Theo các chuyên gia về dịch tễ, có ít nhất hai điểm bất thường ở mùa dịch sởi năm nay. Đó là tỷ lệ tử vong rất cao và tỷ lệ nhiều bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh.
Nhân viên y tế tiêm phòng cho trẻ nhỏ. |
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển - Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. |
Nhưng trên thực tế, cộng đồng đó thực sự có 150 người, mà chỉ rà soát vào sổ có
100 người, vì 50 người khác không biết ở đâu đến, không có hộ khẩu, không có
trong danh sách quản lý, có thể họ là người nhập cư... Như vậy, vẫn còn 50 người
khác chưa được tiêm.
Vấn đề ở đây theo tôi là cần rà soát đúng đối tượng và đủ trên địa bàn, bất kể
người đó hộ khẩu ở đâu nhưng sống trên địa bàn đó thì cần đưa vào đối tượng
thuộc diện phải rà soát. Theo tôi, đây là một vấn đề khó hiện nay, nhất là những
thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, các địa phương cần phải tăng cường sự rà soát đối tượng tiêm chủng. Tại
sao dịch vẫn xảy ra ở một số nơi? Vì họ không bao phủ tiêm chủng ở những người
không nằm trong danh sách.
Điểm thứ hai theo tôi là việc chống chỉ định trong công tác tiêm phòng cũng là
một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ. Sau một loạt những phản ứng sau tiêm như vừa
rồi, khi khám sàng lọc nhân viên y tế thấy trẻ hơi sốt, ngứa, dị ứng là chỉ định
không tiêm. Vì vậy, người nhà của trẻ và cán bộ y tế đều ngại. Đó cũng là một
nguyên nhân dẫn đến giảm tỷ lệ tiêm chủng.
Việc nhân viên y tế chống chỉ định hoãn tiêm cho một số trường hợp như vậy là
đúng. Tuy nhiên, khi người dân quay lại lần thứ hai tiêm chủng cho con cũng ngại
đưa con đi tiêm khi thấy con sốt hoặc ngứa, dị ứng. Vì vậy, đó cũng là yếu tố
tác động làm giảm tỷ lệ tiêm chủng trong thời gian gần đây.
Như vậy, có hai lý do: một là người mẹ tâm lý không muốn cho con tiêm, thứ hai
là cán bộ y tế lo sợ có nhiều rủi ro nên tốt nhất trẻ hoãn tiêm. Do đó, cơ hội
để trẻ quay lại lần 2 cũng không phải đơn giản.
Tôi cho rằng thời gian tới chúng ta nghiên cứu để làm giảm tỷ lệ hoãn tiêm thấp
nhất trong mức có thể được, tức là chỉ định đúng, không nên quá lo sợ từ cả hai
phía là người nhà và nhân viên y tế, nên hai hòa giữa việc đúng quy định nhưng
không nên quá sợ hãi.
Do vậy, có nhiều trường hợp người dân đưa trẻ đến rất đông nhưng tỷ lệ được tiêm
lại ít vì những chỉ định hoãn tiêm.
- Vậy theo giáo sư, việc lấp những “lỗ hổng” trong công tác tiêm chủng thấp như
trên bằng cách nào?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Trước mắt, đa phần số mắc, các trường hợp nặng, tử
vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, nên ngành y tế sẽ tập trung vào việc tiêm vét
trước. Tùy từng địa phương, dựa trên đánh giá tình hình dịch sẽ mở rộng diện
tiêm đến 3 tuổi như Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đến dưới 6 tuổi như Hà Nội.
Thời gian tới, ngành y tế cũng sẽ triển khai nhiều chiến dịch tiêm khác nhằm lấp
các lỗ hổng để bao phủ những người chưa được tiêm, hoặc những đối tượng đã tiêm
rồi, tiêm lại đều không sao.
Đặc biệt, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cuối năm nay sẽ triển khai tiêm
chủng ngừa sởi-rubella cho trẻ 1 đến 14 tuổi, hy vọng qua đó lấp lỗ hổng miễn
dịch của trẻ em trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tiến tới loại trừ sởi.
- Giáo sư có thể nhận định vụ dịch sởi này nếu được triển khai quyết liệt và
đồng bộ các giải pháp thì bao giờ chấm dứt?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Theo tôi, muốn kết thúc vụ dịch sớm thì còn nhiều thứ
và nó phụ thuộc vào quần thể có miễn dịch với virus sởi.
Miễn dịch của cộng đồng cao có thể nhờ vắcxin tiêm vét tốt thì nó sẽ lấp các “lỗ
hổng” như hiện nay. Ở đây chúng ta phải thừa nhận rằng, không có “lỗ hổng” như
trên thì không có dịch sởi xảy ra.
Vấn đề thứ hai theo tôi là việc xử trí về mặt cách ly, về phân tuyến điều trị
cũng là một vấn đề cần quan tâm làm giảm quá tải, giảm lây truyền bệnh do quá
đông bệnh nhân.
- Xin trân trọng cảm ơn giáo sư Nguyễn Trần Hiển!
(Theo Vietnam+)