- Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội cho hay, hiện trên địa bàn thành phố đã có một số trường mầm non có học sinh mắc bệnh tay chân miệng. Hiện người dân thủ đô đang rất lo lắng trước tình hình này, nhất là sau vụ tử vong của cháu bé 3 tuổi học tại trường mầm non số 5 (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình). Cháu bé này mắc tay chân miệng nhưng không có các biểu hiện đặc thù.

Bệnh nhi tử vong vì mắc tay chân miệng thể nặng
Sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ Viện Vệ sinh dịch tễ TW, bệnh viện đã kết luận cháu bé tử vong do mắc tay chân miệng thể rất nặng.
 
Dịch tay chân miệng: 1 tháng, thêm 28 ca tử vong!
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng (từ 12/8 đến 15/9), cả nước đã có thêm gần 20 ngàn ca mắc bệnh tay chân miệng. Số tử vong cũng tăng thêm 25 trường hợp. 
 
Hà Nội: Bệnh nhi chết do nghi mắc tay chân miệng
Một bé gái 3 tuổi (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) vừa tử vong tại Bệnh viện Nhi TW do nghi mắc bệnh tay chân miệng.



Nhiều trường mầm non có học sinh mắc bệnh

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết: Tính đến ngày 24/9, trên địa bàn toàn thành phố có 5 trường mầm non có học sinh mắc bệnh tay chân miệng. Các ca bệnh xuất hiện rải rác, không tập trung thành ổ dịch với nhiều bệnh nhân.

Nơi có nhiều học sinh mắc nhất là trường mầm non Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng). Bệnh nhân đầu tiên của trường được phát hiện ngày 15/9, sau đó đến 19/9 thì có thêm 4 trẻ nữa mắc. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết các trường hợp này đều mắc bệnh thể nhẹ.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết hiện dịch tay chân miệng ở Hà Nội đang nóng dần lên

Ngay sau khi phát hiện các bệnh nhân trên, nhà trường đã cho học sinh cùng lớp nghỉ học, theo dõi tại nhà và thông báo đến phụ huynh tất cả các lớp khác. Toàn bộ đồ chơi, đồ dùng được khử khuẩn theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Tại trường mầm non số 5 Ngọc Hà (quận Ba Đình), sau khi cháu bé 3 tuổi tử vong tại bệnh viện Nhi TW, hiện nhà trường chưa ghi nhận thêm trường hợp nào mắc bệnh. Toàn bộ đồ dùng, đồ chơi được khử khuẩn liên tục trong vòng 10 ngày.

Tại quận Hà Đông, ông Nguyễn Văn Thọ, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng quận cho biết trên địa bàn quận cũng xuất hiện lác đác những trường hợp học sinh các trường mầm non bị tay chân miệng. Rất may, các cháu đều bị ở thể nhẹ và ngành y tế đã vào cuộc để xử lý kịp thời.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết hiện dịch tay chân miệng ở Hà Nội đang nóng dần lên, vì thế, Trung tâm y tế dự phòng thành phố đã chỉ đạo ngành y tế các quận, huyện cấp cho mỗi trường mầm non, tiểu học 2 kg Cloramin B để các trường khử khuẩn môi trường, đồ dùng học tập. Các trường cần làm đủ 3 khâu: rửa sạch, lau chùi và khử trùng để không còn mầm bệnh.

Ngoài ra, hệ thống loa đài, truyền thanh của các xã, phường tại tất cả các quận huyện trên địa bàn toàn thành phố đều được chỉ đạ tăng cường phát sóng 1 ngày 2 lần về các loại dịch bệnh, trong đó có dịch tay chân miệng (nội dung phát sóng được Trung tâm Y tế dự phòng thành phố biên soạn và gửi về) để người dân nắm bắt kịp thời, chủ động phòng tránh.

Phụ huynh lo lắng

Trước tình trạng dịch tay chân miệng đang “ngấp nghé” các trường mầm non, tiểu học (90% số trẻ mắc tay chân miệng ở Hà Nội là trẻ dưới 5 tuổi), rất nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo ngại cho sức khỏe của con mình.

Đặc biệt là sau khi có thông tin về trường hợp bé 3 tuổi đầu tiên tử vong, nỗi lo này được nhân lên. Bởi cháu bé tử vong mắc bệnh nhưng lại không có các dấu hiệu đặc thù của bệnh.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị nên các bác sỹ khuyến cáo việc quan trọng hơn cả là phải thực hiện phòng bệnh tốt cho trẻ và theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của con.

“Như vậy thì rất dễ nhầm tưởng con mình chỉ bị sốt thông thường chứ không phải bị tay chân miệng”, chị Chu Thanh Loan, có con đang học trường mầm non Thành Công A cho biết.

Sự nhầm tưởng này là rất nguy hiểm nếu như cháu bé đó mắc bệnh tay chân miệng thật. Ông Trần Minh Điển – Phó giám đốc BV Nhi TW cho biết bệnh nhi mắc tay chân miệng (chẳng may lại mắc phải thể nặng) thì diễn tiến bệnh rất nhanh, nếu không biết và xử lý kịp thời sẽ khó lường hậu quả.

Tại trường mầm non số 5 phường Ngọc Hà, trước thông tin có trẻ từ vong vì bệnh, rất nhiều phụ huynh có con học ở lớp khác đã tự cho con nghỉ học ở nhà vì sợ mầm bệnh phát tán.

Một thành viên trên diễn đàn webtretho có con học tại trường mầm non số 5, tuy không cùng lớp với lớp của bé 3 tuổi xấu số đã tử vong, nhưng cũng rất lo lắng: “Mình cứ cho con nghỉ để đề phòng. Bệnh này cũng dễ mắc, các cháu còn bé, chưa tự kiểm soát sự sạch sẽ của mình”.

Tuy nhiên, cho bé nghỉ quá nhiều cũng không phải là cách hay. Vì thế, thành viên này cho biết nếu sau khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày mà trường không có thêm bé nào mắc bệnh thì chị sẽ đưa con đi học trở lại.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị nên các bác sỹ khuyến cáo việc quan trọng hơn cả là phải thực hiện phòng bệnh tốt cho trẻ và theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của con. Nếu con sốt thường, vẫn ăn, chơi được thì tiếp tục theo dõi tại nhà. Nếu trẻ liên tục sốt cao, nổi nốt phổng đỏ, co giật, loạng choạng, rét run thì cần đưa con đi khám.

Ngọc Anh