- "Khi tính lương nghỉ hưu nên tính theo tiền thực tế đóng, không áp theo hệ số vì có thể có điều chỉnh mức lương có người đúng thời điểm đó nghỉ chưa đóng đồng nào thêm tự dưng được hưởng ..." - độc giả góp ý diễn đàn 'tăng tuổi làm, giảm lương hưu'.

VietNamNet mở diễn đàn để bạn đọc tiếp tục tranh luận về vấn đề thiết thân này, đồng thời “hiến kế” cho cơ quan soạn thảo để luật Bảo hiểm xã hội không rơi vào tình trạng “luật trên trời rơi xuống”, giúp Luật khả thi khi áp dụng và nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở bạn đọc có thể gửi về email: banxahoi@vietnamnet.vn

Theo độc giả Lưu Nguyễn Văn, để đảm bảo quỹ BHXH, nên tổ chức lại cơ cấu nhân sự BHXH sao cho gọn nhẹ, có thể kết hợp ở các địa phương, để giảm chi phí.

Giảm xây dựng Văn phòng cho các phòng ban BHXH từ Trung ương đến địa phương đến mức tối thiểu. Kiện toàn lại cho khoa học và lôgíc hơn bởi chúng ta đã có bộ máy chính quyền rất gần với dân rồi.

{keywords}

Bảo đảm quỹ BHXH là điều rất cần thiết cho xã hội (Ảnh minh họa)

Cần tính lại các chế độ lương, phải trả lương theo công việc đảm nhận, không trả lương theo hệ số và năm công tác.

Có như vậy càng làm lâu năm càng phải thể hiện năng lực của mình, tránh làm lớt phớt hưởng lương cao, nội bộ không tôn trọng nhau.

Ngoài ra, cần quy định lại cách tính lương cho những đối được phải nghỉ trước tuổi. Hiện nay cách tính này rất gây bất mãn giới hưu trí, đặt biệt ở thời chuyển giao như hiện nay.

Cũng cần phân lại tuổi nghỉ hưu và chế độ lương cho các ngành nghề khác nhau.

Ví dụ ngành y hay nhà giáo càng lâu năm kinh nghiệm người ta càng tích tụ nhiều, do vậy họ càng cống hiến nhiều thì bố trí làm sao họ phát huy được cũng như khi nghỉ họ phải được chế độ hơn người bình bình

Khi tính lương nghỉ hưu nên tính theo tiền thực tế đóng, không áp theo hệ số vì có thể có điều chỉnh mức lương có người đúng thời điểm đó nghỉ chưa đóng đồng nào thêm tự dưng được hưởng ...

Cũng tham gia diễn đàn, độc giả Khuất Văn Hiền phân tích nguyên nhân dễ gây vỡ quỹ BHXH.

Đó là do bộ máy của BHXH cồng kềnh, làm việc không hiệu quả, BHXH sử dụng tiền của quĩ để đầu tư không hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiền lương hưu của lực lượng công an, quân đội khi nghỉ hưu quá cao (số người hưởng lương hưu của lực lượng này chiếm tỷ lệ đáng kể).

Trong khi đó, tiền lương hưu của bộ phận hưởng lương nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ tính các năm cuối làm cho mất cân đối giữa tiền đóng (thu) và tiền nhận lương hưu (chi).

Độc giả này kiến nghị giải pháp: "Để tránh vỡ quỹ BHXH mà tăng tuổi nghỉ hưu tôi nghĩ đây là một xu hướng đi ngược với sự phát triển của xã hội. Đó là: Tăng thu nhập, giảm thời gian lao động.

Một nữ công nhân đến 50 tuổi đã muốn nghỉ hưu dù chấp nhận lương hưu thấp chứ chưa nói đến là 58-60 tuổi. Có chăng kiến nghị tăng tuổi nghỉ hưu này chỉ là 'lợi ích nhóm'.

Theo độc giả này, BHXH định biên lại bộ máy và nhân sự để giảm chi phí, lựa chọn phương án sử dụng tiền quĩ đầu tư hiệu quả.

Đặc biệt, cải cách chế độ tiền lương: Cả nước chỉ có 1 hệ thống thang lương, bảng lương. Các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì tính phụ cấp đặc thù cho phù hợp (không phân biệt bộ đội, công an, công chức, hay doanh nghiệp).

Đối với việc tính tiền lương nghỉ hưu: Tất cả mọi đối tượng nghỉ hưu tính lương theo 1 cách bình đẳng nhất, đó là bình quân gia quyền, không phân biệt đối xử là công chức hay doanh nghiệp, hay công an, quân đội.

Ngoài ra, nên giảm tuổi nghỉ hưu (nếu không thì giữ nguyên như hiện nay) nhưng tăng tỷ lệ phải nộp của người lao động lên 10%. Giảm tuổi nghỉ hưu sẽ tăng được chỗ làm mới cho thế hệ trẻ, tăng tính năng động, sáng tạo cho xã hội và nền kinh tế, trong khi tổng tiền đóng BHXH vẫn tăng lên.

Cuối cùng, cần thay đổi cách trả tiền lương hưu: Có thể trả theo các mức khác nhau theo thời gian hưởng lương hưu như cứ 5 năm là một mức theo cách trả lũy tiến 

VietNamNet

Bài trong diễn đàn: