- 43 người nước ngoài bị tạm giữ khi nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện hành vi lừa đảo bằng công nghệ cao.
TIN BÀI KHÁC
Nóng trong ngày: Siêu xe gặp nạn
Những hình ảnh giao thông kỳ lạ ở Việt Nam
Chuyện đau lòng ở 'làng HIV'
Ai đã lấp hàng loạt ngôi mộ?
Siêu xe Bentley gặp nạn tại Hải Phòng
Nhiều doanh nghiệp vận tải bỏ trốn, mất tích
Những hình ảnh giao thông kỳ lạ ở Việt Nam
Chuyện đau lòng ở 'làng HIV'
Ai đã lấp hàng loạt ngôi mộ?
Siêu xe Bentley gặp nạn tại Hải Phòng
Nhiều doanh nghiệp vận tải bỏ trốn, mất tích
Theo đó từ 14h chiều đến 21h đêm ngày 6/4, công an TP.HCM đã cùng lúc tiến hành khám xét 4 địa điểm ở vùng ven TP.HCM; tạm giữ hình sự 43 người quốc tịch nước ngoài và lượng lớn tang vật liên quan đến hành vi lừa đảo bằng công nghệ cao.
4 địa điểm bị khám xét gồm: nhà số 297A – 299 đường Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú; nhà số 41 đường số 28, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân; nhà số 44 đường D1, P.Tân Thới Nhất, Q. 12 và nhà số 9A cư xá Bà Điểm, Quốc lộ 22, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.
Máy móc phục vụ hành vi lừa đảo của một băng nhóm người Trung Quốc bị Bộ công an phía Nam phát hiện, xử lý mới đây. |
Tại 4 địa điểm này công an tạm giữ 43 người nước ngoài, chủ yếu mang quốc tịch Trung Quốc. Ngoài ra, một lượng lớn tang vật là máy móc có liên quan như: 109 điện thoại để bàn, 17 máy tính xách tay, 10 máy bộ đàm, 35 ĐTDĐ, 19 thiết bị voice IP, hàng chục modem router…cũng bị thu giữ để phục vụ điều tra. Kết quả điều tra ban đầu của công an TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2012, nhóm người Trung Quốc nói trên nhập cảnh vào Việt Nam bằng con đường du lịch. Sau đó họ thuê nhà ở vùng ven để lắp đặt máy móc phục vụ cho hành vi lừa đảo.
Cụ thể nhóm người này đóng giả làm cơ quan công quyền như: Công an, Viện công tố, TAND…của Trung Quốc, sau đó gọi điện thoại vào số máy cá nhân hoặc tổ chức Hoa kiều sinh sống ở nhiều nước trên thế giới; những người đang ngụ tại Trung Quốc. Chúng giả vờ cho nạn nhân nghe qua điện thoại, cho thấy họ đang nhận điện thoại từ cơ quan công quyền, khi xung quanh có tiếng báo cáo, tiếng xưng hô, gõ máy vi tính… nhằm tạo sự tin tưởng của nạn nhân.
Nhóm này thông báo cho nạn nhân là tài khoản của họ đang bị một số đối tượng phạm tội khác tấn công. Chúng dụ dỗ nạn nhân, nếu muốn tài khoản an toàn phải cung cấp cho chúng mật khẩu, số tài khoản để được bảo vệ kịp thời. Khi có thông tin từ nạn nhân, chúng liền thông báo cho đồng bọn đang sinh sống ở Trung Quốc thực hiện lệnh rút sạch tiền trong tài khoản.
Hoặc nạn nhân tự chuyển tiền vào một tài khoản nào đó mà chúng yêu cầu. Theo điều tra của công an TP.HCM, băng nhóm này thực hiện hành vi lừa đảo được một tháng thì bị phát hiện. Hiện công an TP.HCM đang thụ lý điều tra làm rõ vụ việc.
Như VietNamNet đã thông tin, trong vài năm trở lại đây công an TP.HCM nói riêng và Bộ công an phía Nam liên tiếp khám phá nhiều băng nhóm người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, chủ yếu là tại các tỉnh thành phía Nam để thực hiện hành vi lừa đảo với chiêu thức công nghệ cao tinh vi như trên. Mặc dù các băng nhóm ngoại nhập này đã bị phát hiện, xử lý; tuy nhiên vẫn có rất nhiều nạn nhân cả tin, sập bẫy của chúng. Do đó Bộ công an khuyến cáo người dân, dù là người Việt hay Hoa kiều sinh sống tại Việt Nam cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tinh vi này.
Đàm Đệ