- Sau hơn nửa năm cơ quan chức năng ra quyết định tạm ngưng chạy tàu cánh ngầm tuyến từ Sài Gòn đi Vũng Tàu. Thiệt hại thấy rõ cho doanh nghiệp và người lao động, nhưng với 20 chiếc tàu "đắp chiếu", vẫn chưa biết số phận ra sao...

XEM VIDEO TẠI ĐÂY:

CLIP: 20 tàu cánh ngầm 'đắp chiếu' nửa năm

Cơ quan chức năng ra quyết định tạm ngưng chạy tàu cánh ngầm tuyến từ Sài Gòn đi Vũng Tàu. Thiệt hại thấy rõ cho doanh nghiệp và người lao động, nhưng với 20 chiếc tàu "đắp chiếu", vẫn chưa biết số phận ra sao...

Bất động

Sau vụ việc tàu Vina Express 01 bị cháy trên sông Sài Gòn khi đang chở 90 hành khách đi Vũng Tàu, 2 đoàn kiểm tra của UBND.TPHCM và của Bộ GTVT đã kiểm tra và đưa ra kết luận: có rất nhiều khiếm khuyết ở đội tàu của các DN kinh doanh dịch vụ tàu cánh ngầm.

 

{keywords}
Phơi sương nắng... 

Vì thế, UBND TP.HCM vẫn giữ nguyên lệnh cấm chạy tàu được ban ra từ ngày 20/1 đến nay.

Theo ghi nhận của VietNamNet chiều ngày 31/7, tại cảng Ba Son, ba chiếc tàu của hãng Vina Express vẫn nằm “đắp chiếu”. Một chiếc mang tên Vina Express 3 được cẩu lên bờ để bảo dưỡng, tránh hư hỏng. Còn hai chiếc còn lại được buộc neo sát đó.

Ông Bùi Công Trùng, GĐ hãng này cho hay: “6 tháng nay, nhân viên kỹ thuật vẫn hàng ngày bảo dưỡng hệ thống máy móc, tân trang lại một số bộ phận đã cũ như khung, sườn... Chúng tôi vẫn phải cho tàu nổ máy, tuy không được chạy”.

{keywords}
Đội tàu cánh ngầm neo tại bến hơn nửa năm nay... 

Cũng theo ông, tại cảng Ba Son có một vài chiếc của hãng nằm ở đây. Còn các hãng khác như Greenlines, Petro Express đều đưa tàu về gửi ở cảng Sài Gòn.

Theo ông Trùng, hiện lệnh ngưng đã hơn nửa năm, đội tàu và hệ thống bến, bãi bị đóng băng gây thiệt hại rất lớn. Trong khi các doanh nghiệp đã khắc phục xong những khiếm khuyết của tàu cao tốc theo yêu cầu của đoàn kiểm tra Bộ GTVT và TP.HCM

Giám đốc hãng Petro Express - ông Trần Quốc Hiệu cùng nhìn nhận: “Hơn nửa năm nay, chúng tôi phải vừa thiệt hại vì không có doanh thu, vừa phải chi trả tiền lương cho nhân viên (nhân viên kỹ thuật, thuyền trưởng...), tiền bến bãi, tiền bảo trì bảo dưỡng. Và hơn hết, thiệt hại về uy tín, lòng tin của khách hàng là nặng nề nhất”.

Chính sách làm khó doanh nghiệp?

Hiện tại, nhà nước vẫn chưa có những quy định cụ thể về niên hạn sử dụng tàu cao tốc nên các cơ quan chức năng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm việc ngưng hay cho tàu cánh ngầm chạy tiếp.

Trong khi đó, doanh nghiệp và người lao động trong ngành này nhiều lần gửi đơn lên Thủ tướng kêu cứu vì những thiệt hại rất lớn.

Ông Trùng cho hay: ngoài việc bỏ tiền của và sức lực để tân trang lại những tàu cũ để đảm bảo đúng yêu cầu mà ban kiểm tra của Bộ đưa ra. Chúng tôi cũng sẵn sàng mua tàu mới để chạy, dù biết là rất đắt, có khi cả triệu USD.

Thế nhưng Nhà nước cần có chính sách cho chúng tôi có thời gian để thực hiện, vì việc đóng mới, mua mới một chiếc tàu cần có lộ trình dài hơi, không phải ngày một ngày hai là xong. Còn như hiện tại, muốn chạy tàu cũng không được, đầu tư mới cũng không xong.

"Chính sách đang làm khó doanh nghiệp chúng tôi. Dù ngưng hay cho chạy cũng cần cho chúng tôi thời gian cụ thể, chính xác để chúng tôi có cách giải quyết, không thể để DN phá sản rồi mới quan tâm…" - ông Trùng nói.

Hình ảnh bến và tàu cánh ngầm "đắp chiếu" hơn nửa năm: 

{keywords}
Bến tàu TPHCM vắng lặng. 

 

{keywords}
Quầy vé tàu cánh ngầm im ắng 6 tháng nay kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực

 

{keywords}
Khu đợi tàu không một bóng người.. 

 

{keywords}
Bên trong một tàu cánh ngầm nằm "đắp chiếu" tại bến.   

 

{keywords}
....hoặc được kéo lên để duy tu, bảo dưỡng.

 

{keywords}
Số phận đội tàu cánh ngầm tuyến TPHCM - Vũng Tàu vẫn chưa có câu trả lời.

Thạch Thảo - Minh Đăng