành khẩn khai báo, có thể áp dụng dưới mức hình phạt. Bị cáo Sơn khai nhận hành vi phạm tội, đã khắc phục hậu quả.

Kiến nghị các bộ ngành:

- Về trách nhiệm của Bộ GTVT: Bộ GTVT là cơ quan quản lý ngành, có chức năng tham gia cùng các cơ quan khác thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines.

Trong quá trình phê duyệt, thực hiện dự án, sau khi Vinalines có văn bản báo cáo, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Thủ tướng CP đề nghị chấp thuận cho Vinalines triển khai đầu tư dự án.

Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc và giao Bộ GTVT cập nhật dự án vào quy hoạch phát triển ngành trình Thủ tướng quyết định. Tuy nhiên , trong một thời gian dài, Bộ GTVT không cập nhật, không kiểm tra, giám sát để Vinalines triển khai dự án xảy ra nhiều sai phạm, gây hậu quả thiệt hại rất lớn là trách nhiệm của Bộ GTVT.

Đề nghị Bộ GTVT cần nghiêm túc kiểm điểm, có biện pháp xử lý đối với các cán bộ có liên quan.

Đối với Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan cần chấn chỉnh, kiểm tra giám sát.

{keywords}
Các bị cáo trước giờ tuyên án. (Ảnh: T.Nhung)

Có 10 bị cáo bị truy tố bởi 2 tội Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

Theo cáo buộc của VKS, từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008, Vinalines triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và quyết định việc mua ụ nổi 83M - một hạng mục quan trọng trong dự án - gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng, tham ô hơn 28 tỷ đồng.

Móc ngoặc với cty AP nâng giá khống tiền mua ụ nổi.

Trên thực tế, ụ nổi 83M do Nhật Bản sản xuất từ năm 1965, đã 43 tuổi, bị hư hỏng nhiều và không còn hoạt động, được bán với giá 2,3 triệu USD (tương đương 37 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2008).

{keywords}

{keywords}

Bị cáo Dương Chí Dũng trước giờ tuyên án. VKS đã đề nghị mức án cao nhất với những hành vi phạm tội của bị cáo này.

Dù vậy, Vinalines đã mua chiếc ụ nổi này qua công ty môi giới có tên là AP (Singapore) với giá 9 triệu USD.

Tổng mức đầu tư chiếc ụ nổi này do Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt là gần 20 triệu USD.

Trong phần xét hỏi, bị cáo Dương Chí Dũng khai nhận, sau khi được "mật báo", ông ta đã hoảng sợ tìm cách bỏ trốn.

"Lúc đó tôi hoảng sợ, chỉ nghĩ là phải bỏ trốn càng xa Hà Nội càng tốt".

Khi HĐXX yêu cầu ông Dũng tiết lộ danh tính người đã "mật báo" để ông ta bỏ trốn, bị cáo Dương Chí Dũng ấp úng. Rồi ông ta trình bầy: Vì đây là phiên tòa xét xử tội Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô nên không muốn nói ra tên người đã "mật báo".

Dự kiến cuối tháng này, TAND Thành phố Hà Nội sẽ đưa vụ án Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài. Bị cáo là nguyên Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, ông Dương Tự Trọng, em trai Dương Chí Dũng.

Vì muốn giúp anh trai bỏ trốn, ông Trọng đã vận dụng tất cả các mối quan hệ có thể để đưa anh trai bỏ trốn ra nước ngoài.

Sau khi được đưa sang CampuChia, ông Dũng được đưa sang Mỹ. Nhưng vì không được nhập cảnh vào Mỹ, ông Dũng lại quay trở lại Campuchia và bị bắt tại đây.

Dương Chí Dũng và các đồng phạm biết rõ chiếc ụ nổi này hư hỏng nhiều, không hoạt động được, không đủ điều kiện để lưu hành nhưng vẫn tìm cách móc nối với nhau để hợp thức hóa thủ tục đưa ụ nổi từ Nga về Việt Nam.

Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức, của Chi cục Hải quan Tân Phong (tỉnh Khánh Hòa), đã giúp sức để đưa ụ nổi về Việt Nam.

Dương Chí Dũng được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, các bị can có vai trò đồng phạm tích cực, phạm vào tội Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Với thương vụ trên, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn được đối tác nước ngoài “lại quả” 1,66 triệu USD (khoảng hơn 28 tỷ đồng).

Trong đó, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc được chia mỗi người 10 tỷ đồng, Trần Hải Sơn hơn 7,8 tỉ đồng và Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng...

Theo đó, VKS đề nghị các bị cáo trên với mức án:

1. Dương Chí Dũng (SN 1957, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines): tử hình cho cả 2 tội.

2. Mai Văn Phúc (SN 1957, cựu Tổng GĐ Vinalines): tử hình cho cả 2 tội.

3. Trần Hải Sơn (SN 1960, cựu Tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines): 28-30 năm tù

4. Trần Hữu Chiều (SN 1952, cựu Phó Tổng GĐ Tổng cty Hàng hải Việt Nam): 22-24 năm tù.

5. Bùi Thị Bích Loan (SN 1963, cựu Kế toán trưởng Vinalines) : 6-8 năm tù.

6. Mai Văn Khang (SN 1958, cựu Phó Tổng GĐ Cty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (thuộc Tổng Cty Hàng hải Việt Nam): 8-10 năm tù.

7. Lê Văn Dương (SN 1970, Đăng kiểm viên – Cục Đăng kiểm Việt Nam): 6-8 năm tù.

8. Huỳnh Hữu Đức (SN 1965, cựu Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa): 6-8 năm tù.

9. Lê Ngọc Triện (SN 1964, cựu Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục hải quan Vân Phong): 6-8 năm tù.

10. Lê Văn Lừng (SN 1959, cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong) : 6-8 năm tù.

XEM CÁO TRẠNG TẠI ĐÂY

Nhóm PV