- Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Hà Nội sẽ không phân làn đường một cách cứng nhắc. Tại các điểm giao cắt trên các tuyến đường thí điểm, các phương tiện có thể sử dụng làn đường của nhau để giảm xung đột.
Thành bại do ý thức người dân
Sau 2 ngày tiến hành phân làn đường trên phố Bà Triệu, phố Huế - Hàng Bài, ghi nhận của PV VietNamNet cho thấy ý thức chấp hành của người tham gia giao thông vẫn chưa cao. Tình trạng người tham gia giao thông đi sai làn đường vẫn diễn ra phổ biến.
Lộn xộn giờ cao điểm. |
Điều đáng nói, ngay tại những đoạn đường của hai tuyến phố được phân làn, dù có
rất ít phương tiện lưu thông nhưng tình trạng xe máy đi lấn sang phần đường dành
cho ô tô vẫn diễn ra trước sự bất lực của thanh tra giao thông.
Tại khu vực ngã tư của hai tuyến đường Bà Triệu, Phố Huế - Hàng Bài tình trạng ô
tô xe máy “chen lấn” đi sang phần đường của nhau rẽ trái, rẽ phải càng khiến cho
giao thông trở nên lộn xộn, nhất là vào giờ cao điểm.
Anh Lê Phong Nhã, người hàng ngày đi - về bằng xe ô tô qua phố Bà Triệu và Phố
Huế - Hàng Bài cho biết: Vào giờ cao điểm sáng sớm và chiều tối, việc đi đúng
làn đường tại đây là rất khó do lượng phương tiện xe máy đi lấn hết phần đường
của xe ô tô. Để không xảy ra tai nạn, không còn cách nào khác phải điều khiển xe
đi lấn sang làn đường của xe máy.
“Việc phân làn để tránh ùn tắc là điều nên làm, nhưng nếu làm không đến nơi đến
chốn cứ để xe máy lấn đường của ô tô thì việc phân làn sẽ khó đem lại hiệu quả”,
anh Nhã nói thêm.
Cùng quan điểm với anh nhã, chị Lê Thị Huyền, người hàng ngày đi làm qua phố Bà
Triệu cho biết: “Việc phân làn đường để giảm ùn tắc là chủ trương cần thiết,
nhưng nếu ý thức của những người tham gia giao thông kém không chấp hành quy
định đi đúng làn đường chỉ dẫn thì sẽ rất khó để giảm ùn tắc. Trái lại, còn gây
ùn tắc trầm trọng hơn vào giờ cao điểm”.
Theo ông Tân, cho biết việc phân làn giao thông theo phương tiện được thực hiện bằng cách tách từng loại phương tiện tại từng làn riêng biệt nhằm tránh xung đột giữa các dòng phương tiện, giảm ùn tắc trên tuyến đường. |
Ông Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải,
Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng: "Hiện nay ý thức của người tham gia
giao thông chưa tốt, nên cái khó nhất để kế hoạch phân làn đường cho xe lưu
thông theo quy củ là việc duy trì lực lượng cưỡng chế thường xuyên trên từng
tuyến đường”.
Còn ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc phân làn
giao thông theo phương tiện được thực hiện bằng cách tách từng loại phương tiện
tại từng làn riêng biệt nhằm tránh xung đột giữa các dòng phương tiện, giảm ùn
tắc trên tuyến đường.
Không phân làn cứng nhắc
Ông Nguyễn Xuân Tân còn cho hay, Hà Nội sẽ không phân làn đường một cách cứng
nhắc.
Tại các điểm giao cắt trên các
tuyến đường thí điểm, các phương tiện có thể sử dụng làn đường của nhau để giảm
xung đột.
Đưa ra dẫn chứng, ông Tân cho hay, nếu đến ngã tư, xe máy muốn rẽ trái thì phải
di chuyển vào làn 1 dành cho ô tô. Ngược lại, nếu phương tiện muốn rẽ phải thì
sẽ chuyển sang làn đường 2. Làn 1 và làn 2 được tính từ dải phân cách giữa.
Tình trạng xe máy đi lấn sang phần đường dành cho ô tô vẫn diễn ra trước sự bất lực của thanh tra giao thông chỉ dẫn phân làn đường |
“Việc phân làn đường linh hoạt này nhằm hạn chế ùn tắc trong giờ cao điểm. Nhiều
lúc có thời điểm ô tô rất nhiều, có những lúc xe máy lại quá đông. Nếu chúng ta
cứng nhắc trong việc phân làn thì khả năng thông xe sẽ rất khó khăn” ông Tân
nói.
Ông Tân cũng cho rằng: Trong điều kiện đường phố Hà Nội chật hẹp, phân chia theo
hình bàn cờ thì việc phân làn đạt chuẩn là một điều không dễ. Để xử lý một cách
linh hoạt cho tình huống này, Sở GTVT đã kẻ sơn vạch đứt, để định hướng cho làn
phương tiện, đảm bảo được mục tiêu của việc phân làn.
Thừa nhận thực tế hạ tầng giao thông không thể đạt chuẩn khi phân làn cho các
phương tiện, ông Tân cho hay, Hà Nội cũng không thể làm khác hơn, bởi muốn phân
làn tốt thì chiều dài giao cắt phải có cự ly nhất định, mới đủ điều kiện cho các
phương tiện nhập tách làn.
Ví như, các loại đường cao tốc,
các đường lớn tùy vào tốc độ lưu thông của phương tiện trên đường để quyết định
chiều nhập làn.
Vũ Điệp