- Căn cứ từ các bức ảnh chụp về các vết thương trên mình rùa, những bàn chân bị mất móng…, với thời gian gần một tháng, liệu các vết thương trầm trọng kể trên có thể lành lặn nhanh như thế? Rốt cuộc, Hồ Gươm có mấy “cụ rùa”?

“Cụ rùa” khá khỏe mạnh!

Trao đổi cùng VietNamNet chiều 5/4, PGS Hà Đình Đức – người dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu rùa Hồ Gươm đã bức xúc trước thông tin nhiều tờ báo đăng tải thông tin Hồ Gươm có tới hai “cụ rùa”, và dẫn lời của ông.

“Suốt chiều nay, hàng chục phóng viên các báo gọi điện cho tôi để hỏi ý kiến về việc có hay không Hồ Gươm có hơn một cụ rùa. Tôi không hề nói điều gì. Việc họ nói có hai rùa Hồ Gươm, đó là việc phát ngôn của họ, không phải của tôi” – ông Đức cho hay.

 
Là người dành thời gian nhiều năm và tâm huyết nghiên cứu rùa Hồ Gươm, có thể khẳng định PGS Hà Đình Đức là một trong những người có kinh nghiệm và tri thức về rùa Hồ Gươm nhiều nhất. Chính vì thế, đặc điểm ngoại hình của rùa Hồ Gươm – căn cứ ban đầu để có thể kết luận Hồ Gươm có mấy “cụ rùa’, ông Đức là người nắm rõ nhất.

Trong cuộc Hội thảo Quốc tế về bảo vệ rùa Hồ Gươm vào ngày 15/2 vừa qua, PGS Hà Đình Đức đã có bản tham luận khá công phu trước hội nghị.

Bản thân ông cũng là người bức xúc trước nhiều cơ quan báo chí, khi thời lượng dành cho bài phát biểu của ông tại hội thảo này không nhiều.

Trong bản tham luận đó, PGS Hà Đình Đức đã liệt kê cụ thể, chi tiết các lần rùa Hồ Gươm nổi, trong đó, tần suất nổi của rùa trong thời gian cuối năm 2010, đầu năm 2011 ngày càng nhiều. Ông Đức cũng chỉ ra những vết thương của rùa Hồ Gươm, gắn với các dấu mốc thời gian cụ thể.

Ông Đức chia sẻ: Ông lấy làm yên tâm khi các vết thương của cụ rùa đã không trầm trọng như thời gian trước: chùm móc câu dính trên mai của “cụ” đã tuột ra; trên bàn chân, mỗi bên còn nguyên 3 móng chứ không phải đã bị rụng móng hết; vết thương chạy dài trên mai cũng đã lành về cơ bản, màu của mai rùa đã đậm hơn chứ không còn lợt như đợt trước.

Điều khiến ông yên tâm nhất, đó là cụ rùa chỉ còn lại hai vết thương về cơ bản: đó là vết thương trên cổ và vết thương trên phần gò mu, đoạn tiếp giáp với cổ. “Những vết thương này đã được hội đồng chữa trị xem xét và đã có phương án!” – ông Đức cho hay.

“Về phần mình, với nhiệm vụ được giao là giám sát, góp ý… trong quá trình chữa trị rùa Hồ Gươm, “việc còn lại do các cơ quan chuyên môn phụ trách. Tôi không có trách nhiệm cũng như chuyên môn để điều trị, chữa bệnh cho “cụ”. – PGS Đức chia sẻ.

Hồ Gươm có mấy “cụ rùa”?

Nếu tính cả cụ rùa đã được lai dẫn thành công chiều ngày 3/4 và tiêu bản rùa Hồ Gươm trong đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm chắc chắn có hai cụ rùa. Điều này sẽ không ai có thể bàn cãi.

Tuy nhiên, nếu như “ráp nối” lại toàn bộ sự việc từ trước đến giờ, thì phán đoán Hồ Gươm có hơn một cụ rùa đang còn sống là điều có thể.

Trước tiên, căn cứ trên hai lần vây bắt, lai dẫn cưỡng bức đã được thực hiện trong các lần vào ngày 8/3 và 3/4.


Cụ rùa trước khi bị bắt
Cụ rùa khi đã ở trong 'bệnh viện"
Lần thứ nhất, lực lượng vây hãm đã phải sử dụng tới ba lần lưới, tuy nhiên đến phút cuối cụ rùa vẫn “trốn thoát”. Điều đó cho thấy, cụ rùa nằm trong vòng vây lưới này rất khỏe mạnh. Hơn nữa, sau khi thoát khỏi lưới, cụ đã “lặn” một hơi về phía đường Hàng Khay, song song với đường Lê Thái Tổ một quãng chừng hai chục mét, sau đó mới ngoi lên thở.
 
Hình ảnh độc của cụ rùa trong 'bệnh viện'
Ngày 3/4, rùa Hồ Gươm đã được đưa vào bể thông minh để chữa trị. Những hình ảnh cận cảnh nhất về cụ rùa trong 'bệnh viện'.
 
Nhức nhối hình ảnh những lần cụ rùa nổi
VietNamNet xin giới thiệu hình ảnh cận cảnh nhất về những lần mệt nhọc ngoi lên, ngụp xuống của cụ.
Trước đó, vài công nhân đã chạm phải cụ rùa trong lưới, trước khi cụ thoát ra. Khoảng lưới bị cụ dùng sức “lao” ra bên ngoài bị rách một miếng khá rộng.

Cũng trong quá trình vây bắt, “cụ rùa” này đã nổi lên không dưới ba lần, và đều cho thấy chiếc đầu rùa khá lớn, cùng với vết thương đỏ trên phía cổ.

Cụ rùa được vây bắt thành công trong ngày 3/4 vừa qua, dựa trên ảnh chụp, kích thước của có vẻ nhỏ hơn. Một công nhân vây bắt đã giang tay (chưa hết sải) đã ôm gọn gần hết chiều rộng mai ở phần đuôi của cụ.

Thứ hai, đầu “cụ rùa” vừa được bắt có vẻ nhỏ hơn, cũng như khá nhẵn nhụi và không thấy dấu vết của vết thương trên cổ.

Một công nhân tham gia vây bắt đã trèo lên người “cụ rùa”, bấu chặt vào mai để định hướng “ép” cụ chui vào chiếc lồng đã đặt sẵn ở phần lưới để hở vào chiều 3/4.

Căn cứ thứ hai để có thể so sánh, đó là dựa trên vết thương của cụ rùa. Trong các lần trước, khi Hà Nội chưa tiến hành lai dắt cưỡng chế, cụ rùa đã nổi lên sát bờ với những vết thương lở loét, cùng với nhiều vết móng đã bị mất ở hai chân trước. 

Trên người “cụ rùa” này, nhiều vết thương trên mai, cổ khá trầm trọng. Khoảng thời gian này là cuối tháng 02/2011.

Thế nhưng, “cụ rùa” đang được quản thúc ở bể thông minh đã được PGS Hà Đình Đức trả lời trên nhiều tờ báo: tình trạng sức khỏe của cụ rùa này khá tốt. Mai lành lặn về cơ bản, không còn chùm móc câu bị dính trên lưng…

Điều quan trọng nhất, đó là các móng của cụ vẫn còn. “Trên mỗi bàn chân, hai móng quặp vào phía trong của phần hõm mai, ba móng khác vẫn còn nguyên chứ không bị mất…” – lời PGS Hà Đình Đức được báo điện tử VTCNews dẫn lời.

Căn cứ từ các bức ảnh chụp về các vết thương trên mình rùa, những bàn chân bị mất móng…, với thời gian gần một tháng, liệu các vết thương trầm trọng kể trên có thể lành lặn nhanh như thế?

Rốt cuộc, Hồ Gươm có mấy “cụ rùa”? Không chỉ đến bây giờ, trước đó, nhiều tờ báo đã đưa tin, ông Nguyễn Văn Khôi – TGĐ Tập đoàn KAT, đơn vị tham gia trong 2 lần lai dẫn cưỡng bức rùa Hồ Gươm, cũng đã chụp được một bức ảnh có hai làn tăm rùa song song, và đưa ra nhận định: hồ Gươm có hai “cụ rùa”.

Còn các nhà khoa học, các độc giả khác nhận định thế nào? Hãy gửi ý kiến về banxahoi@vietnamnet.vn.

DiLinh