- Chúng ta thử hình dung, nội đô như một miếng bánh, còn người và phương tiện giao thông như một đàn kiến.

Bạn đang ngày ngày ngồi sau vô lăng ô tô, đang điều khiển xe máy hoặc sử dụng phương tiện vận tải công cộng cũng đều liên quan đến những vấn đề 'nóng' của giao thông hiện nay.

Phân làn hay không, như thế nào cho hợp lý? Hạn chế xe máy ảnh hưởng ra sao với bạn? Thu phí ô tô vào nội đô, nên hay không? Vì quyền lợi của chính mình và cộng đồng, bạn sẽ đưa ra quan điểm?

VietNamNet mở diễn đàn đóng góp ý kiến về những vấn đề 'nóng' trên. Những ý kiến, bài viết tham gia xin gửi về banxahoi@vietnamnet.vn hoặc box "gửi ý kiến phản hồi' sau mỗi bài viết.

 

Sau khi VietNamNet mở diễn đàn về các vấn đề nóng của giao thông hiện nay, rất nhiều bạn đọc đã gửi mail về đồng tình ủng hộ và đưa ra nhiều phân tích, sáng kiến cùng cơ quan chức năng giải quyết vấn nạn giao thông.

'Xé nhỏ miếng bánh ra!'

Bạn đọc Cù Xuân Dũng ví von rất sinh động, rằng nội đô như một miếng bánh, còn người và phương tiện giao thông như một đàn kiến.

Đàn kiến có cả triệu con cùng lao vào ăn miếng bánh. Giả sử miếng bánh là vòng tròn giữa sân vận động, nếu đàn kiến chỉ có khoảng vài trăm nghìn con thì con kiến nào cũng dễ dàng vào và lấy một miếng bánh ra.

nội đô như một miếng bánh, còn người và phương tiện giao thông như một đàn kiến - Ảnh: TTXVN

 

Nhưng đàn kiến quá đông, nên dù xung quanh miếng bánh 100% là đường thì cũng không tránh khỏi cảnh chen chúc, gây tắc nghẽn.

Vậy phải làm thế nào? Bạn đọc này đưa ra giải pháp: Xé nhỏ miếng bánh ra và để ở nhiều góc khác nhau tương ứng với việc di dời các trường đại học, 1 số bệnh viện ra ngoại đô.

 
Bắt đầu cuộc cách mạng về giao thông?
Phân làn hay không, như thế nào cho hợp lý? Hạn chế xe máy ảnh hưởng ra sao với bạn? Thu phí ô tô vào nội đô, nên hay không? Vì quyền lợi của chính mình và cộng đồng, bạn sẽ đưa ra quan điểm?
Giải pháp dễ thấy tính hiệu quả của nó, dù quá trình thực hiện có khó khăn tới mấy. Đây là giải pháp cơ bản, nên nhất định phải thực hiện. Nhưng đó là về lâu dài, còn trước mắt thì làm thế nào để tránh ùn tắc giao thông:

- Thu phí ôtô vào nội đô, giải pháp này khả thi nếu thỏa mãn:

Mức phí thật cao (ví dụ 500 nghìn 1 lượt ôtô vào nội thành. Lúc đó người đi ôtô chắc chắn sẽ sử dụng taxi thay vì dùng xe riêng. Đồng thời, phải kiểm soát mức phí taxi và chỉ cấp phép cho các hãng xe taxi đủ tiêu chuẩn phục vụ trong nội đô và chỉ phục vụ ở nội đô mà thôi).

- Các trường học phân bố lượng sinh viên, học sinh ca sáng và ca chiều tương đương nhau. Quy định ngày nghỉ trong tuần trong từng trường theo khu vực: Ví dụ Trường Chu Văn An nghỉ Chủ Nhật, trường Tô Hoàng nghỉ thứ 7...

- Dẹp ngay hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn còn rất phổ biến.

- Phân làn giao thông theo giờ tại một số nút. Ví dụ: 11h30 và 17h nút Kim Liên - Đại Cồ Việt thường xuyên tắc do trùng với thời điểm Trường ĐHBK, ĐHXD tan trường. Tại thời điểm này cần phân làn từ xa để hạn chế lưu lượng giao thông đi vào nút này.

- Hạn chế xe máy? Do xe máy quá nhiều rồi và trở thành thiết yếu (Bạn hình dung xe máy như 1 đôi giầy hay dép nên kiểu gì cũng phải đi, trừ lúc đi ngủ) nên việc hạn chế cũng khó khả thi.

Phải đón đầu!

“Việc Chính phủ, Bộ GTVT chủ trương cho phân làn giao thông trên tất cả các tuyến phố nội đô ở 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM là hợp lý, vì nó sẽ góp phần làm giảm tình trạng lộn xộn gây ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên, để thực hiện việc phân làn có hiệu quả thì ý thức của người tham gia giao thông phải được nâng cao hơn nữa, vì thực tế hiện nay cứ thấy đường có dấu hiệu ùn tắc là người dân lại thi nhau đi lấn làn, thậm chí còn phi lên cả vỉa hè làm cho giao thông bị rối, dễ gây ùn tắc. Ngoài ra, cần phải tổ chức giao thông cho hợp lý nhất là ở các ngã rẽ”, bạn đọc Nguyễn Dung cho biết. 

Cần có quy hoạch giao thông với tầm nhìn xa và quan trọng là sử dụng các quy định về giao thông, hạ tầng giao thông để tác động đến ý thức, hành vi giao thông để tạo nên văn hóa giao thông như các nước tiên tiến - (Ảnh: Người lao động)

Nhìn nhận một cách tổng thể hơn, bạn đọc Nguyễn Hà Nguyên cho rằng, việc phân làn và hạn chế phương tiện cá nhân là hợp lý và cần phải làm từ thời điểm này.

Lúc đầu có thể làm tại một vài điểm, khu vực, sau sẽ mở rộng và làm đồng bộ với các giải pháp như nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư phương tiện giao thông công cộng hiện đại...

“Nếu không làm tại thời điểm này thì sau này khi bắt đầu cũng khó và phải mất một thời gian dài. Cần phải làm từ bây giờ để tạo được thói quen và ý thức cho người tham gia giao thông, đặc biệt là đối với lớp thanh thiếu niên”, bạn đọc Nguyễn Hà Nguyên cho biết.

Cũng theo bạn đọc Hà Nguyên, không chỉ tại TP.HCM và Hà Nội, mà đối với các địa phương khác cũng cần tính toán đến tốc độ phát triển về kinh tế và dân số để chuẩn bị đón đầu, có kế hoạch hợp lý đối với vấn đề giao thông.

“Cần có quy hoạch giao thông với tầm nhìn xa và quan trọng là sử dụng các quy định về giao thông, hạ tầng giao thông để tác động đến ý thức, hành vi giao thông để tạo nên văn hóa giao thông như các nước tiên tiến.

Sẽ không bao giờ là thừa khi chúng ta có một hệ thống giao thông tốt, thuận tiện và hiện đại. Đó sẽ là cơ sở, là huyết mạch để chúng ta phát triển về kinh tế, xã hội cũng như các vấn đề khác”, bạn đọc Hà Nguyên cho hay.

Vũ Điệp (tổng hợp)

Bộ trưởng GTVT nói về ùn tắc nội đô
"Việc hạn chế xe cá nhân sẽ chuẩn bị làm ngay trong thời gian tới, chỉ một số tuyến phố sẽ làm chứ không phải tất cả. Sẽ siết dần xe cộ và các tuyến phố đó phải có phương tiện vận tải công cộng di chuyển...".
 
Bộ trưởng GTVT nói về cấm xe máy, phân làn
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trao đổi về những vấn đề 'nóng' của giao thông hiện nay: Lộ trình cấm xe máy nội đô; kế hoạch phân làn tại Hà Nội và TP.HCM và vấn đề thu phí ô tô vào nội đô ở TP.HCM.