- Phòng bệnh ở cuối hành lang khoa Ung bướu, bệnh nhân vào đó thuộc diện tái đi tái lại và được ưu tiên ở một mình một giường vì bệnh nặng. Trong phòng bệnh ấy có em Nguyễn Văn Sơn ở xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đang nằm co quắp ở giường bệnh trước cửa.
TIN BÀI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
Không có đôi mắt, cô Hồng chỉ còn cách "bốc đất để ăn"TIN BÀI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
Không tiền, chắc mẹ bỏ con thơ dại mà đi ...
Bế con tấp tểnh bỏ viện vì không có tiền chữa bệnh
Người mẹ nhặt ve chai kiếm tiền chạy thận cho con
Cảnh khốn cùng khi gặp nạn trên đường chạy lũ
Bị cha bỏ lúc 20 tháng tuổi
Nhà Sơn không có bố, từ ngày Sơn ra Hà Nội chữa bệnh chỉ có mẹ đèo đẽo đi cùng, cũng không có người thân quen nào đến thăm. Và sở dĩ tôi không dám ghi địa chỉ thôn, xóm cụ thể nhà em vì hai mẹ con cũng chẳng có nhà, không có một địa chỉ cụ thể. Chỉ biết ở Định Liên, lúc thuê nhà nơi này, lúc lại chuyển đến nơi khác.
Sơn phát hiện bệnh bạch cầu tủy vào năm 2009, đã truyền hóa chất 3 lần, các xét nghiệm cho thấy tình hình bệnh thuyên giảm, chỉ chờ những đợt tiêm và khám lại để chấm dứt quá trình điều trị. Nhưng thời gian vừa qua, đi khám lại bác sĩ lại thông báo rằng bệnh tái lại. Nhà chỉ có hai mẹ con, không bỏ con, hai mẹ con lại bồng bế nhau từ Thanh Hóa ra Hà Nội chữa bệnh.
Sổ khám bệnh của Sơn đã chi chít chữ bác sĩ, không giống cuốn sổ của những bệnh nhân khác, mẹ Sơn đóng hẳn một quyển sổ dày 172 trang làm sổ khám bệnh cho con. Trang đầu tiên là giấy viết tay của một đồng chí phó chủ tịch xã, loay hoay xác nhận hai mẹ con Sơn sống ở địa bàn nhưng thôn xóm không ghi rõ địa chỉ vì hoàn cảnh không có nhà.
Mẹ Sơn là cô Đỗ Thị Lan là một người phụ nữ tự nhiên đã có một khuôn mặt rất biểu cảm. Cô Lan cứ tựa vào đâu thì khung cảnh ở đó sẽ rất buồn, đôi mắt kéo xuống, nếp nhăn trên khuôn mặt đổ về xếp lại…
Nhớ lại lời bác sĩ nói lúc con bị tái bệnh, cô Lan “rùng rợn cả người, vừa lo vừa sợ”. Cô tâm sự: Cuối đợt chữa bệnh trước sức khỏe của con có nhiều tín hiệu vui, về nhà cả hai mẹ con hát nghêu ngao, sướng lắm! Thế nhưng nay đến nỗi này hai mẹ con tôi không biết làm sao.
Vừa hỏi đến chú nhà, tức chồng cô Lan, bố của Sơn thì 3 bà mẹ ở trong phòng bệnh ấy nói nhao nhao. “Hai mẹ con bà ấy bị chồng bỏ đến gần 20 năm rồi”. Một nỗi buồn thoáng qua mắt Sơn, giọng kể của mẹ lại nghẹn ngào: Từ khi Sơn 20 tháng tuổi, chồng nói với vợ là “ở nhà chăm con, anh đi làm kiếm tiền về để xây nhà” thế nhưng đến tận 17 năm sau chồng tôi chưa một lần quay trở lại. Sau này tôi mới biết, ông ấy vào Nam phải lòng gái và ở đó luôn. Gia đình trong Nam của ông ấy cũng nghèo túng vì có 3, 4 đứa con đều hư, ông thì bị bệnh gan rất nặng”.
17 năm sau nhà Sơn vẫn chưa có nhà, sau ngày bố Sơn đi một thời gian hai mẹ con cũng không ở nhà nội và đi ở thuê trong các gia đình hàng xóm thừa nhà.
Sơn đang chữa bệnh hiểm nghèo nhưng bố không cho được một đồng. Tiền chữa bệnh của Sơn là tiền của mẹ Lan dành dụm hàng chục năm trời. “Là công nhân nhà máy gạch, lương tháng cứ đều đều 1,4, 1,5 triệu… Sau khi trừ chi phí sinh hoạt, học tập của mẹ con thì dành dụm để lúc đau ốm. Và cái dự cảm ấy đã trở thành hiện thực và ám ảnh. Sơn ốm, mẹ Lan khổ lắm!
Xin giúp một học sinh xứ Thanh ham học
Sơn là một cậu học sinh THPT, nếu không bệnh có lẽ giờ này Sơn đang trên lớp, nghe thầy cô giảng văn, giảng hóa và những môn học em thích. Thế nhưng bệnh bạch cầu tủy tái lại khiến em đi viện, ngắt quãng quá trình học hành của em.
Sơn cố gắng học tốt, nói về lực học của em cô chủ nhiệm vẫn khen. “Năm lớp 9 sơn bắt đầu phát hiện mình mang bệnh, phải ra Hà Nội truyền hóa chất nhiều lần thế nhưng em vẫn hoàn thành khóa học, thi đỗ lớp 10 với số điểm cao. Lớp 10 phải nghỉ học 34 buổi để đến viện nhưng vẫn là học sinh tiên tiến của lớp”.
Bệnh tật quả là nghiệt ngã với Sơn, từ cậu học sinh cao dong dỏng và điển trai nhất lớp Sơn biến thành nhỏ thó (có thời điểm chỉ còn 34 kg, sức lực suy kiệt). Chỉ 2 hôm sau khi nói chuyện với Sơn, vào thăm lại em trong đợt truyền hóa chất này đã thấy tóc rụng, mép nở, mắt trũng, da sạm…
Đợt chữa bệnh trước tôi đã vay mượn nhờ vả hết tất cả mọi người. Nhưng ở quê ai cũng chỉ có thể giúp một ít. Ông bà nội thì có 2 người con bị tai nạn, ông bà ngoại làm ruộng và nghèo nàn. Lúc phải đi ăn nhờ, ở đậu cũng chẳng giúp được gì, lúc cháu bị bệnh lại càng không... Tôi mong được mọi người chia sẻ phần nào khó khăn trong cơn hoạn nạn này. .
Thủy Phan
Nhà Sơn không có bố, từ ngày Sơn ra Hà Nội chữa bệnh chỉ có mẹ đèo đẽo đi cùng, cũng không có người thân quen nào đến thăm. Và sở dĩ tôi không dám ghi địa chỉ thôn, xóm cụ thể nhà em vì hai mẹ con cũng chẳng có nhà, không có một địa chỉ cụ thể. Chỉ biết ở Định Liên, lúc thuê nhà nơi này, lúc lại chuyển đến nơi khác.
Cha bỏ em từ lúc 20 tháng tuổi, mẹ chắt chiu nuôi em lớn khôn nhưng bệnh tật đang hạ gục dần cả hai mẹ con |
Sổ khám bệnh của Sơn đã chi chít chữ bác sĩ, không giống cuốn sổ của những bệnh nhân khác, mẹ Sơn đóng hẳn một quyển sổ dày 172 trang làm sổ khám bệnh cho con. Trang đầu tiên là giấy viết tay của một đồng chí phó chủ tịch xã, loay hoay xác nhận hai mẹ con Sơn sống ở địa bàn nhưng thôn xóm không ghi rõ địa chỉ vì hoàn cảnh không có nhà.
Mẹ Sơn là cô Đỗ Thị Lan là một người phụ nữ tự nhiên đã có một khuôn mặt rất biểu cảm. Cô Lan cứ tựa vào đâu thì khung cảnh ở đó sẽ rất buồn, đôi mắt kéo xuống, nếp nhăn trên khuôn mặt đổ về xếp lại…
Nhớ lại lời bác sĩ nói lúc con bị tái bệnh, cô Lan “rùng rợn cả người, vừa lo vừa sợ”. Cô tâm sự: Cuối đợt chữa bệnh trước sức khỏe của con có nhiều tín hiệu vui, về nhà cả hai mẹ con hát nghêu ngao, sướng lắm! Thế nhưng nay đến nỗi này hai mẹ con tôi không biết làm sao.
Vừa hỏi đến chú nhà, tức chồng cô Lan, bố của Sơn thì 3 bà mẹ ở trong phòng bệnh ấy nói nhao nhao. “Hai mẹ con bà ấy bị chồng bỏ đến gần 20 năm rồi”. Một nỗi buồn thoáng qua mắt Sơn, giọng kể của mẹ lại nghẹn ngào: Từ khi Sơn 20 tháng tuổi, chồng nói với vợ là “ở nhà chăm con, anh đi làm kiếm tiền về để xây nhà” thế nhưng đến tận 17 năm sau chồng tôi chưa một lần quay trở lại. Sau này tôi mới biết, ông ấy vào Nam phải lòng gái và ở đó luôn. Gia đình trong Nam của ông ấy cũng nghèo túng vì có 3, 4 đứa con đều hư, ông thì bị bệnh gan rất nặng”.
17 năm sau nhà Sơn vẫn chưa có nhà, sau ngày bố Sơn đi một thời gian hai mẹ con cũng không ở nhà nội và đi ở thuê trong các gia đình hàng xóm thừa nhà.
Sơn đang chữa bệnh hiểm nghèo nhưng bố không cho được một đồng. Tiền chữa bệnh của Sơn là tiền của mẹ Lan dành dụm hàng chục năm trời. “Là công nhân nhà máy gạch, lương tháng cứ đều đều 1,4, 1,5 triệu… Sau khi trừ chi phí sinh hoạt, học tập của mẹ con thì dành dụm để lúc đau ốm. Và cái dự cảm ấy đã trở thành hiện thực và ám ảnh. Sơn ốm, mẹ Lan khổ lắm!
Xin giúp một học sinh xứ Thanh ham học
Mong mỏi đến trường nhưng trong hoàn cảnh này Sơn chỉ có thể ở viện |
Sơn cố gắng học tốt, nói về lực học của em cô chủ nhiệm vẫn khen. “Năm lớp 9 sơn bắt đầu phát hiện mình mang bệnh, phải ra Hà Nội truyền hóa chất nhiều lần thế nhưng em vẫn hoàn thành khóa học, thi đỗ lớp 10 với số điểm cao. Lớp 10 phải nghỉ học 34 buổi để đến viện nhưng vẫn là học sinh tiên tiến của lớp”.
Bệnh tật quả là nghiệt ngã với Sơn, từ cậu học sinh cao dong dỏng và điển trai nhất lớp Sơn biến thành nhỏ thó (có thời điểm chỉ còn 34 kg, sức lực suy kiệt). Chỉ 2 hôm sau khi nói chuyện với Sơn, vào thăm lại em trong đợt truyền hóa chất này đã thấy tóc rụng, mép nở, mắt trũng, da sạm…
Đợt chữa bệnh trước tôi đã vay mượn nhờ vả hết tất cả mọi người. Nhưng ở quê ai cũng chỉ có thể giúp một ít. Ông bà nội thì có 2 người con bị tai nạn, ông bà ngoại làm ruộng và nghèo nàn. Lúc phải đi ăn nhờ, ở đậu cũng chẳng giúp được gì, lúc cháu bị bệnh lại càng không... Tôi mong được mọi người chia sẻ phần nào khó khăn trong cơn hoạn nạn này. .
Mọi sự giúp đỡ khẩn cấp đến trực tiếp hoặc gửi về: 1. Nguyễn Văn Sơn phòng 7, Khoa U bướu, Bệnh viện Nhi Trung Ương Hoặc Nguyễn Văn Sơn, xã Định Liên, huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ Nguyễn Văn Sơn) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |
Thủy Phan