Giải thưởng âm nhạc quốc tế của ca sĩ Ái Vân từ năm 1981 bỗng nhiên được nhiều người đưa ra “mổ xẻ” sau khi nhạc sĩ Phú Quang nói: “Ngày xưa, cô Ái Vân được giải thưởng ở một tỉnh lẻ của Đức, về được phong danh hiệu ngay. Còn Bùi Công Duy được bốn giải thưởng quốc tế lẫy lừng lại bị gạt”.
Từ Mỹ, ca sĩ Ái Vân đã chia sẻ với báo chí về sự thực của cuộc thi hát tại Dresden mà chị cùng lúc đoạt 2 giải: Grand Prix và giải khán giả bình chọn.
- Đời sống âm nhạc của thời kỳ chị mới bước chân vào nghề hát ra sao và lúc đó, Ái Vân thường chọn hát những ca khúc như thế nào?
- Năm 1978, sau khi tốt nghiệp Đại học khoa Thanh nhạc ở Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia HN), tôi được về làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, do nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương làm giám đốc.
Ngoài những chương trình biểu diễn chính thức của Nhà hát, lớp ca sĩ trẻ chúng tôi và nhiều ca sĩ tên tuổi khác như Quang Huy, Mạnh Hà, Vũ Dậu, Trần Hiếu, Quí Dương, Lô Thanh, Trung Kiên, Lê Dung, Thúy Hà, Quốc Đông, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức, Lệ Quyên, Dương Minh Đức, Thanh Hoa, Thanh Hòa, Vân Khánh... thường được mời đi biểu diễn ở bên ngoài (bây giờ gọi là "chạy show").
Hồi đó, sau chiến tranh, mọi ngưòi muốn được nghe những giai điệu vui tươi, sôi nổi với tiết tấu nhanh, trẻ trung... Vì vậy, bên cạnh những bài hát được ưa thích trước đây, chúng tôi hát cả những bài nhạc quốc tế,chủ yếu là từ các nước XHCN như Guantanamera, Siboney, Bóng ai qua thềm, Cô gái Ba Lan... và được khán giả cổ vũ cực kỳ nồng nhiệt.
Ban nhạc cũng đổi mới hơn, chiếc đàn contrebasse cồng kềnh được thay thế bằng chiếc guitar bass óng ả, và đàn arcordeon được thay bằng chiếc keyboard sang trọng và “hiện đại”! Chương trình biểu diễn cũng phong phú hơn vì có thêm cả tấu hài, xiếc, ảo thuật, múa đôi và kịch câm.
- Chị từng đi biểu diễn phục vụ khán giả, đồng bào trên khắp cả nước, đến bây giờ, khi đã định cư ở Mỹ, chị có còn nhớ đến những ngày tháng ấy?
- Đoàn Ca múa nhạc nhẹ chúng tôi đã đi biểu diễn khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam, từ biên giới đến hải đảo, từ những sân khấu sang trọng đến những sân đình làng, nơi ấy đôi khi “ánh đèn sân khấu” được chiếu sáng bởi những chiếc đèn măng-sông đơn sơ.
Nhưng khó quên nhất là hai đợt trình diễn ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam vào những năm 1979, khi chiến sự vẫn còn đang nóng bỏng, đường vào doanh trại bộ đội cực kỳ khó đi và nguy hiểm, chỉ cần xe đi trượt vệt có một chút là lao xuống vực ngay. Sân khấu thì chính là nơi giao tranh chỉ ít ngày trước đó và khán giả là mấy chục chiến sĩ bộ đội có thể chiến đấu và hy sinh bất cứ lúc nào. Nay hồi tưởng lại, tôi bùi ngùi nghĩ rằng biết đâu trong các khán giả của đoàn thủa ấy cũng có thể có các anh vĩnh viễn nằm xuống đất mẹ, trên vùng biên giới, những anh hùng vô danh mà mới ngày nào từng cùng hát cùng vui với chúng tôi.
- Thời gian gần đây, người ta nhắc đến chị với giải thưởng đoạt được từ cuộc thi nhạc nhẹ quốc tế tại Dresden, nhưng thế hệ trẻ bây giờ không phải ai cũng biết được sự kiện có ý nghĩa này. Chị có thể chia sẻ với độc giả về kỉ niệm đó?
- Năm 1981, Việt Nam lần đầu tiên được Ban tổ chức cuộc thi nhạc nhẹ quốc tế Dresden lần thứ 11 chính thức mời tham dự. Liên hoan ca nhạc nhẹ Quốc tế Dresden được tổ chức tại Cộng hoà Dân chủ Đức mỗi năm một lần, bắt đầu từ 1971 tại Dresden (trừ năm 1973) cho đến lần cuối cùng vào năm 1988. Trong thời gian đầu chỉ có các ca nhạc sĩ thuộc các nước XHCN. Từ khoảng giữa thập niên 1980 có thêm các nước khác như Argentina, Ấn Độ, Philippines... Mỗi nước cử đi một thí sinh, một giám khảo và một quan sát viên. Bộ Văn hóa nước ta cử đoàn đi với nhạc sĩ Trần Quí (nay là NSND) làm Trưởng đoàn, đồng thời là thành viên BGK quốc tế, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ làm quan sát viên và tôi là thí sinh. Mỗi thí sinh sẽ hát hai bài, một bài nước mình và một bài hát Đức được chỉ định.
Tôi dự định hát Bài ca xây dựng của nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Đức là Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế (Tên tiếng Đức là So ging noch nie die Sonne auf) của nhạc sĩ Siegfried Schulte, lời của Dieter Lietz. Tôi hát Bài ca xây dựng bằng tiếng Việt và tiếng Đức với phần lời do anh Nguyễn Văn Dương, phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam rất giỏi tiếng Đức, chuyển dịch.
Cuộc thi gồm các giải thưởng: Grand Prix, Giải nhất, Giải nhì, Giải ba... do BGK bình chọn và giải Ca sĩ yêu thích do khán giả bỏ phiếu ngay tại cửa rạp sau ba đêm thi.
Chúng tôi được tập hai buổi với dàn nhạc gồm hơn 20 nhạc công và 8 ca sĩ hát bè dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Đức. Mỗi thí sinh có 45 phút tập cho ngày đầu và 15 phút cho ngày hôm sau. Cuộc thi diễn ra trong ba đêm, tôi được xếp thi vào đêm thứ hai. Vì Việt Nam lần đầu tiên tham gia một cuộc thi nhạc nhẹ Quốc tế nên tôi thi với tâm lý thoải mái vì nghĩ mình chỉ làm sao hát tốt nhất, tiếng Đức cố gắng “chuẩn” nhất có thể và quan trọng là… không quên lời, vì với ngoại ngữ này thì tôi... dốt đặc!
Với tâm lí như vậy, tôi nghĩ: chỉ cần may mắn mà được giải khuyến khích là vui lắm rồi. Thí sinh từ các nước châu Âu gồm Đức - chủ nhà, Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Nam Tư, Bulgary, Rumania... rất nhiều trong số họ nói tiếng Đức làu làu... tự nhiên lại lọt vào mỗi mình mình là Việt Nam, châu Á! Tôi cũng lo lo, nhưng tự nhủ cứ hát hết mình. Điều thú vị là Gaby Ruckert, nữ ca sĩ từng đoạt giải nhất với bài Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế vào năm trước, năm đó cô ấy cũng thi nhưng hát bài khác.
Sau ba đêm thi, tôi nhận thấy tiết mục của mình được vỗ tay lâu nhất, thế là đã có một chút hy vọng. Sau đêm thi cuối cùng, tôi ngủ rất ngon, trong lúc Ban giám khảo bắt đầu họp. Khoảng hai giờ sáng, chợt nghe tiếng gõ cửa dồn dập và nghe thấy giọng anh Trần Quý lạc hẳn đi vì xúc động, tôi chưa kịp mở cửa đã nghe anh bảo: "Ái Vân, chúc mừng em được Giải Grand Prix và Giải Ca sĩ được yêu thích nhất".
Lúc đó tôi thật ngỡ ngàng lại còn hỏi: “Grand Prix là gì?!” vì thú thật là ngay hôm đầu tiên khi được phát tờ giới thiệu giải thưởng, tôi chỉ chăm chăm tìm giải khuyến khích ở cuối cùng thôi chứ nào dám mơ gì hơn. Anh Quý bảo: "Grand Prix là giải thưởng cao nhất, là đoạt Cúp đấy! Em được cả giải Ca sĩ được yêu thích nữa cơ, thôi em cố gắng đi ngủ đi, sáng mai đúng 6 giờ radio phỏng vấn trực tiếp, sau đó là quay truyền hình và trả lời phỏng vấn cho các báo”. Lúc đó tôi mới bắt đầu hiểu ra và bắt đầu… run !
- Giải thưởng của chị lúc đó có ý nghĩa ra sao?
- Giải Grand Prix năm đó không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi, mà còn là niềm tự hào cho nền ca nhạc nhẹ non trẻ của Việt Nam thời bấy giờ, khi đất nước vừa trải qua 30 năm chiến tranh gian khổ.
Khi từ Dresden về Thủ đô Berlin, Đại sứ Việt Nam tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức là Phan Văn Kim cùng nhiều cán bộ trong Đại sứ quán ra tận nhà ga đón đoàn với sự xúc động vô cùng. Tôi bỗng chợt hiểu là mình may mắn biết bao khi được đại diện cho dân tộc mình trong kỳ liên hoan đó, đúng ngay trong thời kỳ đó! Một thời kỳ với biết bao sôi nổi, xúc động. Một thời mà cả thế giới nhìn vào Việt Nam với sự nhiệt thành, cảm thông và ngưỡng mộ, và trong sự hâm mộ của khán giả dành cho mình qua đêm biểu diễn cũng bao gồm và xuất phát từ sự yêu mến đối với con người Việt Nam vừa mới đạt được hoà bình sau bao khó khăn gian khổ.
Các năm 1981 - 1982 và một vài năm sau đó có thể nói là những năm "được mùa" của Âm nhạc Việt Nam trên thế giới, khởi đầu là Đặng Thái Sơn với giải nhất cuộc thi Chopin ở Ba lan, Dương Minh Đức với giải trong cuộc thi hát Quốc tế Hoa Cẩm Chướng đỏ ở Liên Xô, Lê Dung với giải hát dân ca hay nhất ở cuộc thi Tchaikovsky ở Moscau, Lệ Quyên với giải thưởng cuộc thi Tài năng Quốc tế ở Tiệp khắc và giải thưởng cuộc thi nhạc nhẹ quốc tế Dresden.
Năm 1982, tôi được mời trở lại cuộc thi ở Dresden với phần trình diễn mở màn trong đêm Gala Chung kết trong vai trò là người giữ giải Grand Prix của năm trước. Để chuẩn bị cho tiết mục này, Ban tổ chức đã đặt nhạc sĩ Đức Holger Biege viết riêng cho tôi một bài, ngoài ra tôi sẽ song ca với anh một bài và bài đoạt giải năm trước là Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế, cả ba bài đều được hát bằng tiếng Đức. Nhạc sĩ Holger Biegei đã bay qua Hà Nội để tập trước cho tôi.
Bốn năm sau tôi được mời trở lại cuộc thi đó với tư cách là thành viên Ban giam khảo Quốc tế, lần đó ca sĩ Thanh Hòa đi thi, nhưng tiếc rằng chị bị cảm lạnh, khản tiếng nên không thể thực hiện phần thi của mình.
- Đã 30 năm trôi qua, nhớ lại kỉ niệm này, chị có cảm xúc ra sao?
- Thời gian qua thật nhanh! Tháng 9 năm nay tôi sẽ kỷ niệm tròn 30 năm ngày tôi đoạt giải trưởng Dresden. Tháng 9 đối với tôi như chất đầy bao kỷ niệm và tháng 9 bao giờ cũng đẹp nhất là khi Hà Nội đã vào thu. Và tôi chợt nhớ đến bài hát Hà Nội mùa thu!
- Cảm ơn chị về những chia sẻ này!
Theo Lê Thoa (Báo Đất Việt)
Nhạc sĩ Phú Quang: Bị loại rồi, kiện làm gì!
Nhiếp ảnh lép vế tại giải thưởng Nhà nước
Vì sao ít tác phẩm múa xét Giải thưởng Nhà nước?
Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà nước
Thành tích có một, sao lắm giải thưởng thế?
Ai xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
Giải thưởng nghệ thuật thừa thãi scandal
Nhiếp ảnh lép vế tại giải thưởng Nhà nước
Vì sao ít tác phẩm múa xét Giải thưởng Nhà nước?
Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà nước
Thành tích có một, sao lắm giải thưởng thế?
Ai xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
Giải thưởng nghệ thuật thừa thãi scandal
- Đời sống âm nhạc của thời kỳ chị mới bước chân vào nghề hát ra sao và lúc đó, Ái Vân thường chọn hát những ca khúc như thế nào?
- Năm 1978, sau khi tốt nghiệp Đại học khoa Thanh nhạc ở Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia HN), tôi được về làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, do nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương làm giám đốc.
Ngoài những chương trình biểu diễn chính thức của Nhà hát, lớp ca sĩ trẻ chúng tôi và nhiều ca sĩ tên tuổi khác như Quang Huy, Mạnh Hà, Vũ Dậu, Trần Hiếu, Quí Dương, Lô Thanh, Trung Kiên, Lê Dung, Thúy Hà, Quốc Đông, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức, Lệ Quyên, Dương Minh Đức, Thanh Hoa, Thanh Hòa, Vân Khánh... thường được mời đi biểu diễn ở bên ngoài (bây giờ gọi là "chạy show").
Hồi đó, sau chiến tranh, mọi ngưòi muốn được nghe những giai điệu vui tươi, sôi nổi với tiết tấu nhanh, trẻ trung... Vì vậy, bên cạnh những bài hát được ưa thích trước đây, chúng tôi hát cả những bài nhạc quốc tế,chủ yếu là từ các nước XHCN như Guantanamera, Siboney, Bóng ai qua thềm, Cô gái Ba Lan... và được khán giả cổ vũ cực kỳ nồng nhiệt.
Ban nhạc cũng đổi mới hơn, chiếc đàn contrebasse cồng kềnh được thay thế bằng chiếc guitar bass óng ả, và đàn arcordeon được thay bằng chiếc keyboard sang trọng và “hiện đại”! Chương trình biểu diễn cũng phong phú hơn vì có thêm cả tấu hài, xiếc, ảo thuật, múa đôi và kịch câm.
- Chị từng đi biểu diễn phục vụ khán giả, đồng bào trên khắp cả nước, đến bây giờ, khi đã định cư ở Mỹ, chị có còn nhớ đến những ngày tháng ấy?
- Đoàn Ca múa nhạc nhẹ chúng tôi đã đi biểu diễn khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam, từ biên giới đến hải đảo, từ những sân khấu sang trọng đến những sân đình làng, nơi ấy đôi khi “ánh đèn sân khấu” được chiếu sáng bởi những chiếc đèn măng-sông đơn sơ.
Nhưng khó quên nhất là hai đợt trình diễn ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam vào những năm 1979, khi chiến sự vẫn còn đang nóng bỏng, đường vào doanh trại bộ đội cực kỳ khó đi và nguy hiểm, chỉ cần xe đi trượt vệt có một chút là lao xuống vực ngay. Sân khấu thì chính là nơi giao tranh chỉ ít ngày trước đó và khán giả là mấy chục chiến sĩ bộ đội có thể chiến đấu và hy sinh bất cứ lúc nào. Nay hồi tưởng lại, tôi bùi ngùi nghĩ rằng biết đâu trong các khán giả của đoàn thủa ấy cũng có thể có các anh vĩnh viễn nằm xuống đất mẹ, trên vùng biên giới, những anh hùng vô danh mà mới ngày nào từng cùng hát cùng vui với chúng tôi.
- Năm 1981, Việt Nam lần đầu tiên được Ban tổ chức cuộc thi nhạc nhẹ quốc tế Dresden lần thứ 11 chính thức mời tham dự. Liên hoan ca nhạc nhẹ Quốc tế Dresden được tổ chức tại Cộng hoà Dân chủ Đức mỗi năm một lần, bắt đầu từ 1971 tại Dresden (trừ năm 1973) cho đến lần cuối cùng vào năm 1988. Trong thời gian đầu chỉ có các ca nhạc sĩ thuộc các nước XHCN. Từ khoảng giữa thập niên 1980 có thêm các nước khác như Argentina, Ấn Độ, Philippines... Mỗi nước cử đi một thí sinh, một giám khảo và một quan sát viên. Bộ Văn hóa nước ta cử đoàn đi với nhạc sĩ Trần Quí (nay là NSND) làm Trưởng đoàn, đồng thời là thành viên BGK quốc tế, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ làm quan sát viên và tôi là thí sinh. Mỗi thí sinh sẽ hát hai bài, một bài nước mình và một bài hát Đức được chỉ định.
Tôi dự định hát Bài ca xây dựng của nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Đức là Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế (Tên tiếng Đức là So ging noch nie die Sonne auf) của nhạc sĩ Siegfried Schulte, lời của Dieter Lietz. Tôi hát Bài ca xây dựng bằng tiếng Việt và tiếng Đức với phần lời do anh Nguyễn Văn Dương, phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam rất giỏi tiếng Đức, chuyển dịch.
Cuộc thi gồm các giải thưởng: Grand Prix, Giải nhất, Giải nhì, Giải ba... do BGK bình chọn và giải Ca sĩ yêu thích do khán giả bỏ phiếu ngay tại cửa rạp sau ba đêm thi.
Chúng tôi được tập hai buổi với dàn nhạc gồm hơn 20 nhạc công và 8 ca sĩ hát bè dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Đức. Mỗi thí sinh có 45 phút tập cho ngày đầu và 15 phút cho ngày hôm sau. Cuộc thi diễn ra trong ba đêm, tôi được xếp thi vào đêm thứ hai. Vì Việt Nam lần đầu tiên tham gia một cuộc thi nhạc nhẹ Quốc tế nên tôi thi với tâm lý thoải mái vì nghĩ mình chỉ làm sao hát tốt nhất, tiếng Đức cố gắng “chuẩn” nhất có thể và quan trọng là… không quên lời, vì với ngoại ngữ này thì tôi... dốt đặc!
Với tâm lí như vậy, tôi nghĩ: chỉ cần may mắn mà được giải khuyến khích là vui lắm rồi. Thí sinh từ các nước châu Âu gồm Đức - chủ nhà, Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Nam Tư, Bulgary, Rumania... rất nhiều trong số họ nói tiếng Đức làu làu... tự nhiên lại lọt vào mỗi mình mình là Việt Nam, châu Á! Tôi cũng lo lo, nhưng tự nhủ cứ hát hết mình. Điều thú vị là Gaby Ruckert, nữ ca sĩ từng đoạt giải nhất với bài Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế vào năm trước, năm đó cô ấy cũng thi nhưng hát bài khác.
Sau ba đêm thi, tôi nhận thấy tiết mục của mình được vỗ tay lâu nhất, thế là đã có một chút hy vọng. Sau đêm thi cuối cùng, tôi ngủ rất ngon, trong lúc Ban giám khảo bắt đầu họp. Khoảng hai giờ sáng, chợt nghe tiếng gõ cửa dồn dập và nghe thấy giọng anh Trần Quý lạc hẳn đi vì xúc động, tôi chưa kịp mở cửa đã nghe anh bảo: "Ái Vân, chúc mừng em được Giải Grand Prix và Giải Ca sĩ được yêu thích nhất".
Lúc đó tôi thật ngỡ ngàng lại còn hỏi: “Grand Prix là gì?!” vì thú thật là ngay hôm đầu tiên khi được phát tờ giới thiệu giải thưởng, tôi chỉ chăm chăm tìm giải khuyến khích ở cuối cùng thôi chứ nào dám mơ gì hơn. Anh Quý bảo: "Grand Prix là giải thưởng cao nhất, là đoạt Cúp đấy! Em được cả giải Ca sĩ được yêu thích nữa cơ, thôi em cố gắng đi ngủ đi, sáng mai đúng 6 giờ radio phỏng vấn trực tiếp, sau đó là quay truyền hình và trả lời phỏng vấn cho các báo”. Lúc đó tôi mới bắt đầu hiểu ra và bắt đầu… run !
- Giải Grand Prix năm đó không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi, mà còn là niềm tự hào cho nền ca nhạc nhẹ non trẻ của Việt Nam thời bấy giờ, khi đất nước vừa trải qua 30 năm chiến tranh gian khổ.
Khi từ Dresden về Thủ đô Berlin, Đại sứ Việt Nam tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức là Phan Văn Kim cùng nhiều cán bộ trong Đại sứ quán ra tận nhà ga đón đoàn với sự xúc động vô cùng. Tôi bỗng chợt hiểu là mình may mắn biết bao khi được đại diện cho dân tộc mình trong kỳ liên hoan đó, đúng ngay trong thời kỳ đó! Một thời kỳ với biết bao sôi nổi, xúc động. Một thời mà cả thế giới nhìn vào Việt Nam với sự nhiệt thành, cảm thông và ngưỡng mộ, và trong sự hâm mộ của khán giả dành cho mình qua đêm biểu diễn cũng bao gồm và xuất phát từ sự yêu mến đối với con người Việt Nam vừa mới đạt được hoà bình sau bao khó khăn gian khổ.
Các năm 1981 - 1982 và một vài năm sau đó có thể nói là những năm "được mùa" của Âm nhạc Việt Nam trên thế giới, khởi đầu là Đặng Thái Sơn với giải nhất cuộc thi Chopin ở Ba lan, Dương Minh Đức với giải trong cuộc thi hát Quốc tế Hoa Cẩm Chướng đỏ ở Liên Xô, Lê Dung với giải hát dân ca hay nhất ở cuộc thi Tchaikovsky ở Moscau, Lệ Quyên với giải thưởng cuộc thi Tài năng Quốc tế ở Tiệp khắc và giải thưởng cuộc thi nhạc nhẹ quốc tế Dresden.
Năm 1982, tôi được mời trở lại cuộc thi ở Dresden với phần trình diễn mở màn trong đêm Gala Chung kết trong vai trò là người giữ giải Grand Prix của năm trước. Để chuẩn bị cho tiết mục này, Ban tổ chức đã đặt nhạc sĩ Đức Holger Biege viết riêng cho tôi một bài, ngoài ra tôi sẽ song ca với anh một bài và bài đoạt giải năm trước là Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế, cả ba bài đều được hát bằng tiếng Đức. Nhạc sĩ Holger Biegei đã bay qua Hà Nội để tập trước cho tôi.
Bốn năm sau tôi được mời trở lại cuộc thi đó với tư cách là thành viên Ban giam khảo Quốc tế, lần đó ca sĩ Thanh Hòa đi thi, nhưng tiếc rằng chị bị cảm lạnh, khản tiếng nên không thể thực hiện phần thi của mình.
- Đã 30 năm trôi qua, nhớ lại kỉ niệm này, chị có cảm xúc ra sao?
- Thời gian qua thật nhanh! Tháng 9 năm nay tôi sẽ kỷ niệm tròn 30 năm ngày tôi đoạt giải trưởng Dresden. Tháng 9 đối với tôi như chất đầy bao kỷ niệm và tháng 9 bao giờ cũng đẹp nhất là khi Hà Nội đã vào thu. Và tôi chợt nhớ đến bài hát Hà Nội mùa thu!
- Cảm ơn chị về những chia sẻ này!
Theo Lê Thoa (Báo Đất Việt)