>> Nằm viện đắt hơn khách sạn 5 sao ở Việt Nam
>> Phân biệt giàu nghèo trong bệnh viện công
>> Chuyện chụp chiếu, xét nghiệm chạy theo 'khoán'
Điểm đáng chú ý là hiện nay, nhiều bệnh viện đã mạnh dạn thực hiện việc vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển để thực hiện các hạng mục lớn.
Nhu cầu đã quá cấp thiết
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bệnh viện K chắc chắn sẽ giảm
tải sau khi điều chỉnh giá viện phí bởi bệnh viện mới đưa thêm được 300
giường ở cơ sở mới (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) vào hoạt động từ giữa
tháng 8 đến nay.
Trước đây, lãnh đạo bệnh viện K cho biết bệnh viện được Bộ Y tế tăng thêm số
giường bệnh chỉ tiêu nhưng không thể kê thêm bởi không còn chỗ trống.
Việc mở rộng bệnh viện sang các địa điểm khác
là lời giải cho bài toán quá tải vốn xảy ra trầm trọng ở bệnh viện này suốt
thời gian qua.
Bệnh viện K quá tải trầm trọng, muốn kê thêm giường, bàn khám cũng không còn chỗ (Ảnh: C.Q) |
Việc đưa 300 giường bệnh này vào hoạt động là bước đầu trong dự án xây dựng bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Dự kiến dự án này sẽ xây 1.000 giường bệnh và hoàn thành vào năm 2013.
Chung tình trạng như trên là bệnh viện Nội tiết Trung ương. Dù là bệnh viện tuyến cuối nhưng cơ sở vật chất của bệnh viện Nội tiết Trung ương quá chật hẹp, cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng.
Khi tăng viện phí, Bộ Y tế có yêu cầu các bệnh viện phải kê thêm bàn khám, bố trí thêm bàn tiếp đón hướng dẫn bệnh nhân song số bệnh nhân đến khám vẫn khó có thể thoát cảnh khổ do bệnh viện không biết phải kê bàn vào chỗ nào!
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết tình trạng này tại bệnh viện Nội tiết sẽ được cải thiện trong thời gian tới khi mà sẽ có thêm 200 giường bệnh của bệnh viện này tại khu vực huyện Thanh Trì được đưa vào hoạt động trong tháng 10.
Theo kế hoạch, đến hết năm 2013, bệnh viện Nội tiết sẽ có thêm 400 giường bệnh nữa để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Việt Đức đang xây dựng khu nhà mới phục vụ bệnh nhân (Ảnh: C.Q) |
Ngoài những bệnh viện trên, một loạt các bệnh viện tuyến cuối khác như Phụ sản Trung ương, Việt Đức, Huyết học Truyền máu, Tai Mũi Họng, … cũng đang xây dựng kế hoạch vay vốn từ ngân hàng phát triển để đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng bệnh viện.
Theo bà Tiến, khi thực hiện chính sách vay vốn này, mỗi năm bệnh viện phải trả ngân hàng cả gốc lẫn lãi là 30% và Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ 30% số vốn từ ngân sách.
“Như vậy, ngay cả khi không đủ nguồn lực tài chính thì các bệnh viện đã phải xoay sở rồi vì nhu cầu khám chữa bệnh thực sự quá cấp thiết”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Theo Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua ngành đã tập trung nguồn lực để nâng cấp, sửa chữa cho tuyến tỉnh, tuyến huyện nên hiện nay nhiều bệnh viện tuyến dưới có cơ sở vật chất khang trang hơn tuyến trên.
Đây là thời điểm để Bộ dồn các nguồn lực cho
tuyến Trung ương nhiều hơn bằng cách dồn ngân sách đầu tư phát triển, thực
hiện xã hội hóa để giảm tải, mở rộng khu vực khám và kê giường bệnh.
Không thể thiếu khu vực xã hội hóa
Theo đánh giá của Bộ Y tế, trong điều kiện phải nâng cấp, mở rộng nhưng lãnh
đạo bệnh viện phải đi vay vốn hoặc tìm cách tự xoay sở phần lớn nguồn vốn
thì khu vực xã hội hóa (khám chữa bệnh theo yêu cầu, thu giá cao hơn các khu
vực khác) là không thể không có.
Khu vực này không chỉ đáp ứng nhu cầu của những người có khả năng chi trả
cao mà còn giúp bệnh viện có thêm nguồn thu quan trọng về tài chính để trả
nợ vốn vay trước đó.
Bộ Y tế khẳng định trong điều kiện hiện nay, việc mở rộng và nâng cấp các bệnh viện không thể tách rời chủ trương xã hội hóa y tế vì nguồn lực tài chính hiện rất hạn hẹp (Trong ảnh là phòng điều trị nội trú thuộc khu vực khám bệnh theo yêu cầu của BV Nhi TW. Ảnh: C.Q) |
“Nhà nước rất quan tâm nhưng không có đủ kinh phí. Do đó, cái gì Nhà nước không lo được thì phải xã hội hóa”, bà Tiến nhấn mạnh.
Hiện nay, chủ trương xã hội hóa được ủng hộ do nó đã giúp các bệnh viện cải thiện rất nhiều về trang thiết bị, máy móc, góp phần lớn trong công tác giảm tải và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, việc xã hội hóa bằng phương pháp
góp vốn với tư nhân như hiện nay đã thể hiện nhiều điểm bất cập, như chuyện
“khoán” chụp chiếu, gia tăng lạm dụng, …
Bộ Y tế cho biết trên thực tế có nhiều hình thức để xã hội hóa. Trong giai
đoạn hiện nay, vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức dưới hình thức hợp
tác đầu tư trang thiết bị.
Tuy nhiên, hình thức này chỉ được khuyến khích trong giai đoạn đầu, dần dần sẽ chuyển sang vốn vay từ ngân hàng đầu tư phát triển.
Ưu tiên các bệnh viện trọng
điểm Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, Bộ Y tế đã đưa vào sử dụng 100 giường ung bước và tim mạch của bệnh viện Bạch Mai; 300 giường của bệnh viện K; 500 giường của bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam. Bộ Y tế đang chỉ đạo các bệnh viện khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành tiếp 100 giường của Bệnh viện Bạch Mai cũng như các dự án vay vốn của bệnh viện Việt Đức, Tai Mũi Họng TW, Phụ Sản TW, Nội tiết TW. Tại các địa phương, một số bệnh bệnh viện được đầu tư theo quyết định 47/2008 và 930 của Thủ tướng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần làm tăng năng lực cũng như chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. |
Cẩm Quyên