- Ngồi trước mặt chúng tôi là Trần Thanh Bình, 25 tuổi quê ở Gò Công (Tiền Giang). Theo lời nhắn, anh từ Cần Thơ trở về đây – bến đò Trường Khánh – gần nơi mà 3 tháng trước những người thân yêu nhất của anh vĩnh viễn ra đi.

Các tin liên quan

Cứu bé gái nghèo nhiều bệnh tật

Cha mất, mẹ bỏ đi, hai bà cháu sống không biết đến ngày mai

Hơn 20 triệu đến với bé ung thư máu

Toa thuốc bác sĩ kê mà chẳng có tiền mua

Người đàn ông tật nguyền bên quan tài vợ con

Lão bà nhặt rác ước được tô bún riêu

Mẹ khóc ròng vì cả hai đứa con mang bệnh quái ác

Vô vọng nhìn con ‘sống thêm ngày nào, hay ngày đó’

30 triệu đồng cứu được một mạng người

Cái đêm hôm ấy. Vâng cái đêm 14/1 có lẽ suốt cuộc đời anh Bình không bao giờ quên được. Dòng sông Đồng Nai hiền hòa đã từng cưu mang cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ cũng là nơi lấy đi sinh mạng vợ và con anh trong đêm khuya. Anh đi trên chiếc xuồng nhỏ thả lưới trên sông. Cách đó khá xa, trên chiếc ghe – cũng là nhà – vợ và con anh đang chìm sâu trong giấc ngủ. Chiếc ghe bất ngờ bứt neo trôi lững lờ xuôi về phía hạ lưu. Đến cầu tạm ngang sông của dự án đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, chiếc ghe va vào trụ cầu lật úp. Người vợ trẻ 22 tuổi và đứa con gái 7 tháng vĩnh viễn ra đi.

{keywords}
Anh Trần Thanh Bình trong ngày tìm xác vợ con
Hai ngày, sau đêm hãi hùng đó, lần đầu tiên tôi gặp anh. Anh đứng trên mũi thuyền có cắm cờ tang dõi mắt về hướng xa xăm. Đã một đêm hai ngày anh cùng nhiều ghe khác của người thân trong gia đình xuôi ngược dọc hai bên bờ tìm kiếm thi thể hai mẹ con. Trông anh thật hốc hác. Gương mặt anh bơ phờ. Chỉ duy có đôi mắt còn sáng quắc long lanh.

Trong câu chuyện với những người trong thân tộc anh, được biết anh lớn lên trong một gia đình quanh năm sống trên sông nước. Theo truyền thống đó, sau khi lập gia đình anh cũng có một chiếc ghe cùng vợ và con quanh năm lênh đênh tìm kế mưu sinh. Cuộc sống bấp bênh theo con nước vơi đầy…

Mẹ anh trong nước mắt kể lể: “chúng nó nghèo lắm. Làm được bữa nào thì xào hết bữa nấy. Sau khi trục vớt chiếc ghe nó lên, trong số tài sản còn lại nó chỉ còn vỏn vẹn đủ tiền mua 2 can dầu để tìm xác vợ con”.

Rồi thì chuyện sẽ đến phải đến. Thi thể chị Võ Thị Ngọc Diệu đã được người dân xã Phú Hữu huyện Nhơn Trạch Đồng Nai phát hiện ven bờ. Anh và nhiều người trong gia đình tức tốc chạy đến. Trước thi thể người vợ xấu số, anh lịm cả người. Chỉ mới đây thôi, tiếng cười rộn rã của trẻ thơ, những ánh mắt yêu thương của người vợ đầu ấp tay gối giờ đã chìm sâu trong làn nước lạnh. . .
Càng bối rối hơn làm sao đưa vợ về đến quê nhà trong khi anh không còn một xu dính túi. Giải pháp duy nhất bây giờ là cứ để nguyên thi thể đưa lên ghe. Không mấy ai đồng tình với giải pháp này. May thay một cơ sở mai táng đã thiện nguyện giúp anh áo quan, khâm liệm và đưa qua bến phà Cát Lái. Cũng từ đây, chuyến xe của một người hảo tâm khác chờ sẵn tiếp tục chuyển chị Diệu về quê.

Trong ngày đưa chị Diệu vào lòng đất anh cũng vừa kịp hay tin cháu Trần Võ Thanh Tuyền đã được tìm thấy. Vậy là hai mẹ con đã được đoàn tụ.

Thảm kịch hay cũng là bi kịch của gia đình anh Bình đã được VietNamNet tường thuật đầy đủ trên trang báo. Nhiều bạn đọc đã thật sự xúc động, sẻ chia đau buồn với anh. Một bạn đọc ở nước ngoài cũng đã gởi về nhờ chúng tôi chuyển đến anh một số tiền nhỏ để gọi là . . .Và chúng tôi đã gặp anh.
{keywords}
VietNamNet chuyển đến anh món quà 10 triệu đồng của một nhà hảo tâm ở nước ngoài gửi về tặng anh.
Anh Bình bây giờ rắn rỏi hơn. Nét mặt anh tươi tỉnh hơn lần tôi gặp đầu tiên nhưng trong nét tươi tỉnh đó, một nỗi buồn diệu vợi phảng phất trên đôi mắt anh. Anh cho biết, sau sự cố đau buồn đó, anh nghỉ hẳn đi ghe. Chiếc ghe oan nghiệt và định mệnh đó được anh neo đậu gần nhà. Từ đó anh tìm việc làm đủ ngành nghề nhưng rồi cũng không trụ được. Có lẽ cái nghiệp sông nước không thể tách rời cuộc đời anh và anh đã trở thành thủy thủ trên một chiếc tàu biển.

Thu nhập của anh bây giờ cũng tạm ổn. Một thân một mình với 3,5tr/tháng bằng công việc lênh đênh trên mặt biển cũng không đến nỗi thiếu thốn. Anh nhờ chúng tôi, thông qua VietNamNet kính gởi đến các ân nhân, các vị bạn đọc gần xa đã hết lòng giúp dỡ, động viên anh trong lúc khốn cùng nhất lời tri ân sâu sắc.

Anh Bình cũng xin được cảm tạ tấm lòng của nhà hảo tâm phương xa. Anh tâm nguyện sẽ sống, làm việc sao cho xứng đáng với tấm lòng yêu thương của tha nhân và cũng để vui lòng người quá cố.

Từ giã chúng tôi, anh lững thững bước đi. Một câu hỏi với theo: “bao giờ xây dựng lại gia đình mới?”. Chắc cũng lâu lắm. Buồn lắm anh ơi. . . Anh vội vã trả lời rồi bước nhanh cố giấu đôi mắt đỏ hoe . . .

Trần Chánh Nghĩa