- '"Đối với một không gian đẹp như CV Thống Nhất, không nên tiến hành. Đối với các không gian xanh, hành lang xanh, nếu tiến hành các dự án trên đó thì phải tính toán cẩn trọng” – KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết.
Bãi đỗ xe trong công viên: nên dừng!
Trao đổi với VietNamNet, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên KTS trưởng TP Hà Nội cho
biết quan điểm cá nhân: việc xây dựng bãi đỗ xe trong các công viên, vườn hoa,
cây xanh, không gian xanh… không nên tiến hành. Đối với Công viên Thống Nhất, ý
tưởng xây dựng bãi đỗ xe càng không nên thực hiện.
KTS Đào Ngọc
Nghiêm: "Xây dựng bãi đỗ xe trong C.viên Thống Nhất: nên dừng!" |
Đối với một không gian đẹp như CV Thống Nhất,
không nên tiến hành. Đối với các không gian xanh, hành lang xanh, nếu tiến hành
các dự án trên đó thì phải tính toán cẩn trọng” – KTS Đào Ngọc Nghiêm cho
biết.
Ông Nghiêm phân tích: diện tích cây xanh theo đầu người của Hà Nội hiện ở mức
quá thấp.
Cụ thể: ở khu vực nội thành, mức trung bình này
là 2-3m2 cây xanh/người; khu vực nội đô: 1,09m2 cây xanh/người; cây xanh toàn
thành phố: 5m2 cây xanh/người. Trong khi đó, mục tiêu phấn đấu của Hà Nội là
13m2 cây xanh/người.
“Những con số nêu trên là quá khiêm tốn. Trong khi chưa mở rộng được không
gian xanh, hành lang xanh thì không nên xâm phạm đến nó” – KTS Đào Ngọc
Nghiêm nhấn mạnh.
Về quy hoạch mạng lưới giao thông tĩnh và các điểm/bãi đỗ xe trong thành phố
theo QĐ 165, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho hay: quy hoạch này đã được điều chỉnh sau
khi có quy hoạch Thủ đô tầm nhìn 2050, nhiều dự án đã được điều chỉnh cho phù
hợp.
Trong số 34 điểm/bãi đỗ xe công cộng được lập dự án theo QĐ 165, theo ông
Nghiêm, đã hực hiện được khoảng chục dự án, cũng có nhiều dự án bị chuyển đổi
sai mục đích, chậm tiến độ…
Về những điểm/dự án xây dựng bãi đỗ xe trong vườn hoa/công viên nằm trong QĐ 165
này, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết: hầu hết những dự án xây dựng các điểm/bãi đỗ
xe khu vực công viên, vườn hoa đều là các dự án xây dựng bãi đỗ xe ngầm.
Công nghệ hiện đại cho phép làm hệ thống ngầm mà
bề mặt đất bên trên vẫn dầy chừng 02 mét, vẫn đủ điều kiện để trồng cây xanh bên
trên. Như thế, không ảnh hưởng đến diện tích cây xanh và cảnh quan công cộng.
Tuy nhiên, những bãi đỗ xe ngầm kiểu này chi phí đầu tư, xây dựng là quá lớn.
“Một dự án như thế phải 100 năm sau mới thu hồi đủ vốn. Đối với các dự án xây dựng bãi đỗ xe nổi, thời gian thu hồi vốn là 30 năm. Không ai dại bỏ vốn để đầu tư những hạng mục mà đến đời con, đời cháu họ vẫn chưa thu hồi được…” – KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.
Khai thác điểm đỗ xe công viên Thống Nhất
trong tháng 9?
Trong khi đó, như VietNamNet đã phản ánh, dự án xây dựng bãi đỗ xe dàn thép cao
tầng tại góc đường Nguyễn Đình Chiểu - Trần Nhân Tông trong đó có sử dụng một
phần diện tích (3.000m2) của công viên Thống Nhất đã được UBND TP Hà Nội giao
Cty Khai thác điểm đỗ xe HN làm chủ đầu tư, theo sự hướng dẫn của Sở QH-KT Hà
Nội.
Vẻ bình yên vào mỗi buổi chiều tại Công viên Thống Nhất. - ảnh: Kiên Trung. |
Hà Nội cũng yêu cầu chủ dự án phối hợp, thống nhất với Cty TNHHNN MTV Công viên Thống Nhất để thống nhất về ranh giới.
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, đại diện chủ quản lý công viên Thống Nhất cho biết, chính đơn vị này cũng đề xuất xây dựng 4 điểm đỗ xe trong công viên, ở vị trí các cổng chính vào công viên. Đề xuất này cũng trùng hợp với thời điểm Cty Khai thác điểm đỗ HN đang trình phương án về dự án xây dựng bãi đỗ xe cao tầng này.
Trong lúc chủ công viên đề nghị UBND TP Hà Nội giao lại cho đơn vị này được quản lý, khai thác bãi đỗ xe cao tầng sau khi dự án này hoàn thiện chưa có được câu trả lời, phản biện xã hội đã có nhiều ý kiến về việc, không nên xây dựng bãi đỗ xe này.
Thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt, tuy nhiên, theo đúng tiến độ, tháng 9/2012 nó phải được hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng.
Thông tin này đã được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khôi kết luận tại cuộc họp về quy hoạch mạng lưới giao thông tĩnh và tiến độ một số dự án điểm, bãi đô xe công cộng trên địa bàn thành phố từ tháng 3/2012.
Đánh đổi không gian xanh của cộng đồng để phục vụ mục đích thương mại đang được nhiều ý kiến phản biện của dư luận - Ảnh: Kiên Trung |
Cụ thể: Tại Thông báo số 43/TB-UBND ngày 09/3/2012 của UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi đã đưa ra ý kiến kết luận về quy hoạch mạng lưới giao thông tĩnh của Hà Nội.
Theo đó, UBND TP giao Sở GTVT bám sát nội dung QĐ số 1587/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Quá trình nghiên cứu
nội dung phần quy hoạch giao thông tĩnh (GTT), Sở GTVT cần bám sát quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô; kế thừa QĐ số 165/2003/QĐ-UB ngày 02/12/2003 của UBND TP
Hà Nội về việc phê duyệt QH mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên
địa bàn thành phố đến năm 2020.
Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cho Sở GTVT rà soát việc thực hiện quy hoạch bãi đỗ xe
công cộng theo QĐ 165, làm rõ các dự án đã thực hiện đúng và không đúng quy
hoạch, báo cáo UBND TP trong tháng 3/2012.
Về tiến độ triển khai xây dựng đợt 1 các dự án bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn
thành phố, bao gồm: dự án xây dựng bãi đỗ xe lắp ghép cao tầng tại các bãi đỗ xe
phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Nguyễn Công Hoan và dự án xây dựng giàn đỗ
xe cao tầng tại hè phố Nguyễn Đình Chiểu và Công viên Thống Nhất, UBND T.p Hà
Nội giao Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội làm chủ đầu tư.
Hà Nội chỉ đạo, chủ dự án có trách nhiệm phê duyệt dự án xong trong tháng
4/2012, đưa vào khai thác sử dụng trong tháng 9/2012. Hai bãi đỗ xe trước cổng
trụ sở TCty Vận tải phải xây xong trong tháng 12/2012.
Kiên Trung
Bài tiếp: “Kêu” thiếu bãi đỗ xe, Hà Nội vẫn “nhường” đất vàng cho TTTM