- Khi được nói lời cuối cùng, bị cáo Phạm Hải Bằng - kẻ chủ mưu trong đại án tham ô ngành đường sắt đã bật khóc nức nở.
Sáng 27/10, phiên sơ thẩm xét xử các quan chức ngành đường sắt bước sang ngày làm việc thứ 2 với phần tranh tụng.
Các bị cáo tại tòa. |
Tranh tụng nảy lửa
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng thân chủ của mình không phạm tội hoặc bị truy tố ở khung quá nặng, từ đó đề nghị HĐXX tuyên vô tội hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Nhiều luật sư đồng quan điểm cho rằng, vụ án này không có nguyên đơn dân sự; phía JTC không có đơn yêu cầu thu hồi số tiền đã giao cho RPMU nên không có căn cứ để truy tố các bị cáo.
Quan đường sắt không nhớ nhận bôi trơn bao lần Khi bị truy vấn về số lần nhận tiền, bị cáo Phạm Hải Bằng trả lời không nhớ nổi bao nhiêu lần nhận. Toàn bộ số tiền lót tay, bị cáo Bằng không vào sổ; sau khi chi tiêu thì xoá sổ sách. Tạm giam thêm 4 bị cáo trong vụ tham ô tại Dự án đường sắt TAND TP. Hà Nội vừa ra lệnh bắt tạm giam thêm 4 bị cáo trong vụ án “6 cán bộ ngành đường sắt lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”... |
Ngoài ra, các luật sư cho rằng, hành vi của các bị cáo không gây ra hậu quả, không làm thiệt hại đến Nhà nước; việc gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản khó có thể xác định được hậu quả.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Hải Bằng cho rằng, hành vi của các bị cáo chưa gây hậu quả thì không cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Số tiền 11 tỷ đồng là khoản chi hợp lý đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và số tiền này đã có sự thỏa thuận giữa RPMU và JTC.
“Vụ án không xác định được bị hại thì không thể buộc các bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường.” - luật sư bào chữa cho Phạm Hải Bằng nêu quan điểm và đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Trước quan điểm của các luật sư, đại diện Viện KSND một lần nữa khẳng định, ngay từ đầu, vụ án đã không xác định JTC là nguyên đơn dân sự. Việc khởi tố, xét xử xuất phát từ đề nghị từ chính quyền Nhật Bản, sau khi phía bạn đã xét xử vụ án liên quan đến JTC trong việc cạnh tranh không lành mạnh.
Đại diện Viện KSND TP Hà Nội chỉ rõ hành vi phạm tội của từng bị cáo và hậu quả các bị cáo gây ra. Theo đại diện VKS, RPMU có tài khoản riêng, con dấu riêng, có tư cách pháp nhân… các bị cáo thuộc đối tượng điều chỉnh của tội lợi dụng chức vụ. Các bị cáo chịu sự điều chỉnh của luật công chức.
Cũng theo đại diện VKS, trong vụ án này có sự cấu kết đồng phạm, thống nhất từ trên xuống dưới. Các bị cáo đã thực hiện một cách quyết liệt, tích cực. Sau khi thực hiện thì các bị cáo đều có báo cáo lại cho lãnh đạo quản lý RPMU. Các bị cáo đại diện là chủ đầu tư, thay mặt nhà nước trong việc chấp thuận giải ngân kinh phí cho nhà tư vấn.
Về vấn đề vụ lợi, hành vi gợi ý để buộc nhà thầu có khoản chi ngoài hợp đồng, được các bị cáo quản lý và sử dụng cho tập thể và cá nhân.
Kẻ chủ mưu khóc nức nở tại tòa
Trong lời sau cùng, bị cáo Phạm Hải Bằng vừa khóc vừa nói: "Trong hơn 20 năm công tác, bị cáo luôn cố gắng hoàn thành công việc với trách nhiệm cao nhất. Đến hôm nay, bị cáo không biết đúng hay sai nhưng trong lòng bị cáo rất đau.
Bao nhiêu nỗ lực, cố gắng trong nhiều năm nhưng chỉ một sai sót đã phá bỏ toàn bộ. Bị cáo không biết nghĩ gì. Quy bị cáo có tội thì bị cáo phải chịu. Bị cáo xin HĐXX xem lại để phán quyết cho công minh, khách quan".
Hình ảnh mới nhất vụ xử 6 quan đường sắt 'ăn' 11 tỷ Sáng nay, TAND Hà Nội bắt đầu xử sơ thẩm vụ Trần Quốc Đông và 5 đồng phạm. 6 bị can bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. |
Bị cáo Trần Văn Lục (SN 1958, nguyên Giám đốc RPMU) cho biết: “Đã gắn bó với nghề gần 30 năm trong ngành đường sắt, bị cáo thấy mình không đáng bị truy tố như thế này. Bị cáo hoàn toàn không liên quan đến dự án vì đã chuyển công tác, nên không thể nói bị cáo biết mà vẫn nhận tiền. Bị cáo nghĩ rằng, có cái gì đấy áp đặt. Vị vậy, bị cáo mong HĐXX cân nhắc, minh oan cho bị cáo".
Đứng trước vành móng ngựa nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Nam Thái (SN 1977, nguyên Trưởng phòng Dự án 3 - RPMU) trình bày: “Trong số các bị cáo ở đây, bị cáo là người trẻ nhất và chức vụ thấp nhất. Khi còn gắn bó với RPMU, bị cáo luôn cống hiến hết mình và phục vụ cấp trên. Bị cáo cho rằng, cáo buộc bị cáo là đồng phạm tích cực là quá oan uổng. Bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ trẻ, con thơ. Mong HĐXX xem xét bị cáo được hưởng khoan hồng.”
Bị cáo Trần Quốc Đông (SN 1964, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU) nói: “Bị cáo mong muốn HĐXX công minh và có đầy đủ bản lĩnh để ra được phán quyết đúng người đúng tội. Bị cáo mong HĐXX xem xét những đóng góp của bị cáo để được hưởng khoan hồng của pháp luật. Nếu có tội, bị cáo sẽ cố gắng để giải quyết và không vấp phải những lỗi trong tương lai”.
Bị cáo Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962, nguyên Giám đốc RPMU) thừa nhận về trách nhiệm của mình: “Sự việc xảy ra trước khi bị cáo về, nhưng với trách nhiệm là người đứng đầu thì lỗi một phần của mình. Tuy nhiên, hơn 28 năm gắn bó với ngành đường sắt, nhiều việc xảy ra bị cáo không thể kiểm soát được. Gia đình bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, mong HĐXX xem xét cho bị cáo sớm về với gia đình, cống hiến cho xã hội.”
Hoàng Sang
TIN BÀI KHÁC