- Ở ta văn bản pháp luật về việc thành lập công ty khá chặt chẽ thế mà khi công ty Màu nắng của ông Báu đăng ký thành lập người ta cũng không thèm kiểm tra xem cơ sở vật chất nhà xưởng của công ty ấy ra sao...

TIN BÀI KHÁC:

Như bài trước đã đề cập đến việc tranh giành đất đai của anh em ông Báu và ông Tâm dẫn đến khiếu kiện, bất hòa kéo nhau ra tòa.

Điều trớ trêu lại xuất phát từ các cơ quan chức năng của Khánh Hòa và chính từ Tòa án để tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Ở ta có cái lạ là Tòa án trong nhiều vụ việc không những không làm tròn chức năng là công tâm thực thi đúng pháp luật bắt nguyên đơn và bị đơn tâm phục khẩu phục mà lại xử không đúng người đúng việc đẩy bức xúc của người dân lên cao. Và trường hợp này là một ví dụ.

Trước tiên phải nói đến Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 5/5/2010 Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên Màu Nắng, địa chỉ tại 13/5A Đặng Tất, Vĩnh Phước, Nha Trang, giám đốc là ông TED NGUYEN (tức Nguyễn Quý Báu).

{keywords}
(Ảnh do gia đình cung cấp)

Ở ta văn bản pháp luật về việc thành lập công ty khá chặt chẽ thế mà khi công ty Màu nắng của ông Báu đăng ký thành lập người ta cũng không thèm kiểm tra xem cơ sở vật chất nhà xưởng của công ty ấy ra sao, ông Việt kiều ấy có đủ điều kiện thành lập công ty không…

Địa điểm kinh doanh của DN được quy định thống nhất theo Luật DN và các văn bản hướng dẫn thi hành sau đó, nghĩa là anh phải trình lên cơ quan chức năng địa điểm đặt doanh nghiệp. Người ta kiểm tra và đối chiếu pháp luật xem đã phù hợp chưa. Ngoài ra xuất phát từ đặc thù riêng biệt mà ở địa phương có thể có những hạn chế, hay những điều kiện nhất định mà DN ở đó phải tuân theo.

Ví dụ, gần đây Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đang cho lấy ý kiến một số sở, ngành liên quan trước khi trình UBND thành phố chính thức ban hành danh mục các tuyến đường, đoạn đường, thậm chí cả một khu vực tạm ngưng không cấp giấy chứng nhận ĐKKD các loại hình dịch vụ, thương mại tập trung đông người như siêu thị, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, trung tâm thương mại, trung tâm đào tạo…

Chặt chẽ là như vậy nhưng trên thực tế thì sao? Ông Việt kiều trên không có địa điểm kinh doanh, đặt lên địa điểm của người khác thế mà Sở cũng chẳng thèm quan tâm. Và khi đã cấp giấy phép rồi Doanh nghiệp hoạt động thế nào cũng cũng chẳng ai để ý.

Điều lạ là hồ sơ lưu tại Phòng ĐKKD cho thấy ông Nguyễn Quý Báu không có hộ khẩu tại địa chỉ đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh và không có hợp đồng thuê trụ sở tại địa chỉ này, cũng không hề có văn bản xác nhận nào của chính quyền nơi doanh nghiệp Màu Nắng đăng ký trụ sở.

Thực chất, doanh nghiệp Màu Nắng không hoạt động tại trụ sở đăng ký như trên và hai ngày sau khi có giấy phép (ngày 07/5/2010), DN Màu Nắng lại khéo léo lập tờ trình xin thay đổi ngày kinh doanh với lý do: vì hoàn cảnh gia đình không thuận lợi và gửi Tờ trình này tới Chi cục thuế TP.Nha Trang.

Thành lập công ty không phải để kinh doanh mà chủ yếu ông Báu hướng đến một việc khác nói thẳng ra là tranh giành đất với người em. Nhưng chính quyền không cần quan tâm đến việc ông có sản xuất kinh doanh gì không mà chỉ cần có công ty. Và có công ty là phải chạy đến Sở ...

Sở cũng không biết được rằng trước đó, ngày 12/4/2010 ông Nguyễn Quý Báu đã nộp đơn khởi kiện người em kế mình là ông Nguyễn Trung Tâm tại TAND tỉnh Khánh Hòa và trong đơn này ông Báu nói mình có đầu tư về Việt Nam và có đủ điều kiện để được hưởng di sản bằng hiện vật (nhà, đất) ở Việt Nam. Và cái nơi ông đòi kiện lại chính là trụ sở của công ty mà ông vừa đăng ký tại Sở Kế hoạch Đầu tư.

Vậy là khi có tư cách pháp nhân như tên công ty con dấu, mã số thuế…chỉ mỗi mục đích chứng minh là có đầu tư vào Việt Nam để tiến hành kiện đòi chia đất thừa kế.

Chỉ tới khi ra tòa sơ thẩm ông Tâm mới biết việc ông Báu lấy địa chỉ nhà mình xin thành lập Doanh nghiệp Màu Nắng để trước tòa có bằng cớ về việc có đầu tư, làm ăn tại Việt Nam.

Ông Trần Hùng Dũng phường sở tại cũng không biết có cái công ty Màu Nắng trên địa bàn do ông quản lý. Trưởng công an phường cũng đành lắc đầu chịu chẳng biết cái công ty này ngang dọc thế nào.

Sự việc quá rõ như ban ngày thế nhưng Tòa án cũng không đi vào tình tiết này.

Bức xúc về vấn đề trên ông Tâm đã gửi đơn khiếu nại lên Sở KHĐT tỉnh Khánh Hòa. Trước khiếu nại của ông, ngày 17/2/2011 PĐKKD Sở KHĐT tỉnh Khánh Hòa đã có thông báo số 07/PĐKKD-TP thông báo: về việc vi phạm Luật Doanh nghiệp của DN Màu Nắng. Nội dung của thông báo khẳng định: Doanh nghiệp đã vi phạm điểm a, khoản 2, điều 165 Luật doanh nghiệp: nội dung kê khai về trụ sở chính của công ty là giả mạo, trụ sở chính không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp; DN Màu Nắng không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ ngày 05/05/2010 đến nay…Yêu cầu giám đốc doanh nghiệp Màu Nắng sau 10 ngày làm việc phải giải trình, nếu quá hẹn sẽ thu hồi giấy phép ĐKKD và đăng ký thuế theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, mãi tới ngày 01/3/2011, ông Báu mới từ Mỹ gửi văn bản giải trình tới PĐKKD,lập luận rằng, doanh nghiệp đã gửi Tờ trình xin thay đổi ngày hoạt động kinh doanh tới Chi cục thuế TP.Nha Trang do vậy không vi phạm việc không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 6 tháng.

“Ông Báu đã tính toán từ trước, do vậy Tờ trình xin thay đổi ngày hoạt động này được gửi thẳng tới Chi cục Thuế chứ không phải gửi cho Phòng ĐKKD. Điều này cho thấy việc lập doanh nghiệp tại Việt Nam của ông Báu không phải để kinh doanh mà nhằm mục đích khác”, Và rồi Sở cũng chẳng có quyết định rút giấy phép kinh doanh.

Vậy nhưng không hiểu sao, cả hai cấp xét xử đều cho rằng việt kiều Nguyễn Quý Báu đã nhập quốc tịch Mỹ nhưng chưa mất Quốc tịch Việt Nam. Ông Báu “đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nên đã áp dụng Luật Đất đai năm 2003 và Luật nhà ở năm 2005 để chấp nhận quyền yêu cầu chia di sản thừa kế cho ông Báu bằng hiện vật?

Chuyện như đùa nhưng lại xẩy ra. Để xem hai cấp tòa xử án thế nào mà dẫn tới khiếu nại kéo dài. Hãy xem tiếp phần sau.

Ban Bạn Đọc

Đón đọc bài 3: Những kết luận “trời ơi” của Tòa và hậu quả.