- Đã 2 lần cử đoàn công tác về khảo sát, thu thập thông tin, lấy mẫu đất, nước, máu, tóc, thực phẩm của bệnh nhân nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ ở Quảng Ngãi, Bộ Y tế quyết định mời Tổ chức y tế thế giới (WHO) và cơ quan kiểm soát dịch bệnh Mỹ hỗ trợ để tìm ra căn nguyên gây nên căn bệnh này.
Đây là thông tin do ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết sau khi có thông tin về diễn biến ngày càng phức tạp của bệnh viêm da lạ tại Quảng Ngãi.
Ông Khoa cho biết, WHO và các chuyên gia nước ngoài đang rất chú ý đến căn bệnh này và sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam để tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Vào tháng 10/2011 và giữa tháng 4 vừa qua, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác hai lần về khảo sát thực địa, thu thập thông tin, lấy mẫu nước, đất, thực phẩm, máu, tóc của bệnh nhân. Tuy nhiên, các kết quả vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Tại thời điểm này, theo đánh giá của ngành y tế Quãng Ngãi, tình hình bệnh viêm da lạ tại huyện miền núi Ba Tơ có diễn biến phức tạp, vượt mức báo động khẩn cấp; số người mắc bệnh mới đang tăng lên hàng ngày. Người dân rất hoang mang, lo lắng.
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Bộ Y tế cũng vừa ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da bàn tay và bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi”.
Theo đó, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh là những người sống trong khu vực có bệnh lưu hành, đặc biệt là những người trong xã Ba Điều, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Dấu hiệu lâm sàng của các ca nghi ngờ là xuất hiện các tổn thương đỏ da, dày sừng ở bàn tay, bàn chân, mệt mỏi hoặc sốt.
Với những bệnh nhân mắc bệnh thể nhẹ, ngoài những dấu hiệu trên còn có biểu hiện thương tổn gan (men gan trong máu tăng cao, mệt mỏi, chán ăn).
Với bệnh nhân thể nặng có thể tổn thương da, sốt, mệt mỏi, chán ăn, da vàng, các chỉ số trong máu biến động bất thường, có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (như bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu) hoặc có thể có các biến chứng thứ phát như viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
Các đối tượng nguy cơ tiến triển nặng bao gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; Người già trên 65 tuổi; Phụ nữ có thai; Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như nêu trên); ...
Bộ Y tế cho biết những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh phải được thông báo kịp thời cho cơ quan y tế tại địa phương. Ngay sau khi bệnh nhân nhập viện cần nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Tiến hành điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế, phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp tích cực tại các đơn vị hồi sức.
Ngọc Anh
>>Bệnh lạ chết người đã vượt mức báo động khẩn
>>Bệnh lạ Quảng Ngãi: Bộ Y tế "bó tay", tiến sĩ Ozon lên tiếng
>>Hoang mang 'bệnh lạ', ráo riết tìm nguyên nhân
>>Bệnh lạ Quảng Ngãi: Bộ Y tế "bó tay", tiến sĩ Ozon lên tiếng
>>Hoang mang 'bệnh lạ', ráo riết tìm nguyên nhân
Đây là thông tin do ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết sau khi có thông tin về diễn biến ngày càng phức tạp của bệnh viêm da lạ tại Quảng Ngãi.
Ông Khoa cho biết, WHO và các chuyên gia nước ngoài đang rất chú ý đến căn bệnh này và sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam để tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Bộ Y tế về huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) để tìm hiểu nguyên nhân (Ảnh: VietNamNet) |
Tại thời điểm này, theo đánh giá của ngành y tế Quãng Ngãi, tình hình bệnh viêm da lạ tại huyện miền núi Ba Tơ có diễn biến phức tạp, vượt mức báo động khẩn cấp; số người mắc bệnh mới đang tăng lên hàng ngày. Người dân rất hoang mang, lo lắng.
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Bộ Y tế cũng vừa ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da bàn tay và bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi”.
Theo đó, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh là những người sống trong khu vực có bệnh lưu hành, đặc biệt là những người trong xã Ba Điều, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Dấu hiệu lâm sàng của các ca nghi ngờ là xuất hiện các tổn thương đỏ da, dày sừng ở bàn tay, bàn chân, mệt mỏi hoặc sốt.
Với những bệnh nhân mắc bệnh thể nhẹ, ngoài những dấu hiệu trên còn có biểu hiện thương tổn gan (men gan trong máu tăng cao, mệt mỏi, chán ăn).
Với bệnh nhân thể nặng có thể tổn thương da, sốt, mệt mỏi, chán ăn, da vàng, các chỉ số trong máu biến động bất thường, có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (như bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu) hoặc có thể có các biến chứng thứ phát như viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
Các đối tượng nguy cơ tiến triển nặng bao gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; Người già trên 65 tuổi; Phụ nữ có thai; Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như nêu trên); ...
Bộ Y tế cho biết những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh phải được thông báo kịp thời cho cơ quan y tế tại địa phương. Ngay sau khi bệnh nhân nhập viện cần nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Tiến hành điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế, phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp tích cực tại các đơn vị hồi sức.
Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống bệnh viêm da lạ: - Vệ sinh môi trường sạch sẽ - Tăng cường rửa tay, chân bằng nước sạch, nhất là sau khi làm việc ở nương rẫy - Tránh tiếp xúc với các hóa chất, nhất là các thuốc trừ sâu diệt cỏ - Sử dụng các phương tiện bảo hộ an toàn, đúng quy cách khi phải thực hiện các hoạt động trên nương rẫy. - Ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh |
Ngọc Anh