- Cuối chiều 11/7, hàng trăm người dân xã Thăng Bình (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) ngóng chờ từng giây từng phút đón linh cữu của chiến sĩ Đỗ Văn Năm trở về với đất mẹ.

>>Xóm làng đón các anh về yên nghỉ nơi đất mẹ

'Anh ra đi dân làng thương xót lắm!'

Nghe thông tin linh cữu anh Năm được đưa về quê mai táng, ngay từ sáng sớm nhà bà Vũ Thị Trường (mẹ chiến sĩ Năm), ngụ xóm 8, xã Thăng Bình đã đông kín người đến chia buồn.

{keywords}

Đưa anh về với quê hương.

Xóm 8 nhỏ xíu như lòng bàn tay mọi khi vẫn vui và náo nhiệt lắm, nhưng từ hôm nghe được tin chiến sĩ Năm hi sinh trong chuyến bay tập luyện thì không khí trong làng trở nên nặng trĩu.

Họ thương xót cho anh, một người chiến sĩ trẻ ngoan hiền mà mỗi lần nghỉ phép về quê rất vui vẻ, cởi mở thân thiện với mọi người. Người dân thương xót cho anh ngàn lần thì cũng thương xót cho hoàn cảnh gia đình bà Trường.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Xe đưa linh cữu về tới cổng làng.

Nhà bà Trường cách đây một tháng, cậu con trai đầu chết do bệnh hiểm nghèo. Ngày đó nhà bà đã buồn lắm rồi, nay lại đón thêm thi thể cậu con trai nữa khiến cho bà kiệt sức.

Từ hôm nghe tin con, bà Trường cứ ngất lên ngất xuống. Gia đình bà vẫn không thể tin nổi, trong lúc mê lúc tỉnh bà vẫn gọi tên con và đến khi nghe tin vẫn còn người sống sót trong chuyến bay đó thì bà lại chấp tay cầu nguyện con mình còn sống trong số phần trăm ít ỏi.

Chiều muộn 11/7, ngày đưa linh cữu của con về, bà Trường phải lết từng bước chân nặng nhọc hết đi ra đi vào, không nói năng gì như người mất hồn.

Khi vừa nghe tin đoàn xe đã về tới đầu xã, bà lật đật chạy ra cổng. Cái chân phải tật nguyền đã hơn mười năm nay không còn đứng vững, bà ngã khụy ngay trước cổng nhà.

Người dân đỡ bà đứng đậy bà lại tiếp tục lập bập chạy ra đón con trong nước mắt.

Ông Đỗ Văn Hồng (chồng bà Trường) thương bà, thương con nhưng không ra đón mà ngồi một chỗ bên góc nhà. Nước mắt chảy tràn, ông bảo hai vợ chồng đã vất vả lo cho các con thành người, nhưng giờ hai anh em nó đã ra đi, ông cũng không còn động lực để sống.

Đoàn xe linh cữu về tới nhà, hàng trăm người dân đã vây kín khóc òa trong tiếc nuối.

Chị Nguyễn Thị Tâm (hàng xóm) khóc nấc lên từng tiếng nghẹn ngào và nói trước linh cữu của anh “Anh ra đi dân làng thương xót lắm”.

Lần lo hậu sự cho anh trai là lần cuối gặp mẹ

Bà Trường nghẹn ngào, vừa lau nước mắt lã chã rơi vừa nói trong vô vọng: “Thằng Năm, thằng Đỗ Văn Năm, nó sinh năm 1983, nó là con tôi đó, nó đi thật rồi…”.

Bà bảo gia đình bà khổ lắm, bà đau yếu không làm được gì giúp gia đình. Mọi việc trong nhà đều gánh lên vai người chồng, đến khi lo được cho các con trưởng thành thì lần lượt chúng nó bỏ bố mẹ mà ra đi.

{keywords}

Đồng đội đang thắt khăn tang cho đứa con trai của anh Nam.

Năm là con trai út trong gia đình, học hết lớp 12 thì xin nhập ngũ vào tháng 2/2001 thuộc Bộ tư lệnh đặc công, Tiểu đoàn 18 - Quân khu thủ đô. Khi đó Năm vừa tròn 19 tuổi.

Trước khi xảy ra vụ tai nạn một tháng, hôm về chịu tang anh trai, khi lên đường Năm còn nói với mẹ: “Lần này con lên Sơn Tây đi huấn luyện nhảy dù, hoàn thành nhiệm vụ con sẽ xin cơ quan về thăm bố mẹ”.

{keywords}

Rất đông người dân đến chia buồn cùng gia đình.

Bà Trường hiểu tâm lý con, bà bảo: "Vì nó thương bố mẹ do anh trai vừa mất nên em muốn sau đợt huấn luyện này sẽ về thăm để bố mẹ đỡ buồn. Vậy mà giờ đây nó đã ra đi mãi mãi không trở về".

Trong ngày đưa anh về đất mẹ, ngoài người dân còn có lãnh đạo huyện, xã đến chia buồn cùng gia đình. Người chiến sĩ trẻ ra đi mãi mãi để lại vợ và hai con nhỏ, nhưng trong lòng người dân thì anh vẫn còn sống mãi.

Lê Anh