- “Hai bà cháu tôi bây giờ sống cũng bằng… rác thải và chữa bệnh cũng bằng… rác thải. Ngày nào hai bà cháu cũng mượn con thuyền của người ta đi từ sáng tới tối mới về. Bây giờ, ở trong làng kiếm ve chai không có cứ phải ra ruộng nhặt những chai thuốc xịt người ta vứt bỏ... “, đó là tâm sự của bà Thạch Thị Xà Linh.
TIN BÀI KHÁC:
Ung thư máu: Nước xa có cứu được lửa gần!
Éo le nhà nghèo mắc “bệnh nhà giàu”
Em bệnh thận, chị bệnh tim chờ cha kiếm tiền trong vô vọng
Thương cảnh 3 trẻ không cha không mẹ trong căn nhà tàn
Con chỉ ước không phải bỏ học giữa chừng
Buồn lòng người mẹ trẻ có con bị bệnh hiếm gặp
Thương bé đón cái Tết đầu đời trong bệnh viện
Cha mẹ không tiền: Sinh linh bé nhỏ cần sự sống
Hai lời khẩn cầu trước tết ở “xóm bờ sông”
Éo le nhà nghèo mắc “bệnh nhà giàu”
Em bệnh thận, chị bệnh tim chờ cha kiếm tiền trong vô vọng
Thương cảnh 3 trẻ không cha không mẹ trong căn nhà tàn
Con chỉ ước không phải bỏ học giữa chừng
Buồn lòng người mẹ trẻ có con bị bệnh hiếm gặp
Thương bé đón cái Tết đầu đời trong bệnh viện
Cha mẹ không tiền: Sinh linh bé nhỏ cần sự sống
Hai lời khẩn cầu trước tết ở “xóm bờ sông”
Bé Lý Thị Som Bộ (dân tộc Khmer 7 tuổi nhà số 57, ấp Trung Hòa, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) đang mang trong mình căn bệnh bướu não.
Bà Xà Linh nước mắt ngắn, nước mắt dài khi kể với chúng tôi về hoàn cảnh của Lý Thị Som Bộ. Cha mẹ em sinh em ra nhưng nuôi dưỡng lại dồn lên vai bà nội. Bà nội không nghề nghiệp phải về tận TP.Hồ Chí Minh để làm thuê kiếm tiền nuôi cháu. Số tiền hằng tháng bà đều đặn gửi về lo cho cháu.
Bà chắt bóp từng đồng không dám chi tiêu để gửi về quê lo cho cháu. Với bản tính chân thật hiền lành, chủ nhà nơi bà làm thuê về quê thấy cảnh nhà nát đã xây cho bà cháu căn nhà tạm. Với bà Xà Linh thì ơn này bà ghi nhớ suốt đời không biết bao giờ mới trả nổi. Đổi lại bà chăm chỉ làm lụng trông coi nhà cửa cho chủ nên chủ nhà cũng rất hài lòng.
Mới xây nhà xong lên làm lại được mấy tháng trời thì bà hay tin cháu Som Bộ bị bệnh nằm nhà không thể đi nổi. Bà Xà Linh điện về nhờ em gái chăm lo để bà cố gắng kiếm tiền gửi về lo cho cháu. Một phần vì ơn chủ nên bà cũng không dám về vì người ta mới giúp mình xong, một phần muốn cố làm để có tiền lo cho cháu.
Bà chắt bóp từng đồng không dám chi tiêu để gửi về quê lo cho cháu. Với bản tính chân thật hiền lành, chủ nhà nơi bà làm thuê về quê thấy cảnh nhà nát đã xây cho bà cháu căn nhà tạm. Với bà Xà Linh thì ơn này bà ghi nhớ suốt đời không biết bao giờ mới trả nổi. Đổi lại bà chăm chỉ làm lụng trông coi nhà cửa cho chủ nên chủ nhà cũng rất hài lòng.
Mới xây nhà xong lên làm lại được mấy tháng trời thì bà hay tin cháu Som Bộ bị bệnh nằm nhà không thể đi nổi. Bà Xà Linh điện về nhờ em gái chăm lo để bà cố gắng kiếm tiền gửi về lo cho cháu. Một phần vì ơn chủ nên bà cũng không dám về vì người ta mới giúp mình xong, một phần muốn cố làm để có tiền lo cho cháu.
Bé Som Bộ đen thui vì hàng ngày theo bà đi nhặt ve chai |
Không thể lần nữa Som Bộ bệnh nặng không thể đi được mà cha mẹ em cũng bỏ em luôn. Bà lại tấp tểnh về quê lo cho cháu hy vọng bé sớm khỏi để tiếp tục công việc của mình. Ngặt nỗi bé bị nóng sốt hoài chữa đâu cũng không khỏi cứ xuất viện về ít bữa lại tái phát. Khi được bệnh viện tỉnh chuyển lên BV Nhi Đồng 1 mới phát hiện bé Som Bộ bị bệnh bướu não.
Từ ngày đó, hai bà cháu gần như… chuyển khẩu về BV Ung Bướu. Nguồn sống của hai bà cháu đói no là nhờ những bữa cơm từ thiện. Thời gian đầu chữa bệnh, Som Bộ còn được chế độ bảo hiểm dành cho trẻ dưới 6 tuổi, nên bà cháu cũng chỉ tốn kém ít hơn bởi chỉ mất tiền đi lại, sinh hoạt…
Từ ngày đó, hai bà cháu gần như… chuyển khẩu về BV Ung Bướu. Nguồn sống của hai bà cháu đói no là nhờ những bữa cơm từ thiện. Thời gian đầu chữa bệnh, Som Bộ còn được chế độ bảo hiểm dành cho trẻ dưới 6 tuổi, nên bà cháu cũng chỉ tốn kém ít hơn bởi chỉ mất tiền đi lại, sinh hoạt…
Năm nay Som Bộ 7 tuổi thì tháng nào bà cũng phải đóng 30% tiền viện phí thuốc men và khoản thuốc ngoài danh mục. Bởi vậy hai bà cháu bà mỗi lần được bác sĩ cho về phép thì đều lên trễ hẹn cả 20 ngày tới 1 tháng. Lý do đơn giản là vì bà Xà Linh chưa thể kiếm đủ tiền xe và tiền thuốc để chữa bệnh cho cháu.
Bà Xà Linh chia sẻ: “Lần nào hai bà cháu tôi lên cũng trễ hẹn đều bị bác sĩ mắng vốn. Tôi kiếm không đủ tiền cũng đành chịu thôi. Mỗi lần lên bác sĩ lại hỏi sao Som Bộ đen thế. Tôi cũng thật thà kể với bác sĩ rằng hai bà cháu ngày nào cũng đi lượm ve chai từ sáng tới tối. Bác sĩ cũng thương cảm động viên hai bà cháu. Cha mẹ nó bỏ rơi nó, không bao giờ có một cuộc điện thoại hỏi thăm hay một đồng chữa bệnh. Nó có cha có mẹ mà không khác nào một đứa… mồ côi.
Bà cháu tôi bây giờ sống bằng rác và chữa bệnh cũng bằng rác. Người ta thương tình cho mượn chiếc thuyền hai bà cháu cứ chèo hết qua ruộng này tới ruộng khác để nhặt những lọ nhựa người ta vứt đi. Hai bà cháu cứ bắt đầu từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối mới về nhà, buổi trưa nắng thì lại trú tạm dưới gốc cây mát lại tiếp tục cuộc tìm kiếm. Mỗi ngày cũng kiếm được 4kg bán được 40 ngàn đồng. Buổi trưa mở gói cơm ra hai bà cháu ăn ngon lành, nhìn cháu mà tôi chỉ biết ứa nước mắt.
Bà cháu tôi bây giờ sống bằng rác và chữa bệnh cũng bằng rác. Người ta thương tình cho mượn chiếc thuyền hai bà cháu cứ chèo hết qua ruộng này tới ruộng khác để nhặt những lọ nhựa người ta vứt đi. Hai bà cháu cứ bắt đầu từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối mới về nhà, buổi trưa nắng thì lại trú tạm dưới gốc cây mát lại tiếp tục cuộc tìm kiếm. Mỗi ngày cũng kiếm được 4kg bán được 40 ngàn đồng. Buổi trưa mở gói cơm ra hai bà cháu ăn ngon lành, nhìn cháu mà tôi chỉ biết ứa nước mắt.
Hai bà cháu bóp mồm bóp miệng dành dụm tiền để chữa bệnh. Cảnh nào phải chịu cảnh đó thôi chứ biết nhờ vả ai bây giờ. Tôi có hai đứa con mà đứa nào cũng vô phước, thằng con trai thì bỏ con lại đi mất dạng. Đứa con gái lấy chồng thì cũng không được hạnh phúc cuộc sống khó khăn cũng không thể giúp mẹ được một đồng. Bà cháu tôi thì chẳng thể vay mượn ai được, người ta thương thì cho mấy đồng thôi. Tôi còn sống ngày nào thì cố gắng lo cho cháu ngày đó. Tôi bị bệnh huyết áp cao, mệt tim cũng chẳng có tiền thuốc men. Tôi chỉ sợ tôi mà ra đi thì không biết nó sẽ thế nào”.
Cuộc sống của hai bà cháu Som Bộ đang rất bế tắc, tiền thuốc chữa bệnh cũng phập phù nhờ những đồng tiền lượm ve chai của hai bà cháu. Cha mẹ em bỏ rơi không nhìn mặt con từ khi em bị bệnh. Chia tay hai bà cháu tôi cũng chỉ biết cầu mong sao có nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ để có thể cứu được một con người đáng thương.
Cuộc sống của hai bà cháu Som Bộ đang rất bế tắc, tiền thuốc chữa bệnh cũng phập phù nhờ những đồng tiền lượm ve chai của hai bà cháu. Cha mẹ em bỏ rơi không nhìn mặt con từ khi em bị bệnh. Chia tay hai bà cháu tôi cũng chỉ biết cầu mong sao có nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ để có thể cứu được một con người đáng thương.
Đức Toàn
Mọi sự đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp gia đình: Bà Thạch Thị Xà Linh (số 57, ấp Trung Hòa, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng. ĐT: 0120 363 2056) 2. Qua Báo VietNamNet (ghi rõ ủng hộ Lý Thị Som Bộ cháu bà Thạch Thị Xà Linh) - Qua TK ngân hàng Vietcombank: Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Swift code:ICBVVNVX122 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |