- Buổi chiều của ngày thứ 4 (19/12) lực lượng cứu hộ đã khoan thông hầm, giải cứu thành công 12 công nhân bị mắc kẹt.

Toàn cảnh vụ sập hầm làm 12 công nhân mắc kẹt

7h ngày 16/12, hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng) sập, 12 công nhân bị kẹt lại trong hầm. Sau 4 ngày, các lực lượng chức năng đang nỗ lực đào hầm giải cứu các nạn nhân.

---

{keywords}
Toàn cảnh vụ giải cứu 12 công nhân (click vào ảnh xem to)

Chiều tối 19/12, trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Viết Diệm (SN 1946, bố của 2 nạn nhân vừa được cứu sống) cùng với vợ không giấu được cảm xúc vui sướng nghẹn ngào. “Các con tôi sống cả rồi chú ơi ! Ông Trời đã thương nhà tôi rồi!”, ông Diệm nói trong niềm vui vỡ òa.

Ông bà cho biết, khoảng 17h30’, ông bà nhận được cuộc gọi của anh Phạm Viết Thành (con trai thứ 6 trong gia đình) đang ở hiện trường. “Thằng Thành nó hét lớn trong điện thoại. Anh chị được cứu rồi cha mẹ ơi, được đưa ra ngoài cả rồi!”.

Cuộc gọi ngắn ngủi nhưng mang đến niềm vui vô bờ trong căn nhà nhỏ!

{keywords}
Gia đình ông Phạm Việt Diệm đón nhận tin vui bất ngờ.   

Suốt gần 4 ngày qua, ông bà cùng con cháu sống trong nỗi thấp thỏm, lo âu trĩu nặng. Nay đột ngột nhận tin vui, cả gia đình như bật tung cảm xúc.

Trao đổi qua điện thoại, ông Diệm cho biết hiện trong nhà đang có nhiều anh em hàng xóm đang đến chia sẻ niềm vui.

Thông qua báo VietNamNet, ông bà muốn gửi lời cám ơn đến nhà nước, các cơ quan ban ngành và đội ngũ cứu hộ đã nỗ lực trong mấy ngày qua để giải cứu các con cùng những người gặp nạn.

19h

Có mặt tại công trình, ông Phạm Đình Hiếu - Chỉ huy trưởng công trình thủy điện Đạ Dâng cho biết, công nhân đầu tiên chui ra khỏi đường hầm là anh Phạm Viết Nam, quê huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, trong tình trạng khỏe mạnh, minh mẫn...

Khi bước ra khỏi đường hầm bị sập, anh Nam nhận ra anh Hiếu và lên tiếng dí dỏm: “Em chào sếp...”, sau đó được lực lượng cứu hộ dìu ra ngoài.

Công nhân ra sau cùng là anh Phan Xuân Đăng (SN 1963), quê Vĩnh Phúc và cũng là người cao tuối nhất trong số những người bị nạn. 

Thượng tá Trần Xuân Việt, trưởng phòng cảnh sát bảo vệ cơ động CA tỉnh Lâm Đồng là người đầu tiên nhận được cuộc điện thoại từ trong hầm báo ra với nội dung: hầm đã thông. Ông Việt lúc đó hét lên: “Hầm thông rồi” rồi nhanh chóng báo cáo với ban chỉ huy, từ đó cấp tốc triển khai cứu hộ những người vừa được cứu thoát.   

Có mặt tại công trình, ông Lưu Công Tới, đại diện đơn vị thi công là Công ty CP Sông Đà 505 cho biết, tối nay nhà thầu sẽ tổ chức lo chỗ ăn ở, đi lại cho người nhà các công nhân vừa thoát nạn, đồng thời tới bệnh viện thăm hỏi, động viên họ. 

18h15

Lúc này xe cứu thương đã tiến sát lán trại chỉ huy, nữ công nhân duy nhất cũng là cuối cùng sẽ được đưa lên xe cứu thương về Bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm Đồng để tiếp tục cứu chữa. 

Tại hiện trường chỉ còn một nữ công nhân duy nhất đang được cấp cứu tại lán chỉ huy, hiện đang thở ô xy. Bên ngoài một xe cứu thương đang túc trực...

Bên ngoài khu lán trại, chồng của chị Ngọc tỏ ra bồn chồn, đứng ngồi không yên, không muốn trả lời , tiếp xúc với ai. 

Hình ảnh đưa 12 công nhân lên khỏi hầm bị sập

16h30 ngày 19/12, niềm vui vỡ òa tại hiện trường khi 12 công nhân thay nhau được đưa ra khỏi hầm bị kẹt. Hình ảnh nóng PV VietNamNet vừa gửi từ hiện trường.

18h5

Ông Phạm Đình Hiếu, chỉ huy trưởng công trình thủy điện Đạ Dâng cho biết, ông là một trong những người có mặt tại thời điểm thông hầm. 

Lúc đó, theo quan sát của ông Hiếu, 12 công nhân đều đi lại bình thường. Nhưng khi thoát ra, một số công nhân có thể bị choáng do tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ bên ngoài nên phải nhờ đến hỗ trợ y tế. 

Theo lời ông Hiếu, 12 công nhân đã tích cực phối hợp với lực lượng cứu nạn như đấu nối 2 đầu bơm bên trong để hút nước đưa ra ngoài, sau đó thông được đường hầm... 

18h

Đại tá Phạm Văn Tỵ - Phó cục trưởng cục cứu hộ cứu nạn, bộ quốc phòng, phó chánh văn phòng ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu hộ cứu nạn thông báo, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh vừa gọi điện chúc mừng và thưởng nóng cho các lực lượng làm nhiệm vụ.

17h30:

{keywords}

{keywords}
Đưa các công nhân đi cấp cứu tại bệnh viện

Đã có 8 nạn nhân được chuyển đi bênh viện cấp cứu...

Ông Lê Quang Hùng , thứ trưởng Bộ Xây dựng xúc động nói: "Rất vui! Vui không thể tả!".

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến: "Không có niềm vui nào hơn lúc này. Họ đã làm được điều kỳ diệu!".

17h20:

Hiện 12 người được lực lượng y tế chăm sóc, các phóng viên báo chí không được tiếp cận.

Phóng viên VietNamNet đang đứng ở lán trại y tế. Tại trại đầu tiên, ngay sát cửa hầm, có 2 công nhân là nam đang được chăm sóc tại đây.

Họ đều khỏe mạnh. Một công nhân tên Anh Tuấn khuôn mặt rất tươi, đang trò chuyện với người thân. Các nhân viên y tế chỉ giúp lau rửa và chăm sóc.

{keywords}
Một công nhân thiếp đi vì mỏi mệt và được truyền nước  
{keywords}

Công nhân nữ băng kín đầu và đang được truyền dịch

{keywords}
Công nhân tên Anh Tuấn vẫn rất tỉnh táo
{keywords}
Nhóm công nhân đồng nghiệp vào thăm  
{keywords}
Công nhân được đắp chăn giữ nhiệt.

Ở lán trại thứ 2 có một công nhân nữ và nam. Công nhân nữ bị băng một lớp băng trắng trên đầu và đang được truyền dịch.

Riêng 2 công nhân nam khá tỉnh táo, đang nói chuyện với nhau.

17h10: 

Hàng chục xe cứu thương đã sẵn sàng chờ lệnh chuyển viện. Có 1 nạn nhân được chuyển từ hiện trường đi cấp cứu. Còn lại 11 người đang được lực lượng y tế tại chỗ chăm sóc đặc biệt...

{keywords}
Người được đưa đi cấp cứu

17h:

Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet tại hiện trường, ngay sau khi được đưa ra khỏi đường hầm, 12 công nhân được chuyển ngay về 3 lán trại y tế và lán trại của Ban chỉ huy để chăm sóc sức khỏe.

Hình ảnh đưa 12 công nhân lên khỏi hầm bị sập

16h30 ngày 19/12, niềm vui vỡ òa tại hiện trường khi 12 công nhân thay nhau được đưa ra khỏi hầm bị kẹt. Hình ảnh nóng PV VietNamNet vừa gửi từ hiện trường.

16h45:

Tiếp sau đó, người công nhân nữ duy nhất cùng một công nhân nam được dìu ra.

Người thân của các công nhân thoát nạn lao nhanh về phía đường hầm, ôm chầm lấy những người vừa thoát nạn và công nhân cứu hộ.

{keywords}

{keywords} 

Liên tục sau đó những công nhân tiếp theo đều được đưa ra khỏi đường hầm và đưa ngay về lán trại y tế. Đã đủ 12 người.

Trong vòng 15 phút toàn bộ 12 công nhân đều được đưa ra.

Tình trạng sức khỏe của các công nhân đều tốt. Một số công nhân yếu được các lực lượng cứu hộ bế ra.

Có công nhân còn bình tĩnh đi vào lán trại chỉ huy và mỉm cười, không khác gì một bộ phim hành động.

{keywords}

{keywords}
Cảm xúc của người thân khi các công nhân được giải thoát khỏi hầm

Người thân của các công nhân vừa thoát nạn ôm chầm lấy nhau khóc, một số lấy điện thoại gọi về người thân ở quê hét toáng lên: Thoát rồi. Sống rồi!

"Cha ơi, con thoát rồi" - Tiếng một công nhân.

Công nhân tham gia cứu hộ òa khóc, có người ngồi sững sờ trước điều kỳ diệu. Có những công nhân sau nhiều ngày tham gia cứu h

Khi bước ra khỏi đường hầm, nhiều người bước đi liêu siêu vì mệt mỏi và cũng bật khóc.

Trước cửa hầm diễn ra khung cảnh hỗn loạn, rất đông người dân địa phương đến chứng kiến đã ôm chầm lực lượng cứu hộ và bày tỏ lòng thán phục.

Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó tư lệnh binh chủng công binh xác nhận, đoạn hầm đưa các nạn nhân ra là đoạn hầm bên trái, do công binh đào đc 20m.

Chị Ngọc một trong 3 người được đưa ra khỏi đường hầm bằng cáng. Ngay sau đó lực lượng cứ hộ và đội ngũ y bác sĩ đã sẵn sàng công tác chuyển viên cho các nạn nhân.

3 công nhân do mất nhiệt được sơ cứu và làm ấm tại chỗ.

Đại tá Hùng xác nhận rõ, dù trưa 19/12 mặc dù đang đào hầm để cứu các nạn nhân nhưng Binh chủng công binh đã thưởng nóng cho lực lượng làm nhiệm vụ. Đại tá Hùng lý giải, vì công binh xác định phương pháp đào, cách đào chắc chắn đạt kết quả tốt. 

16h30:

Trước đó mấy phút, một công nhân từ đường hầm chạy ra loan báo “Thông rồi, thông đường hầm rồi”. Ngay sau đó lực lượng cơ động công binh, dìu ra công nhân đầu tiên ra ngoài đưa đến lán trại y tế.

Cả công trường vỡ òa trong tiếng cười lẫn tiếng khóc...

{keywords}

{keywords} 


15h50:

Lực lượng CSCĐ vẫn đang cưa những đoạn gỗ do kiểm lâm chuyển đến hiện trường, sau đó được chuyển vào bên trong. Theo đó, lực lượng đang đào 2 đường hầm nhỏ sẽ dùng các đoạn gỗ nói trên để gia cố các đoạn vừa đào xong.

{keywords}

15h10: Thiếu tướng Sơn xác nhận: "Mọi việc đang tiến triển tốt, cố gắng là trong ngày mai".

14h50:

Trước miệng hầm, Ban chỉ huy cứu nạn nhóm họp. Những người chỉ đạo cao nhất tại hiện trường có đưa ra nhận định, nếu việc đào 2 đường hầm thuận lợi thì đêm nay (19/12) hoặc sáng mai (20/12) có thể thông đến vị trí hầm bị sập để giải cứu 12 người.

{keywords}

Thiếu tướng Bùi Văn Sơn (đội mũ xanh) họp chỉ huy trước miệng hầm.

14h25:

Theo báo cáo nhanh của Trung tâm quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tại thời điểm hiện tại có 484 người trực tiếp tham gia đào 2 đường hầm. Trong đó, các công việc chủ yếu là đào hầm, vận chuyển đất đá từ trong hầm ra ngoài, chặt và vận chuyển các đoạn cây gỗ vào trong để gia cố các đoạn hầm vừa đào.

Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó tổng tham mưu trưởng quân chủng Công binh, Bộ Quốc phòng, hiện là chỉ huy cao nhất của lực lượng đang trực tiếp làm nhiệm vụ trong hầm.

Cảnh nổ mìn phá đá, đào hầm cứu 12 người

P.V VietNamNet có mặt tại vị trí đang đào đường hầm, ghi nhận các lực lượng đang nỗ lực đào 2 đường hầm bên trái và phải nhằm giải cứu 12 người đang mắc kẹt bên trong.

13h20:

Ông Chung Việt Cường, Phó giám đốc kỹ thuật chi nhánh Viettel Lâm Đồng cho biết, cách vị trí hầm 1 km có 1 trạm thu phát sóng của đơn vị này, những ngày qua có sóng ổn định.

Tuy nhiên để đảm bảo việc liên lạc, thông tin phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn Viettel đã mở rộng băng thông vị trí tại trạm nêu trên. Đây cũng tin vui cho nhiều PV vì sóng điện thoại tại khu vực tác nghiệp này rất yếu.

12h40

Hình ảnh lực lượng quân đội diễn tập ứng cứu người bị nạn, chuẩn bị cho công tác giải cứu các nhân bị kẹt trong hầm. 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

11h20:

Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội đã có mặt ở hiện trường, có cuộc họp với ban chỉ huy cứu nạn để nghe báo cáo về công việc cứu hộ cứu nạn đang tiến hành. Bà Mai động viên các lực lượng nỗ lực ngày đêm để giải cứu càng sớm cho 12 người.

{keywords}

Bà Trương Thị Mai thị sát hiện trường.

{keywords}

 Lực lượng công binh liên tục thay ca, tăng cường vào hầm.

{keywords}

 Trước cửa hầm chính, công việc của lực lượng cứu hộ đang rất khẩn trương. Trong ảnh chiến sỹ công binh làm đường lên khu vực dành cho Y tế.

{keywords}

 Bình khí ô xy được huy đồng tập kết trước khu vực cửa hầm.

11h10:

PGS Nguyễn Xuân Trường - Phó giám đốc BV Chợ Rẫy TP.HCM thông tin, hiện tại các đơn vị y tế phối hợp gồm bệnh viện Chợ Rẫy, y tế địa phương và quân y đầy đủ lực lượng, máy móc thiết bị đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả.

{keywords}

PGS. Nguyễn Xuân Trường - Phó giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.

Ngoài ra, có 1 nhóm 10 người gồm các y bác sĩ giỏi về cấp cứu, chấn thương chỉnh hình, điều đưỡng... của bệnh viện Chợ Rẫy do PGS Nguyễn Văn Khôi đang trên đường từ TP.HCM lên hiện trường.

Theo Công an Nhân dân, người nhà các nạn nhân đã vào bên trong nói chuyện với các nạn nhân qua ống sắt. Đây là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với những người đang mắc kẹt.

Ông Trường nói rõ thêm, khi giải cứu được 12 nạn nhân thì y bác sĩ cấp cứu sẽ vào tận bên trong đường hầm để cấp cứu đưa người ra ngoài. Đã có 3 lán trại được chuẩn bị để phục vụ cấp cứu, nếu cần thiết tận dụng luôn lán trại của ban chỉ huy cứu hộ.

Phương án mà các đơn vị y tế họp bàn, đã thống nhất là khi nạn nhân được cứu ra sẽ được đội ngũ y bác sĩ làm ấm ngay lập tức, phương pháp cấp cứu tại chỗ. Khi ổn định mới chuyển nạn nhân đi cấp cứu ở các bệnh viện.

10h30:

Tại đỉnh núi vị trí mũi khoan bắt đầu lại từ đêm hôm qua (18/12) đến nay được 13m. Hiện tại máy móc khoan thủ công theo kiểu khoan giếng đang gặp sự cố. Anh Nguyễn Hùng, người dân được huy động đến khoan kiểu thủ công trên đỉnh núi cho biết, đang chờ thay thế thiết bị để tiếp tục công việc. 

{keywords}
Xe xúc đang dọn hiện trường để khoan mũi mới trên đỉnh đồi

Theo ghi nhận, sáng nay xe máy xúc được đưa lên đỉnh núi để san bằng 1 khoảng núi, cao hơn vị trí đang khoan gần 30m. Ban chỉ huy cứu nạn ở hiện trường xác nhận, chuẩn bị thực hiện 1 mũi khoan kiểu thủ công khác trên đỉnh núi.

Như vậy, trên đỉnh núi có 2 mũi khoan đường kính 116 mm thọc sâu xuống vị trí xác định là 12 nạn nhân đang bị mắc kẹt...

Tiếng kêu của 12 công nhân bị kẹt trong hầm thuỷ điện

Thông qua đường ống nhỏ, lực lượng cứu hộ - cứu nạn bên ngoài đã trao đổi, nắm bắt tình hình của 12 nạn nhân bị mắt kẹt bên trong đoạn hầm của công trình thuỷ điện bị sập…

10h10:

Thông tin về sức khỏe 12 nạn nhân bị mắc kẹt bên trong khi công tác cứu hộ cứu nạn bước sang ngày thứ 4, ông Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng xác nhận: "Sức khỏe của tất cả đều đã ổn định, tinh thần của họ cũng lạc quan hơn".

Theo ông Tiến việc truyền dung dịch thức ăn vào trong hầm vẫn được tiến hành đều đặn.

Ông Hồ Khắc Phúc, Công ty khoáng sản - vật liệu xây dựng Lâm Đồng, chỉ huy nhóm công nhân làm việc tại cuối hầm cho biết, mũi khoan thông lúc 7h10 sáng nay. Chiều dài mũi khoan đến vị trí 12 người mắc kẹt là 57m. Khi mũi khoan thành công thì nước, bùn từ bên trong tự trào ra…

{keywords}

Nước bên trong hầm được múc ra ngoài bằng xe chuyên dụng.

{keywords}
Công tác cứu hộ ở hầm phía sau.
{keywords}
Nước thoát ra từ hầm phía sau ngập lênh láng mặt đường.

9h20:

Đại tá Phạm Văn Tỵ - Phó Cục trưởng Cục cứu hộ - cứu nạn, Phó CVP Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu hộ - cứu nạn thông tin, tình hình sức khỏe của 12 người bên trong tiến triển tốt, tinh thần đã ổn định.

Sáng 19/12, Vinaphone đã đưa trạm thu phát sóng đến gần hiện trường tạo điều kiện cho việc liên lạc thông tin giữa các lực lượng. Hôm nay, thời tiết khu vực đang nắng ấm, rất thuận lợi cho công tác cứu hộ cứu nạn.

9h10:

Được biết việc hút nước, ở vị trí cuối hầm, phía hạ lưu là nguồn thoát nước chính từ vị trí 12 người mắc kẹt ra. Vị trí thoát nước ở cửa trước vẫn đang tiến hành nhưng lượng nước thoát ra không đáng kể, 1,5m3/giờ.

9h00:

Diễn biến tại các vị trí khoan: mũi khoan ở cuối hầm, phía hạ lưu vào sáng nay đã thông, có thể hút nước từ vị trí 12 người đang mắc kẹt ngược ra ngoài. Vị trí khoan từ trên đỉnh núi xuống trong chiều tối hôm qua (18/12) khi sâu 43m bị hư mũi, sáng nay chuyển sang vị trí khác và chỉ mới bắt đầu khoan...

{keywords}
Lực lượng công binh túc trực để thay ca đào hầm.
{keywords}
Không khí khẩn trương đua với thời gian trước miệng hầm
{keywords}
Máy cắt thép chuyên dụng được điều động đưa vào hầm 

Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó tổng tham mưu trưởng Quân chủng công binh Bộ Quốc phòng cho hay, đến thời điểm này 2 đường hầm bên trái và bên phải đều đã đào được 10m. Theo tính toán, dự kiến của Ban chỉ huy cứu nạn hiện trường, có thể mất thêm 2 ngày nữa có thể tiếp cận vị trí 12 nạn nhân mắc kẹt.

Do lực lượng đào hầm chủ yếu là công binh của quân đội và lực lượng của Than - khoáng sản nên hi vọng có kết quả sớm hơn.

{keywords}
Hiện trường hầm thủy điện sáng 19/12

Đại tá Hùng cho hay, đường hầm phía trái do công binh đào có dấu hiệu khả quan hơn. Theo đó trong quá trình đào, lực lượng đào đã gặp khó khăn với đá cứng nhưng đã dùng "mìn om" để phá và tiếp tục đào…

Được biết đại tá Nguyễn Hữu Hùng hiện đang là chỉ huy các lực lượng ở trong hầm. Trước đó tại cuộc họp với Ban chỉ huy cứu nạn chiều 18/12, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao nhiệm vụ cho lực lượng công binh của Bộ quốc phòng trực tiếp chỉ huy tại hiện trường.

1h sáng 19/12:

Sau hơn 1 giờ chuyển thư vào bên trong hầm và chờ đợi, đến 1 giờ sáng ngày 19/12, Ban chỉ huy cứu nạn vẫn chưa nhận được hồi âm từ những người mắc kẹt trong hầm. Các nỗ lực liên lạc vào bên trong cũng không có kết quả...

Hình ảnh VietNamNet ghi nhận bên ngoài hầm thủy điện vào lúc 1h sáng 19/12.

{keywords}
Lực lượng trực chỉ huy đang ngóng thư trả lời của 12 công nhân. 
{keywords}
Cảnh bên ngoài cửa hầm sáng 19/12
{keywords}
Lực lượng công binh hội ý trước khi đổi ca trực
{keywords}
Vào đường hầm, tiếp tục công việc 
{keywords}
Bên trong đường hầm bị sập.
{keywords}
Lực lượng túc trực đốt lửa chống lạnh.

23h30

Tại lán Ban chỉ huy cứu nạn vẫn còn khoảng 20 người túc trực xử lý các tình huống cứu nạn. 

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, người chỉ huy trực tiếp công tác cứu hộ cho biết, hiện lực lượng cứu hộ đã đưa được điện vào bên trong đường hầm, dạng đèn led siêu sáng. Phương án đưa đèn pin vào đã không được thực hiện như dự kiến… 

{keywords}
 
Lá thư tay do vị Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng viết gửi người bị nạn...

Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cho biết thêm, đích thân ông đã viết 1 lá thư kèm cây bút quấn giấy đưa vào bên trong hầm. Nội dung là động viên tinh thần những người bị nạn, thông báo tình hình cứu hộ vẫn đang được triển khai khẩn trương…

 

“Thân gửi 12 anh chị em trong hầm! 

Ban chỉ đạo phòng chống  cứu nạn đang tập trung toàn lực để giải cứu các anh chị, với lực lượng máy móc, thiết bị hiện đại nhất và hàng trăm nhân lực của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng. 

Anh chị em yên tâm, bằng mọi cách bảo vệ sức khỏe và thông tin kịp thời ra ngoài những yêu cầu của mình để được đáp ứngỞ ngoài này mọi người làm việc 24/24 giờ với tinh thần nhanh nhất để cứu các anh chị. 

TM. Ban chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Nguyễn Văn Yên

Anh em viết vào giấy và gửi ra ngoài" 

Dự báo nội dung trả lời sẽ sớm được chuyển ra, vì theo vị Phó chủ tịch đường ống chuyển thư và bút vào dài 20m, trong khi lực lượng cứu hộ dùng sợi dây chuyên dụng dài 60m. Khi phía 12 công nhân nhận và trả thư, đầu dây cứu hộ sẽ kéo ra…  

{keywords}
Chuẩn bị truyền thư vào bên trong đường hầm. 

Hiện lực lượng trực chỉ huy và các phóng viên vẫn đang chờ thư trả lời được chuyển ra từ phía 12 công nhân đang mắc kẹt…

Đàm Đệ - Trùng Dương