Nơi cất giấu kho báu?
Tuy nhiên, một thời gian dài sau giải phóng, nhiều người săn tìm kho vàng đã nhắm đến các ngôi mộ hình mu rùa để đào bới tìm kiếm cổ vật và vàng. Bởi họ cho rằng đây là những ngôi mộ ngụy trang để làm nơi cất giấu vàng.
Con sư tử bằng đá duy nhất còn lại được người dân tộc Trà đưa về để trước cổng nhà thờ |
Cả một đêm khai quật ngôi mộ chỉ thấy
cát trắng tinh dưới huyệt mộ, đào cả đêm chẳng tìm được gì...”
- ông S. nhớ
lại.
Còn ông Huỳnh A. thì kể chuyện ông đào ngôi mộ cổ hình mu rùa ở khu vực núi
Đông Tiển, thuộc địa bàn xã Bình Trị. Khi mộ được khai quật, dưới huyệt mộ
toàn cát trắng, khi hốt cát lên phát hiện một đường hầm có bán kính khoang
0,5 m sâu hun hút vào vách núi.
Lần đó cả nhóm ông bất lực, không dám đi vào đường hầm vì sợ nguy hiểm. Nên sau đó lấp lại chờ cơ hội khai quật. Đến nay khu mộ và đường hầm xuyên vào núi đã ngập chìm dưới lòng hồ chứa nước Đông Tiển.
Suối Ruột Gà, nơi phát hiện nhiều bãi vàng và dấu tích các lò nung gạch Chăm |
Những kẻ săn tìm kho báu tiếp tục đào bới dọc theo suối Ruột Gà nằm phía Nam, cách khu tháp Đồng Dương khoảng 500m đường chim bay đã phát hiện nhiều nền móng dấu tích lò nung gạch với vô số gạch Chăm cổ.
Dịch xuống núi Ngang, ngọn núi án ngữ phía đông nằm cách khu tháp cổ khoảng 1000m là những hầm lò với dấu vết của gạch Chăm cổ.
Một góc núi Ngang, nơi người dân phát hiện bãi vàng |
Một thanh đá hình chữ nhật dài hơn 3 m bị vùi lấp sau khi bị người săn tìm cổ vật đào bới nơi lòng tháp cổ. |
Lần đó
anh em tui trúng đậm. Nhưng do vàng quá non tuổi nên giá trị không cao...”.
Chuyện kể hậu họa những kẻ săn tìm vàng
Những kết cục bi thảm của những kẻ săn tìm vàng mãi đến hôm nay vẫn còn
lưu truyền trong dân chúng ở Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình.
Ông Nguyễn Tấn Hùng, người dân ở xã Bình Định Bắc kể cho tôi nghe câu chuyện đau lòng của anh em ông Thái nhà ở khu vực lò Sứ, xã Bình Quí sau khi đi rà tìm phế liệu đã phát hiện một hũ vàng tại khu vực suối Đá (Giáp ranh giữa Bình Quí và Bình Định Bắc) vào năm 1998.
Lo sợ tháp sập đổ, nên cơ quan chức năng đem gạch chèn chống tại chân đế tháp sáng |
Sau đó chiếc ấm được bán
cho một tiệm vàng ở Hà Lam. kể từ đó anh em nhà ông Thái giàu lên, bỏ nghề
rà tìm phế liệu. Nên chuyện đào được hũ vàng của anh em ông Thái cứ thế được
đồn thổi đã khiến nhiều kẻ khát tìm kho vàng bắt đầu quay trở lại khu
vực quanh tháp để tìm kiếm.
Tuy nhiên sau đó một thời gian, anh em ông Thái bị chết không toàn thây
trong một vụ tai nạn kinh hoàng trên quốc lộ 1A. Người dân lại bắt đầu đồn
đoán về cái chết của anh em ông Thái là do nhặt được vàng nên sẽ chết.
Gạch Chăm nơi tháp cổ được người dân đưa về xây lò nấu đường |
Không riêng gì những kẻ săn tìm cổ vật và kho vàng gặp nạn, mà nhiều người mê cổ vật Chăm đã từng tìm đến tháp Đồng Dương để ngắm nhìn. Ông Lê Văn Lâm, một người dân ở Bình Định Bắc kể câu chuyện không kém hoang đường rằng có một người khách sang trọng đi xe biển số Hà Nội tìm đến tháp cổ Đồng Dương vào năm ngoái.
Và cả đem xây chuồng heo |
Không biết sau khi về Hà Nội có chuyện gì xảy ra, nhưng vào đầu năm vừa rồi đích thân ông cùng tài xế đánh xe vào Đồng Dương âm thầm trả lại mảng phù điêu mà mình đã cạy trộm lấy trước đó vào nơi chân tháp.
Câu chuyện này ông Lâm khẳng định với tôi chắc như đinh đóng cột. Ông Lâm bảo trước đây, toàn bộ những gì liên quan đến khu tháp chỉ có người họ Trà mới dám sử dụng và chỉ sử dụng tại chỗ.
Nếu mang ra khỏi khu vực là gặp nạn
ngay sau đó. Nên chẳng ai dám đụng đến dù chỉ là viên gạch.
Cách đây vài năm tại Đà Nẵng, chuyện về hai “đại gia” lên tận Đồng Dương mua
tượng Chăm cổ, trên đường về ban đêm đã đâm vào trụ điện một chết và một bị
trọng thương được đồn thổi khiến những kẻ săn tìm phải run sợ.
Một góc bãi vàng nằm phía nam tháp cổ được người dân đào bới bây giờ đã thành ruộng lúa |
Ông Nguyễn Văn Hải (60 tuổi) sinh sống ở làng Đồng Dương cho biết, trước đây người ngoài tộc Trà như ông mỗi khi đi qua tháp cổ đều cúi đầu không dám liếc mắt nhìn vì sợ những lời nguyền chết chóc còn truyền tụng.
Thậm chí hốt
rác mục, hay lượm cây củi khô tại khu vực quanh tháp cũng không dám vì sợ
gặp chuyện không may.
Đúng như những gì ông kể, chợt nhớ ngày còn nhỏ, mỗi khi trốn nhà lên khu
tháp cổ hái sim, tôi vẫn còn nhớ như in lời người lớn dặn rằng không được
mang bất cứ thứ gì trong khu vực tháp cổ về nhà.
Vũ Trung
Kỳ V: Cây duối trắng và nỗi lo của 7 đời chủ tịch xã
>> Bóng ma nơi tháp cổ
>> Đi tìm bí ẩn về kho vàng nơi tháp cổ
>> Đường hầm bí ẩn nơi giếng cổ