– Trong khi cụm từ
“chống quá tải” liên tục được đưa ra trong các cuộc họp, các hội nghị, hội
thảo tìm cách giảm tải bệnh viện của Bộ Y tế thì có một nghịch lý là các
bệnh viện quá tải không thích... giảm tải, bởi quá tải đã mang lại thu nhập
tốt cho bệnh viện và nhân viên y tế...
Chống quá tải yếu ớt!
Cách đây 2 hôm, tại Hà Nội, ông Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có một phát biểu khiến cả hội trường của buổi thảo luận về “Tình trạng quá tải và biện pháp giảm tải” (do Bộ Y tế tổ chức) phải xôn xao.
Ông cho rằng, tất cả các bệnh viện tuyến trên đều muốn quá tải vì thu nhập của nhiều bác sỹ và các bệnh viện tuyến TW đều trông vào quá tải!
Cả hội trường xôn xao không phải bởi vấn đề này lần đầu tiên được nhắc đến trong ngành y, mà là bởi đây là lần đầu tiên có người đề cập đến nó một cách công khai, với sự có mặt của cả giới truyền thông.
Cùng ý kiến với ông Dương, ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định băn khoăn: “Có những trường hợp chỉ là xét nghiệm rồi uống thuốc là khỏi, tại sao bệnh viện tuyến trên không chuyển bệnh nhân về tuyến dưới mà cứ để họ nhập viện rồi chịu cảnh nằm ghép?”.
Từ đây, ông Hoàng đặt câu hỏi: “Phía sau đó liệu có phải là vì phần thu nhập tăng thêm của nhân viên y tế?”.
Ông Trương Quý Dương cũng đồng tình khi cho rằng vấn đề quá tải hiện nay đã quá bất cập, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng khám chữa bệnh và hình ảnh ngành y tế trong người dân xấu đi rất nhiều.
Theo ông Dương và ông Hoàng, chuyện quá tải nảy sinh do cả khâu làm chính sách lẫn khâu thực hiện, do cả chuyện vi mô lẫn vĩ mô, do cả lý do khách quan lẫn chủ quan. Nhưng đến nay cần phải xem xét lại cho rõ, quá tải bao nhiêu % là do xã hội, bao nhiêu là do chuyện kinh tế, thương mại.
Các bệnh viện tuyến trên bị quá tải trầm trọng nhưng chính thực tế đó đã mang lại cho bệnh viện và nhân viên y tế nguồn thu dồi dào để tăng thu nhập, tái đầu tư. Bởi thế, lãnh đạo các bệnh viện tuyến dưới cho rằng các bệnh viện tuyến trên phải thực sự quyết tâm trong vấn đề chống quá tải, chấp nhận thực tế rằng thu nhập chung của cả bệnh viện sẽ giảm đi. Bù lại, người bệnh sẽ bớt khổ.
Thu nhập cán bộ y tế 'tuyến trên" tăng nhanh
Trên thực tế, nhờ quá tải và triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bệnh viện tuyến trên đã có thêm một nguồn thu đáng kể cho nhân viên y tế.
Năm 2004, kết quả khảo sát nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế khu vực nhà nước và tư nhân trên địa bàn Hà Nội cho thấy: mức lương trung bình của điều dưỡng là 624.235 đồng/tháng.
Đến năm 2005, kết quả nghiên cứu sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan cho thấy: mức lương trung bình của điều dưỡng là 1.022.000 đồng/tháng (tăng 1,5 lần).
Đến cuối tháng 6/2010, kết quả nghiên cứu đối với 145 điều dưỡng của 7 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai (gồm khoa Thần kinh, Huyết học truyền máu, Hồi sức tích cực, Thận tiết niệu, Cơ xương khớp, Nội tiết và Đái tháo đường, Hô hấp) cho thấy: mức thu nhập trung bình của điều dưỡng là xấp xỉ 4,4 triệu đồng/tháng.
Trong số 145 điều dưỡng được khảo sát, thậm chí có điều dưỡng thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng, mức phổ biến là từ 3 đến 5 triệu/tháng. Mức này chắc chắn còn cao hơn trên thực tế bởi đây là vấn đề “nhạy cảm”, các đối tượng được hỏi thường khó có thể nói thật.
Như vậy, có thể thấy mức thu nhập trung bình của điều dưỡng tăng mạnh tại bệnh viện Bạch Mai. Có đến 75,9% số điều dưỡng được hỏi cho biết thu nhập đã tăng lên so với thời gian trước. Đó là chưa kể đến bác sỹ, lãnh đạo các cấp trong bệnh viện – những đối tượng thường có nguồn thu “dồi dào” hơn.
TIN LIÊN QUAN:
Tình cảnh quá tải khủng khiếp ở bệnh viện VN
Bi kịch chữa bệnh: Có tiền, không tiêu được!
Liên tục 'bôi trơn', bệnh nhân vẫn bị 'móc túi'
'Bệnh viện của ta xịn lắm bằng cái nhà nghỉ!'
Bài toán quá tải bệnh viện: Giải mãi không thấy đáp sốLiên tục 'bôi trơn', bệnh nhân vẫn bị 'móc túi'
'Bệnh viện của ta xịn lắm bằng cái nhà nghỉ!'
Chống quá tải yếu ớt!
Cách đây 2 hôm, tại Hà Nội, ông Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có một phát biểu khiến cả hội trường của buổi thảo luận về “Tình trạng quá tải và biện pháp giảm tải” (do Bộ Y tế tổ chức) phải xôn xao.
Ông cho rằng, tất cả các bệnh viện tuyến trên đều muốn quá tải vì thu nhập của nhiều bác sỹ và các bệnh viện tuyến TW đều trông vào quá tải!
Cả hội trường xôn xao không phải bởi vấn đề này lần đầu tiên được nhắc đến trong ngành y, mà là bởi đây là lần đầu tiên có người đề cập đến nó một cách công khai, với sự có mặt của cả giới truyền thông.
Quá tải bệnh nhân đem lại nguồn thu lớn của các bệnh viện. Vì thế, công tác chống quá tải của các bệnh viện TW được thực hiện rất "yếu ớt" (Ảnh: C.Q) |
Cùng ý kiến với ông Dương, ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định băn khoăn: “Có những trường hợp chỉ là xét nghiệm rồi uống thuốc là khỏi, tại sao bệnh viện tuyến trên không chuyển bệnh nhân về tuyến dưới mà cứ để họ nhập viện rồi chịu cảnh nằm ghép?”.
Từ đây, ông Hoàng đặt câu hỏi: “Phía sau đó liệu có phải là vì phần thu nhập tăng thêm của nhân viên y tế?”.
Ông Trương Quý Dương cũng đồng tình khi cho rằng vấn đề quá tải hiện nay đã quá bất cập, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng khám chữa bệnh và hình ảnh ngành y tế trong người dân xấu đi rất nhiều.
Theo ông Dương và ông Hoàng, chuyện quá tải nảy sinh do cả khâu làm chính sách lẫn khâu thực hiện, do cả chuyện vi mô lẫn vĩ mô, do cả lý do khách quan lẫn chủ quan. Nhưng đến nay cần phải xem xét lại cho rõ, quá tải bao nhiêu % là do xã hội, bao nhiêu là do chuyện kinh tế, thương mại.
Các bệnh viện tuyến trên bị quá tải trầm trọng nhưng chính thực tế đó đã mang lại cho bệnh viện và nhân viên y tế nguồn thu dồi dào để tăng thu nhập, tái đầu tư. Bởi thế, lãnh đạo các bệnh viện tuyến dưới cho rằng các bệnh viện tuyến trên phải thực sự quyết tâm trong vấn đề chống quá tải, chấp nhận thực tế rằng thu nhập chung của cả bệnh viện sẽ giảm đi. Bù lại, người bệnh sẽ bớt khổ.
Thu nhập cán bộ y tế 'tuyến trên" tăng nhanh
Trên thực tế, nhờ quá tải và triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bệnh viện tuyến trên đã có thêm một nguồn thu đáng kể cho nhân viên y tế.
Năm 2004, kết quả khảo sát nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế khu vực nhà nước và tư nhân trên địa bàn Hà Nội cho thấy: mức lương trung bình của điều dưỡng là 624.235 đồng/tháng.
Đến năm 2005, kết quả nghiên cứu sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan cho thấy: mức lương trung bình của điều dưỡng là 1.022.000 đồng/tháng (tăng 1,5 lần).
Thu nhập của bác sỹ tuyến TW tăng cao, tạo khoảng cách rõ rệt với các tuyến còn lại nhờ vào tình trạng quá tải - (Ảnh: C.Q) |
Đến cuối tháng 6/2010, kết quả nghiên cứu đối với 145 điều dưỡng của 7 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai (gồm khoa Thần kinh, Huyết học truyền máu, Hồi sức tích cực, Thận tiết niệu, Cơ xương khớp, Nội tiết và Đái tháo đường, Hô hấp) cho thấy: mức thu nhập trung bình của điều dưỡng là xấp xỉ 4,4 triệu đồng/tháng.
Trong số 145 điều dưỡng được khảo sát, thậm chí có điều dưỡng thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng, mức phổ biến là từ 3 đến 5 triệu/tháng. Mức này chắc chắn còn cao hơn trên thực tế bởi đây là vấn đề “nhạy cảm”, các đối tượng được hỏi thường khó có thể nói thật.
Như vậy, có thể thấy mức thu nhập trung bình của điều dưỡng tăng mạnh tại bệnh viện Bạch Mai. Có đến 75,9% số điều dưỡng được hỏi cho biết thu nhập đã tăng lên so với thời gian trước. Đó là chưa kể đến bác sỹ, lãnh đạo các cấp trong bệnh viện – những đối tượng thường có nguồn thu “dồi dào” hơn.
Không công bằng giữa
các tuyến Hệ thống y tế của Việt Nam hiện phân làm các tuyến: Y tế cơ sở (xã, huyện, tỉnh) và Y tế cấp TW (các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa như Bạch Mai, K, Nhi, Việt Đức, …). Tuyến nào cũng quan trọng và riêng tuyến y tế cơ sở được xác định là “xương sống” của ngành. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại sự bất công bằng giữa các tuyến trong thanh toán BHYT. Cụ thể: Người dân mua thẻ BHYT cùng một mệnh giá nhưng nếu mổ ruột thừa ở tuyến dưới thì quỹ BHYT thanh toán thấp hơn tuyến TW (tuyến dưới chỉ được BHYT thanh toán tối đa ở mức 300.000/ca, nhưng tuyến TW thì được thanh toán cả). Điều này cản trở tuyến dưới phát triển, sử dụng các thiết bị, vật tư tiêu hao chất lượng cao và càng thúc đẩy bệnh nhân bỏ tuyến dưới chạy lên tuyến trên, khiến tình trạng quá tải thêm trầm trọng. |