- Tôi cũng giống bạn, hay nói cười vui vẻ cả ngày, còn bạn tôi thì ít nói nhưng rất hay giận.
TIN BÀI KHÁC
Bạn Hương Ly thân mến, đọc chia sẻ của bạn Nịnh chồng bằng “chuyện ấy” mà vẫn không hết giận, tôi thấy chồng bạn bị bệnh “giận”. Bệnh này rất khó chữa. Chỉ có thể là bạn sống chung với nó hoặc giải tán thôi.
Nếu sống chung tôi có mấy cách này bạn thử áp dụng may ra sẽ được như tôi.
Chúng tôi làm ngành du lịch, cả 2 đều quê ở xa. Về thành phố chung sống thuê chung nhà cùng ở. Tôi ở cùng với một người bạn, người này rất tốt. Sống đúng mực, ít nói và biết tôn trọng người khác. Là đàn ông nhất là khi chúng tôi đi làm kinh tế chỉ cần thế là đủ.
Nhưng cuộc sống thì không phải là lúc nào cũng êm trôi. Tôi cũng giống bạn, hay nói cười vui vẻ cả ngày, còn bạn tôi thì ít nói nhưng rất hay giận. Có khi bạn ấy im lặng đến ghê người mấy ngày liền và không trả lời những câu hỏi của tôi. Tôi không hiểu vì sao và cũng không biết làm gì để bạn ấy vui trở lại. Cứ thế đến khi nào bạn ấy thích nói chuyện lại thì nghĩa là bạn ấy đã ok. Lắm lúc tôi nghĩ mình nên đổi chỗ khác để ở nhưng nghĩ lại lại thấy những đức tính tốt của con người này tôi lại thôi.
(ảnh minh họa) |
Cho đến khi bạn ấy lấy vợ, vợ bạn ấy biết tôi là người sống chung với bạn ấy từ mấy năm trước nên thi thoảng cũng nhắn tin tâm sự với tôi. Và những lần vợ chồng có điều gì không lành vợ bạn ấy cũng phàn nàn với tôi. Vợ bạn ấy cũng nhận ra cái sự hờn giận vô cớ của bạn ấy và cũng khổ tâm như bạn vậy. Chỉ được phép vui chứ không được quyền giận hờn, ngược lại luôn phải chấp nhận chuyện hờn giận vô cớ của ông chồng.
Tôi mách vợ bạn ấy như thế này. Vì tôi đã chung sống với bạn ấy và khá hiểu về người này nên tôi làm như sau:
Phương pháp thứ nhất: Làm như mình không hề biết chuyện giận hờn đó. Và coi như nó không hề có. Phải tỏ ra thật vô tư và giả vờ chơi với con, đùa vui rồi bảo con chạy đến bên bố nó, rồi mình tạo ra những niềm vui mang tính gắn kết... chỉ cần anh ta nhếch mép cười là bạn đã thắng rồi.
Phương pháp thứ 2: Sống chung với nó. Gặp lúc bão về mình tìm cách chống bão bằng cách hỏi han, động viên kịp thời. Có thể do áp lực công việc tại cơ quan, hoặc có thể do chính công việc của bạn làm mà thành những hờn giận vô cớ. Anh ta không thể hỏi: Hôm nay cô đi đâu hoặc cuộc điện thoại vừa rồi cô gọi cho ai mà vui thế…Vì cả hai là người có học thì những gì vô cớ chưa tỏ tường sẽ không bao giờ bộc lộ ngay để mình thấy được.
Phương pháp thứ 3: Bạn hãy tỏ ra quyết liệt một vài lần. Nghĩa là nếu anh ấy lên cơn bạn cũng giận mạnh mẽ hơn, lâu hơn. Cho dù anh ấy có làm lành thì bạn cũng không nghe ngay mà phải chiến tranh lạnh vài ngày nữa mới thôi. Phương án này hơi mạo hiểm nên bạn nhớ chỉ im lặng thôi đừng lên tiếng, đề phòng quá lửa. Bạn nên chuận bị ít thuốc để đầu giường giả vờ ốm nhưng không được quan tâm. Và bạn có thể cắt hậu cần vài bữa vì lý do sức khoẻ không thể phục vụ được xem phản ứng thế nào.
Vợ của anh bạn tôi đều thành công với mấy phương án này đấy. Tôi nghĩ bạn đã từng làm nhiều cách nhưng cũng có thể bạn chưa từng làm một trong những cách tôi vừa mách.
Chúc bạn hạnh phúc và thành công!
Bạn đọc có thể chia sẻ tâm sự của mình về các vấn đề gặp phải trong cuộc sống cho chuyên mục Chuyện chung, chuyện riêng. Bài viết gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn.