Ông cố em có 1 căn nhà, khi ông mất thì thừa kế cho ông ngoại của em (tuy nhiên chưa làm giấy tờ sang tên). Ông ngoại em là con một trong gia đình. 

Khi chính quyền đến yêu cầu gia đình làm giấy tờ ngôi nhà đó thì ông ngoại em đã mất. Giấy tờ được chuyển sang cho cháu nội thứ 6 đứng tên đại diện và 5 đứa cháu nội sau đứng kế tiếp thì tài sản đó thuộc tài sản chung?

Bà ngoại em có được thừa hưởng thừa kế căn nhà đó không? Bà ngoại em hiện đã làm di chúc để lại cho đứa cháu nội thứ 6 thì tờ di chúc đó có hiệu lực không? Chị ấy có được thừa hưởng hay không?

TIN BÀI KHÁC

Chưa thành niên ăn trộm phạm tội gì?
Hơn 7 triệu đồng đến với bé Như Quỳnh
Bắt làm thêm giờ mà không trả lương...
Rác ngập bãi biển Diễn Thành, huyện Diễn Châu lên tiếng
Nhận sự chia sẻ của bạn đọc tôi mừng ứa nước mắt

{keywords}
(ảnh minh họa)
Về câu hỏi của bạn, Luật Giải Phóng xin trả lời như sau: 

1. Trường hợp ông ngoại của bạn đã mất và vẫn chưa lập di chúc thì phần di sản thừa kế của ông ngoại bạn sẽ được chia theo quy định pháp luật. Cụ thể, theo Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005:

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, vì đó là tài sản riêng của ông ngoại bạn được nhận từ tài sản thừa kế do ông cố để lại. Vì vậy, tài sản này sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà ngoại và các con của ông bà ngoại của bạn. Theo đó, bà ngoại bạn có quyền lập di chúc để lại phần tài sản mà mình được hưởng cho cháu nội của mình. 

2. Di chúc của bà ngoại bạn sẽ có hiệu lực nếu tuân thủ các quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2005 về di chúc hợp pháp, cụ thể như sau:

“Điều 652. Di chúc hợp pháp 

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).