-  Khi tôi gởi đơn xin ly hôn đơn phương thì toà án huyện không chịu nhận hồ sơ của tôi với lý do không có chữ ký của vợ.

Phần tôi cũng bỏ đi xa xứ, một mình nuôi con và giờ cháu đã lớn, vợ không có chu cấp gì hết. Khi tôi liên hệ với vợ thông qua người thân bên vợ thì cô ta có ý trốn tránh và không chịu ký tên ly hôn, khi tôi đề nghị cô ta về sống chung lại thì cô ta cũng không về.

Xin hỏi luật sư trường hợp của tôi giải quyết như thế nào?

TIN BÀI KHÁC

Luật sư tư vấn:
{keywords}
(ảnh minh họa)

Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào Đơn xin ly hôn. Theo điều 91- LHNGĐ 2000: Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

Quyền ly hôn được quy định tại Điều 85- LHNGĐ 2000: 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Như vậy, Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Việc Tòa án không nhận hồ sơ là không đúng với quy định của Luật HNGĐ về quyền ly hôn của vợ hoặc chồng.

- Căn cứ cho ly hôn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 LHNGĐ, được hướng dẫn tại Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được, như:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

- Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cho con: Theo điều 36- LHNGĐ 2000, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ ngang nhau trong nuôi dưỡng và chăm sóc con cái.

Trường hợp của anh, chưa ly hôn nên nghĩa vụ chăm sóc con cái là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Vợ chồng anh nên có sự thỏa thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái để con cái phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình và công dân có ích cho xã hội.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).